Các biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở TRƯỜNG THPT TÂN YÊN 2 - TỈNH BẮC GIANG (Trang 61 - 63)

Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi biện pháp mang lại những hiệu quả khác nhau, sự phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình là sự phối hợp cơ bản nhất và cũng có tính hiệu quả nhất so với những sự phối hợp khác nhƣ sự phối hợp giữa nhà trƣờng và xã hội vì một lẽ cơ bản học sinh chỉ có một nửa thời gian trong ngày học tập tại trƣờng, còn lại thời gian học sinh sống và hoạt động tại gia đình và xã hội. Bảng 6 dƣới đây là kết quả điều tra nhận thức của các đối tƣợng khảo sát về các biện pháp phối hợp giữa gia đình với nhà trƣờng và hiệu quả của chúng mang lại.

Bảng 6: Các biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng

TT Các biện pháp

Ý kiến đánh giá

Hiệu quả Ít hiệu quả hiệu quả Không

1 Họp phụ huynh học sinh hàng năm 71.7 18.3 10 2 Giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi gia

đình học sinh 68.3 20.0 11.7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 4 Nhà trƣờng mời cha mẹ học sinh

đến trƣờng khi cần thiết 66.7 23.3 10.0

5 Trao đổi qua hội phụ huynh học

sinh để GDĐĐ 35.0 51.7 13.3

6 Hội thảo về GDĐĐ 15.0 60.0 25.0

7 Nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt 13.0 58.3 28.7 8 GDĐĐ cho học sinh cá biệt 11.6 56.7 31.7 9 Trao đổi qua thƣ từ, điện thoại 10.0 60.0 30.0

10 Các hình thức khác 8.3 58.3 33.4

Sự phản ánh của cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý cho thấy: Biện pháp họp phụ huynh học sinh hàng năm đƣợc đánh giá cao nhất (71.7%). Cuộc họp phụ huynh hàng năm, hàng kì thƣờng là rất quan trọng. Qua cuộc họp này cha mẹ học sinh hiểu tình hình học tập của con em họ và nắm bắt đƣợc chủ chƣơng chính sách của nhà trƣờng. Nhƣng qua cuộc họp này phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh chƣa hẳn đã là quan trọng nhất vì thời gian có hạn nên giáo viên thƣờng chỉ nói đƣợc tình hình học tập chung của lớp và những học sinh nổi bật hoặc học sinh cá biệt trong một lần họp phụ huynh thƣờng kì. Để việc phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả đòi hỏi cần phải có thời gian hơn và cần có sự theo dõi phối hợp thƣờng xuyên hơn, nếu chỉ thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm thì biện pháp này chƣa toàn diện và đạt hiệu quả cao.

Trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhà trƣờng đã rất chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhân thức cho cán bộ giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức học sinh. Trên cơ sở đó làm chuyển biến nhận thức và hành động của giáo viên. Biện pháp giáo viên chủ nhiệm đến gia đình học sinh thăm hỏi và trao đổi với gia đình về việc học tập của học sinh đƣợc đánh giá là hiệu quả thứ hai (68.3%). Tiếp theo là nhà trƣờng mời phụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 huynh đến khi cần thiết đƣợc đánh giá là hiệu quả thứ ba (66.7%). Ghi sổ liên lạc đƣợc đánh giá là hiệu quả thứ tƣ (65.0%).

Những biện pháp đƣợc đánh giá là ít hiệu quả nhất là: biện pháp về hội thảo giáo dục đạo đức (60.0%) số ngƣời đƣợc hỏi cho là ít có hiệu quả. Trao đổi qua thƣ từ, điện thoại (60.0%), giáo dục đạo đức học sinh cá biệt (56.7%), các hình thức khác (58.3%), nêu gƣơng ngƣời tốt việc tốt (58.3%). Thực tế cho thấy đây cũng là những biện pháp quan trọng nhằm huy động nhiều hình thức, nhiều yếu tố trong xã hội tham gia vào giáo dục đạo đức cho học sinh.

Từ kết quả trên cho thấy những biện pháp đƣợc đánh giá là rất đúng, rất cần thiết và cần đƣợc phát huy. Đây là những biện pháp trao đổi trực tiếp giữa cha mẹ học sinh và nhà trƣờng mà ngƣời đại diện là giáo viên chủ nhiệm lớp thƣờng mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Từ những vấn đề trên đặt ra cho chúng ta phải xem xét một cách nghiêm túc để tìm ra cơ chế thích hợp cho sự phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình, sao cho những biện pháp đƣa ra là tối ƣu và có kết quả tốt đẹp nhất, mà trong các biện pháp cần phải chú ý đến nâng cao vai trò, năng lực công tác của của giáo viên chủ nhiệm lớp.

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ở TRƯỜNG THPT TÂN YÊN 2 - TỈNH BẮC GIANG (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)