làm việc nghỉ ngơi của Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai
Thưa các cô chú và các bác, cháu có nguyện vọng được tìm hiểu về thực trạng điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng, cháu thiết kế bảng hỏi này để lấy ý kiến về thực trạng điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi tại Chi nhánh. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp ích rất nhiều cho chuyên đề thực tập của cháu, mong các cô các bác giúp đỡ. Mỗi câu hỏi sau sẽ có các câu trả lời, các cô các bác sẽ đánh dấu vào câu trả lời nào cho là đúng.
1. Lãnh đạo trực tiếp có quan tâm đối với các cô, các bác không?
□ Có. □ Không.
2. Trong hoạt động có thường hay xảy ra mâu thuẫn giữa các nhân viên không?
□ Hay xảy ra. □ Ít khi xảy ra. □ Không bao giờ. 3. Trong thực trạng điều kiện lao động hiện nay, các cô, các bác có hài lòng khác không?
□ Có. □ Không.
4. Các cô, các bác đánh giá mối quan hệ giữa các nhân viên thế nào?
□ Tốt. □ Bình thường. □ Xấu.
5. Độ dài thời gian làm việc, nghỉ ngơi có kích thích khả năng làm việc của các cô, các bác hay không?
□ Có. □ Không.
6. Không gian thẩm mỹ có tạo cảm giác giám căng thẳng cho các cô, các bác hay không?
□ Có. □ Không.
7. Trong tập thể cô bác muốn cộng tác cũng ai?
8. Cô, bác đánh giá thế nào về người nhân viên đó?
9. Một số ý kiến để nâng cao bầu không khí lao động và làm việc nghỉ ngơi cho các nhân viên trong Chi nhánh?
Sau khi phỏng vấn 10 nhân viên trong Chi nhánh, cả 10 người đều cho ý kiến tốt với thực trạng không khí lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi trong Chi nhánh. Kết luận, thực trạng điều kiện lao động và làm việc nghỉ ngơi của Chi nhánh được thực hiện khá tốt, đáp ứng được yêu cầu kích thích động lực làm việc cho các công nhân viên toàn Chi nhánh. II.2.4. Thực trạng kích thích vật chất và tinh thần.
Việc kích thích vật chất và tinh thần có tác dụng níu giứ người tài, điều đó được thể hiện bằng tiền lương, các khuyến khích, và các phúc lợi xã hội.
* Về vấn đề tiền lương: Công thức tính tiền lương của Chi nhánh như sau:
Chi lương hàng tháng: Hàng tháng chi lương 2 kỳ vào ngày 15 và 30 hàng tháng. Căn cứ vào số liệu tạm trích của phòng Kế toán Tài chính
Chi nhánh thực hiện tạm tính lương hàng tháng cho cán bộ với lương cơ bản và lương kinh doanh tuỳ theo các năm. Chẳng hạn đối với năm 2005 lương cơ bản là 290000Đ/1 hệ số và lương kinh doanh là 180000Đ/1 hệ số .
Việc tính lương theo 2 kỳ được thực hiện như sau: Kỳ I :
• Lương kỳ I của CBCNV = [ Tổng hệ số lương cơ bản ( trừ P/cấp độc hại) x Mức lương tối thiểu + Tổng hệ số lương KD ( trừ P/cấp độc hại) x Mức lương KD ] x Ngày công LĐ thực tế K1 : Ngày công chế độ cả tháng.
Kỳ II :
• Lương được hưởng CBCNV = [ Tổng hệ số lương cơ bản ( trừ P/cấp độc hại) x Mức lương tối thiểu + Tổng hệ số lương KD ( trừ P/cấp độc hại) x Mức lương KD ] x Ngày công LĐ thực tế K1 : Ngày công chế độ cả tháng + [ Hệ số P/cấp độc hại CB x Mức lương tối thiểu + Hệ số P/cấp độc hại KD x Mức lương KD ] x Ngày công độc hại thực tế cả tháng : Ngày công chế độ cả tháng.
• Lương thực lĩnh của CBCNV = Lương được hưởng của CBCNV - 6% BHXH + YT ( tính theo mức lương CB đóng BH ) - 1% quỹ công đoàn ( tính theo lương được hưởng của CBCNV ) .
• Lương kỳ II của CBCNV = Lương thực lĩnh của CBCNV + Lương kỳ I của CBCNV.
