0
Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tư của tỉnh 1 Mặt được:

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH HÀ TÂY (Trang 28 -31 )

- Quy mô vốn đầu tư: 16 dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng (tương đương 19,5 triệu USD), chiếm 70% tổng số dự án; 7 dự án có

4. Đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tư của tỉnh 1 Mặt được:

4.1. Mặt được:

Sau sự kiện Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tây đã có nghị quyết 14 và kế hoạch số 59 KH/TU ngày 4/6/2005 về tổ chức đợt sinh hoạt kiển điểm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về môi trường đầu tư, khắc phục những điểm yếu, quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đổi mới nhận thức coi thu hút đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển và hội nhập, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư ở đây là: đề ra và quyết tâm thực hiện đúng “ Quy định về một số chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn Hà Tây” để tạo động lực cho đầu tư phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Quyết tâm thực hiện tốt quy định về cơ chế “một cửa” đối với các dự án đầu tư, trong đó quy định rõ trình tự, thời gian, cơ quan giải quyết các thủ tục hành chính theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, minh bạch, đơn giản, thuận tiện, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư. Quy định và áp dụng các chế tài mạnh, sử lý các vi phạm từ phía cơ quan công quyền làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Tăng cường hiệu quả và tính pháp chế của công

dân, chính quyền địa phương sự hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi về kinh tế, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ về mặt pháp lý, áp dụng công nghệ thong tin hiện đại, tạo lập các kênh thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ việc tìm hiểu, tra cứu của các nhà đầu tư muốn tìm cơ hội đầu tư tại tỉnh Hà Tây.

Đặc biệt để tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư trong phát triển kinh tế, đồng thời đưa công tác này trở thành một trong những công tác trọng tâm và mang tính chuyên nghiệp, ngày 31/5/2005, chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định số 608 QD – UB thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch đầu tư Tỉnh.

Việc ban hành nghị quyết 14, kế hoạch số 59 KH/TU, thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư và những chính sách đổi mới, cải thiện môi trường đầu tư của Hà Tây là những quyết định sáng suốt và là những giải pháp mang tính đột phá của ban thường vụ tỉnh ủy và lãnh đạo tỉnh Hà Tây. Kế quả là năm 2006 Hà Tây đã vươn lên đứng ở vị trí thứ 3 cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là các dự án thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn như: dự án khu chung cư quốc tế booyoung với số vốn đầu tư đăng ký 171 triệu USD và dự án xây dựng làng việt kiều Châu Âu TSQ, vốn đầu tư đăng ký là 59.2 triệu USD.

Cho đến nay, Hà Tây vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tạo dựng và quảng bá hình ảnh về môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và lành mạnh để thu hút đầu tư vào tỉnh. Cụ thể, trong lộ trình cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính. Sở Kế Hoạch Đầu tư đã phối hợp với các ngành lien quan soạn thảo văn bản và ban hành quy chế mới về tiếp nhận, cấp phép các dự án đầu tư với mục đích giảm các phiền hà, rút ngắn thời gian xuống còn một nửa so với quy trình trước. Hiện nay, tỉnh Hà Tây thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” tại sở kế hoạch đầu tư. Văn phòng này có trách nhiệm tiếp nhận, giái quyết công việc của 3

ngành: kế hoạch đầu tư, công an, thuế, giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh. Kết quả cho thấy, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2007, Hà Tây đã thu hút được 45 dự án đầu tư với tổng số vốn là 6.644 tỷ đồng nhiều hơn cả năm 2006, khẳng định chủ trương cải thiện môi trường đầu tư gắn với thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính của địa phương là đúng đắn.

Về công tác đào tạo nguồn nhân lực: Tỉnh Hà Tây cũng chủ trương thúc đẩy đầu tư cho giáo dục nhằm từng bước tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho việc phát triển kinh tế và hội nhập.

4.2. Mặt hạn chế.

Có được kết quả thu hút đầu tư nêu trên trước hết là do lãnh đạo tỉnh Hà Tây, các sở, ngành, địa phương lien quan đã rất chú trọng đến vai trò của vốn và công tác thu hút đầu tư; tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng như xây dựng cơ sở hà tầng: đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc; đổi mới cơ chế chính sách theo hướng đầu tư vào tỉnh Hà Tây được hưởng quyền lợi cao nhất và đóng góp nghĩa vụ thấp nhất theo quy định hiện hành của pháp luật; công tác cải cách thủ tục hành chính được đề cao và tập trung thực hiện khẩn trương; công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư đã được quan tâm, chỉ đạo đúng hướng nên đã được một số kết quả về phát triển sản xuất, tạo thêm nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động,

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế trong thu hút đầu tư ở tỉnh như sau:

- Năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư – kinh doanh của tỉnh đã được cải thiện hơn so với trước, tuy vậy so với yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập,

còn chưa cao và chưa ổn định. Theo kết quả của PCL – chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2007, Hà Tây đứng thứ 41 trong 64 tỉnh, năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình.

- Tiềm năng và lợi thế về phát triển sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư của tỉnh là rất lớn. Tuy nhiên, do môi trường kinh doanh còn có một số mặt chưa hấp dẫn, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm, nên kết quả thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài mặc dù đã đạt mức tăng trưởng tương đối cao, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương.

- Số dự án đăng ký nhiều nhưng dự án triển khai ít. Phần lớn dự án chiển khai chậm, do nhiều nguyên nhân cả về phía tỉnh và phía nhà đầu tư, chẳng hạn như dự án sân gôn của công ty TNHH DK End tại Chương Mỹ (lý do chính là do chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, nhân dân khiếu kiện); dự án khu chung cư quốc tế Booyoung (lý do chính là cơ sở hạ tầng khu thực hiện dự án không đáp ứng được chỉ tiêu quy hoạch cho dự án)…

- hiệu quả kinh tế do các dự án trên mạng lại chưa cao; tỷ trọng đóng góp nguồn thu ngân sách và thu nhập cho người lao động còn thấp, chưa tương xứng với sự quan tâm, tập trung chỉ đạo và chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH HÀ TÂY (Trang 28 -31 )

×