Kiến ngghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Trang 65 - 66)

5. Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước

3.3.2Kiến ngghị đối với ngân hàng nhà nước

* Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước cần thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại một cách trung thực và khách quan. Từ đó có các đánh giá về tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng như những khả năng xảy ra rủi ro của các ngân hàng. Dựa vào đó các ngân hàng nhanh chóng có các biện pháp để ngăn chặn rủi ro xảy ra.

Bên cạnh đó, để công tác thanh tra, kiểm tra đạt kêt quả tốt ngân hàng nhà nước cần có một đội ngũ thanh tra viên giỏi, có năng lực, trình độ nghiệp vụ đảm bảo việc đánh giá chính xác và có chất lượng.

• Hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh

Hiện nay tại Việt Nam, các văn bản luật về nghiệp vụ bảo lãnh rất ít chỉ có quyết định 283/2000/QĐ- NHNN ngày 11/4/2000 về việc sửa đổi một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng. Đây là

văn bản luật mới nhất do ngân hàng nhà nước ban hành và hiện đang có hiệu lực tại Việt Nam về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Ngoài ra, cũng có một số văn bản pháp lí khác đề cập đến nghiệp vụ bảo lãnh như luật các Tổ chức tín dụng nhưng còn rất sơ sài và chưa cụ thể hoá. Với số lượng văn bản như vậy không đủ để điều chỉnh được hết các tình huống phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh, điều này sẽ gây ra nhiều lỗ hổng trong luật. Do đó làm cho nghiệp vụ bảo lãnh chứa đựng nhiều rủi ro mà bản thân các ngân hàng không thể kiểm soát được. Chính vì vậy, Ngân

hàng nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ bảo lãnh cũng như các văn bản liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ bảo lãnh phát triển.

- Về mức phí bảo lãnh

Theo Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN ngày 11/4/2000 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế bảo lãnh thì mức phí bảo lãnh áp dụng cho các ngân hàng thương mại là: tối đa 2%/ năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh và tối thiểu 300.000đ.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh vì vậy phí bảo lãnh phải bù đắp được chi phí và mang lại thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy mức phí bảo lãnh có thể do ngân hàng và khách hàng cùng nhau thoả thuận. Ngân hàng Nhà nước có thể không cần quy định mức phí bảo lãnh tối đa và tối thiểu mà cần tạo điều kiện để các ngân hàng áp dụng mức phí bảo lãnh mềm dẻo, linh hoạt với từng đối tượng khách hàng. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng cũng không thể đặt mức phí quá cao vì sẽ không thu hút được khách hàng.

- Về loại hình bảo lãnh

Theo quyết định số 283/2000/ QĐ-NHNN ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế bảo lãnh thì loại hình bảo lãnh áp dụng cho các ngân hàng thương mại còn rất hạn chế. Ngân hàng Nhà nước nên sửa đổi, bổ sung quyết định này, quy định thêm một số loại bảo lãnh khác đã xuất hiện trên thế giới như: Bảo lãnh giao hàng khi thiếu chứng từ sở hữu, Bảo lãnh hải quan, bảo lãnh hối phiếu,…

Việc sửa đổi, bổ sung thêm một số loại hình bảo lãnh mới từ phía Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại quốc tế và các ngân hàng mở rộng hoạt động bảo lãnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội (Trang 65 - 66)