Thực trạng giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NỘI DUNG KHUNG TIÊU CHÍ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN 2015 (Trang 45 - 48)

- Tiêu chí xác định vùng khó khăn Vị trí địa lý của xã ở xa trung tâm kinh tế xã hội, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó khăn Môi trường xã

2.2 Thực trạng giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Đặc điểm chung của giáo dục - đào tạo Thái Nguyên

Với các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội nói trên, giáo dục và đào tạo Thái Nguyên có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù, có sự chênh lệch về nhu cầu cũng như điểu kiện phát triển giáo dục và đào tạo giữa Thành phố, thị xã với các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn. Mặc dù

vậy, với sự nỗ lực, quyết tâm cao trong những năm vừa qua, ngành giáo dục và đào tạo Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, quy mô trường, lớp, số người đi học ở các cấp học, ngành học đều tăng, đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng và chuẩn hóa về chất lượng. Công tác xã hội hóa giáo dục có bước phát triển, hệ thống các trường ngoài công lập tăng nhanh. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp có sự đổi mới, từng bước gắn kết việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các ngành kinh tế và thị trường sức lao động. Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục bình quân hàng năm đ ạt trên 30% tổng chi thường xuyên của các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh, tỷ lệ nguồn thu xã hội hóa giáo dục đạt trên 15% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, trước cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho giáo dục và đào tạo Thái Nguyên những yêu cầu và nhiệm vụ mang tính thực tiễn. Đó là:

Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo một cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đưa các nội dung giáo dục về tự nhiên, lịch sử con người quê hương Thái Nguyên vào chương trình gi ảng dạy ngoại khóa ở các cấp học.

Tăng cường quản lý Nhà nư ớc về giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, quản lý chặt chẽ các loại hình đào tạo, cấp văn bằng, chứng chỉ. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm các yêu cầu về chuẩn giáo dục và đào tạo. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tiếp tục huy động các nguồn vốn để phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành mục tiêu kiên cố hóa các phòng học, trường học trong phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên cao tầng hóa các trường học ở những nơi khó khăn về mặt bằng xây dựng. Nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia lên 40% vào cuối năm 2010.

Tập trung đầu tư có trọng điểm vào lĩnh v ực giáo dục và đào tạo, phát triển các cơ sở ngoài công lập, chuyển một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập. Từng bước, khuyến khích, mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu và thu hút đầu tư liên kết với nước ngoài đảm bảo phù hợp với điều kiện của tỉnh và tăng thêm nguồn lực phát triển giáo dục. Huy động, thực hiện các nguồn lực, dự án hợp tác quốc tế để trang bị, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông, đặc biệt ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Đẩy mạnh xã hội hóa về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Củng cố và hiện đại hóa cơ sở vật chất các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hiện có theo hướng tập trung quy mô lớn vào một số đầu mối. Phát triển mạnh các dịch vụ giáo dục và đào tạo, phấn đấu để Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc. Có chính sách để khuyến khích các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, trình đ ộ tiên tiến đầu tư, liên kết trong lĩnh v ực giáo dục và đào tạo của tỉnh đặc biệt định hướng xây dựng các trường quốc tế và các cơ sở giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực, tạo ra thị trường lao động có trình đ ộ kỹ thuật mới, áp dụng công nghệ tiên tiến trong lao động, sản xuất.

2.2.2 Hiện trạng giáo dục phổ thông vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi có 8 dân tộc bao gồm Kinh, Tày, Nùng, Cao lan, Sán Chí, Sán Dìu, Dao, H’Mông. Đông nhất là dân tộc kinh chiếm 75,4%. Sau đó là dân tộc Tày chiếm 10,7%. Thái Nguyên có 7 huyện, một

thành phố, một thị xã với tổng số 180 xã phường trong đó có 106 xã vùng cao và niền núi nằm ở các huyện Võ Nhai, Đ ịnh Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ

- Về phát phát triển quy mô: Đến nay 100% các xã vùng cao, miền núi vùng đặc biệt khó khăn có trường Tiểu học, Trung học cơ sở, và các huyện đã có ít nhất 01 trường trường trung học phổ thông. Đáng lưu ý là đã có 2 huy ện có trường phổ thông dân tộc nội trú bậc Trung học cơ sở (Võ Nhai, Định Hóa)

Trong đó:

+ Tiểu học có: 134 trường /226 trường với tổng số 54.362 hs/ 77.133 hs + THCS có: 90 trường /179 trường với tổng số 51390 hs /73.161 hs. + THPT có: 11 trường /30 trường với tổng số 22.504 hs /39.354hs

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NỘI DUNG KHUNG TIÊU CHÍ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÙNG KHÓ KHĂN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN 2015 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)