Chi lương, thưởng nhân dịp Lễ tết: Khi Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển lương thưởng trong dịp lễ Tết, Chi nhánh thực hiện chi theo quy định của Công văn.
Bên trên là cách thức xác định lương cho các nhân viên của Chi nhánh trong Chi nhánh. Việc xác định như trên là hoàn toàn hợp lý đã tính đến lương tối thiểu của Nhà nước quy định, lương kinh doanh riêng đối với Chi nhánh, và các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội cần thiết. Cách thức tính lương như trên không những đã đáp ứng được những nhu cầu cần thiết tối thiều để nuôi sống bản thân và gia đình cho các nhân viên, hơn nữa còn đáp ứng nâng cao được nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình.
Phương pháp xác định điểm định lượng để tính lương cho từng nhân viên trong Chi nhánh. Việc xác định này sẽ giúp cho việc tính lương một cách chính xác, xác định được các cá nhân xuất sắc để có những phần thưởng, và những cá nhân yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc để có những kế hoạch đào tạo phát triển, hoặc thuyên chuyển sang các công việc khác phù hợp hơn. Sau đây là cách thức cho điểm được áp dụng tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng.
• Xác định điểm định lượng của một số phòng ban. Trong đề tài này tôi xin nghiên cứu thang điểm của phòng khách hàng 1, và phòng khách hàng 2, phòng tiền tệ kho quỹ và cuối cùng là phòng thông tin điện toán.
Đối với các phòng:
Vốn huy động đối với khách hàng có quan hệ tín dụng và bảo lãnh do Phòng phục vụ tăng 10% so với cùng kỳ ( tính số cuối kỳ ) chấm 10 đ, cứ tăng hoặc giảm 1% so 10 % cộng trừ 1 đ, cộng trừ không quá 5 đ.
Đạt 95% trở lên chỉ tiêu kế hoạch dư nợ + Bảo lãnh năm chấm 25 đ, cứ tăng hoặc giảm 1% so 95% cộng trừ 1đ, không quá 20 đ.
Nợ quan hệ + 25% nợ cơ cấu lại + 30% nợ đã xử lý rủi ro 10% so với dư nợ nội bảng ( năm 2007 là 5% năm 2008 trở đi là 3% vào cuối năm ) chấm 25 đ, cứ tăng, giảm 0.2% so quy định thì cộng trừ 1đ, trừ đến hết điểm, cộng không quá 10 đ.
Thu nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro đạt 95 – 100% kế hoạch được 20đ. Cứ giảm 1% so 95% trừ 1đ, vượt 2% so kế hoạch cộng 1đ, cộng trừ không quá 15đ, kế hoạch quý nếu không giao thì căn cứ kế hoạch năm chia 4 để xác định.
2. Phòng tiền tệ kho quỹ.
Kiểm đếm nhanh, chính xác, kịp thời số tiền khách hàng, các Teller, các điểm giao dịch nộp trong ngày, đảm bảo chính xác để đóng cửa Chi nhánh chậm nhất sau 2h 30 phút ( trừ sự cố khách quan ) kể từ khi kết thúc giờ giao dịch với khách hàng chấm 25đ. Sai sót chậm trễ tuỳ mức độ trừ từ 1 – 5 đ/ lỗi.
Chi, ứng tiền kịp thời theo yêu cầu chấm 25đ. Chậm trễ tuỳ hậu quả sẽ xem xét trừ từ 1 – 10 đ / lần.
An toàn kho quỹ chấm 30 đ. Nếu nhầm lẫn dẫn đến thừa, thiếu tiền trừ 1đ/ lần. Thiếu tiền do thiếu tờ trong thếp, bó tiền trừ 2đ /lần. Nếu để xảy ra mất an toàn, ngoài việc phải chịu xử lý theo các quy định hiện
hành còn phải trừ điểm, tuỳ mức độ có thể trừ từ 5 - hết số điểm quy định.
3. Phòng thông tin điện toán.
Các nhiệm vụ của phòng nếu hoàn thành tốt sẽ được chấm theo điểm sau:
+ Quản trị duy trì hệ thống các ứng dụng: 20 đ.
+ Quản trị duy trì hệ thống mạng và hệ thống thiết bị CNTT : 20 đ. + Truyền nhận thông tin và tổng hợp kết xuất báo cáo: 20 đ.
