Đặc điểm của hoạt động dạy nghề

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ DẠY HỌC TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI (Trang 33 - 34)

1.4.1.1. Đặc điểm chung của dạy nghề

Dạy lý thuyết nghề và dạy thực hành nghề trong đào tạo nghề có cùng một mục đích, nhƣng lại có những nhiệm vụ khác nhau. Dạy học thực hành nghề thể hiện sự khác biệt chính ở những điểm sau:

+ Trong dạy thực hành nghề có mối liên hệ trực tiếp với thực tiễn sản xuất, trong khi đó dạy lý thuyết nghề có mối liên hệ gián tiếp với sản xuất.

+ Trong dạy thực hành đơn vị thời gian là ngày, học ở nơi đào tạo nghề nhƣ: Xƣởng thực hành, hoặc phân xƣởng sản xuất ngoài xí nghiệp hoặc ở phòng học thực nghiệm. Nhƣng trong dạy lý thuyết thời gian là tiết học ở lớp hoặc ở phòng học.

+ Trong dạy thực hành nghề, số lƣợng học sinh nghề rất khác nhau (thƣờng có từ 15 đến 25 học sinh cho mỗi ca). Trong dạy lý thuyết nghề thì số lƣợng học sinh lớn hơn (thƣờng từ 30 đến 50 học sinh) và không thay đổi trong toàn bộ thời gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Trong dạy thực hành nghề trên cơ sở của lao động thực tế trong sản xuất mà tự tổ chức nơi làm việc, vị trí đứng máy, các quy định về an toàn, về bảo hộ lao động phức tạp hơn trong dạy lý thuyết nghề.

+ Lao động sƣ phạm của giáo viên và lao động học tập của học sinh trong dạy học thực hành nghề không đơn thuần là lao động trí óc mà còn có tính chất thể chất rõ rệt, đòi hỏi nỗ lực thể chất lớn hơn khi dạy học lý thuyết.

1.4.1.2. Tính chất xã hội của dạy nghề

Quá trình dạy học trong đào tạo nghề có liên hệ chặt chẽ với quá trình lao động xã hội. Đây là một vấn đề cơ bản trong đào tạo nghề nghiệp ngƣời giáo viên dạy thực hành phải nghiên cứu một cách nghiêm túc, bởi vì chính thông qua lao động thực tiễn đã rút ra để rồi xây dựng mục đích và nhiệm vụ của dạy học thực hành nghề.

+ Trong đào tạo thực hành nghề tính chất của sự lĩnh hội nhận thức của học sinh đã từng bƣớc chuyển biến từ hoạt động có tính chất học tập thuần tuý sang tính chất học tập lao động rồi đến tính chất lao động-học tập và cuối cùng trong giai đoạn thực tập ở vị trí ngƣời công nhân hoạt động của học sinh hầu nhƣ hoàn toàn mang tính chất lao động. Trong đào tạo nghề, nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trƣờng gắn liền với xã hội” thể hiện rất rõ nét, đồng thời cũng có điều kiện khách quan thuận lợi để thực hiện một cách triệt để.

+ Trong dạy học thực hành nghề lao động học tập có tính chất phân hoá cao do sự đa dạng phong phú của các yêu cầu đặc trƣng của hàng trăm nghề đào tạo khác nhau của các loại hình và con đƣờng đào tạo khác nhau.

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ DẠY HỌC TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI (Trang 33 - 34)