+ Lưu trữ: 10 đ.
+ Cập nhật, triển khai các ứng dụng mới và các công việc đột xuất khác được giao: 10 đ.
Nếu vì nguyên nhân chủ quan mà các nhiệm vụ trên không hoàn thành sẽ tuỳ theo lỗi mà trừ từ 1 đến 5 đ/ lỗi. Nếu gây thiệt hại trừ từ 5 đến 10 đ tuỳ theo mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ.
* Đối với cá nhân.
• Thủ kho tiền: 80 đ.
+ Thực hiện việc xuất nhập khẩu tiền, tài sản phải chính xác, kịp thời đầy đủ đúng lệnh của cấp có thẩm quyền, chứng từ kế toán hợp lệ: 15 đ.
Điểm trừ: Xuất nhập tiền, tài sản chưa có lệnh của cấp có thẩm quyền trừ 5 đ/ 1 lần.
Chứng từ kế toán không hợp lệ trừ 0,5 đ/ lần.
+ Quản lý chìa khoá cửa kho tiền, các két, tủ sắt, chìa khoá giao kho đúng chế độ, tuyệt đối an toàn: 10 đ.
Quản lý không đúng quy định,đúng chế độ trừ 1 đ / lần. + Vào ra kho đúng quy định, đúng chế độ: 15 đ.
Điểm trừ: Nếu không thực hiện đúng quy trình vào ra kho trừ 1 đ/ lần.
+ Giám sát việc niêm phong tiền, tài sản trước khi nhập kho: 10 đ. Điểm trừ: Tiền tài sản niêm phong gửi kho nếu không giám sát trừ 1 đ/ lần.
+ Mở sổ sách kho quỹ đầy đủ, theo dõi tiền tài sản trong kho chính xác ghi chép đầy đủ rõ ràng: 10 đ.
Điểm trừ: Thiếu 1 loại sổ sách trừ 1 đ.
Tiền tài sản không khớp đúng giữa thực tế, sổ sách kế toán, sổ kho trừ 1 đ/ lần của 1 loại tài sản.
Ghi chép sổ sách không đầy đủ, không rõ ràng, không chính xác trừ 0,5 đ / lần.
+ Sắp xếp tiền, tài sản trong kho gọn gàng, khoa học, vệ sinh: 5 đ. Điểm trừ: Sắp xếp không gọn gàng thiếu khoa học trừ: 0,5 đ. Vệ sinh trong kho không gọn gẽ để mối xông chuột cắn trừ : 2 đ. + Thực hiện kiểm quỹ cuối ngày, kiểm kê cuối tháng: 5 đ.
Điểm trừ: Nếu không thực hiện trừ 0,5 đ/ lần. + Báo cáo nghiệp vụ kho quỹ: 5 đ.
Điểm trừ: Không gửi báo cáo trừ 0,5 đ/ báo cáo. Gửi chậm trừ 0,5 đ / báo cáo.
Báo cáo sai trừ 0,5 đ / báo cáo.
+ Giao nhận tiền nội bộ đúng quy trình 5 đ. Điểm trừ: Sai 1 quy trình trừ 0,5 đ/ lần.
• Cán bộ theo dõi nhân sự: 80 đ.
- Thực hiện công tác diễn biến nhân sự trong đơn vị: 25 đ.
+ Theo dõi đầy đủ sự thay đổi nhân sự trong cơ quan( Bổ nhiệm, tuyển dụng, nâng lương … ) để lưu hồ sơ cán bộ: 15 đ.
+ Theo dõi tăng giảm lao động trong cơ quan, phòng tổ: 10 đ. - Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội: 25 đ.
+ Thực hiện các thủ tục, chế độ đối với các đồng chí cán bộ CNV nghỉ hưu: 5 đ.
+ Viết sổ BHXH, sổ lao động đối với CBCNV ( những diễn biến thay đổi ): 10 đ.
+ Thực hiện tốt công tác thu chi BHXH hàng quý, năm với BHXH: 10 đ. - Thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức đối với CBCNV toàn chi nhánh: 10 đ.
- Thực hiện các loại báo cáo gửi cấp trên và các loại báo cáo phát sinh tiền gửi Phòng lao động và BHXH: 5 đ.
- Thực hiện công tác phát sinh khi được phân công: 15 đ.