Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng làm các bài tập nâng cao về văn học sử

Một phần của tài liệu Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 (Trang 43 - 50)

7. Bố cục luận văn

2.3.Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng làm các bài tập nâng cao về văn học sử

sử trong SGK Ngữ văn 10.

Trong SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao), sau mỗi văn bản văn học sử đều có một bài tập nâng cao. Thầy cô giáo hướng dẫn HS cách làm, để HS tự tìm kiếm tư liệu, tự suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề được nêu ra ở bài tập. Biện pháp này sẽ góp phần rất tích cực vào việc hình thành và phát triển năng lực tự học cho thế hệ trẻ.

2.3.1. Bài tập nâng cao trong SGK Ngữ văn 10 (bộ nâng cao) gồm có: - Bài 1: Văn học dân gian có tác động quan trọng đối với văn học viết. Để chứng minh phần nào cho tác động ấy, anh (chị) hãy tìm và phân tích ba trường hợp trong “Truyện Kiều” mà Nguyễn Du đã vận dụng thành ngữ một cách tài tình. (tập 1 – trang 14).

- Bài 2: Tại sao trong tiến trình văn học Việt Nam, bộ phận văn học dân gian ra đời sớm hơn bộ phận văn học viết và sau đó vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển cho tới ngày nay? (tập 1 – trang 27).

- Bài 3: Trình bày mối quan hệ giữa lịch sử xã hội với lịch sử văn học trung đại Việt Nam? (tập 1 – trang 151).

- Bài 4: Qua các bài đã học về “Truyện Kiều” và tác giả Nguyễn Du, hãy nêu những đặc điểm về chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ? (tập 2 – trang 159).

2.3.2. Hướng dẫn HS làm bài tập 1: * Yêu cầu của bài tập:

- Tìm ba câu thành ngữ trong “Truyện Kiều”

- Phân tích rõ sự tài tình của Nguyễn Du trong việc sử dụng thành ngữ. - Từ đó thấy được văn học dân gian có tác động quan trọng đến văn học viết. * Để đạt được ba yêu cầu trên, HS cần phải:

- Tìm kiếm tư liệu để hiểu rõ khái niệm thành ngữ.

- Đọc “Truyện Kiều” để tìm ra những câu thơ có sử dụng thành ngữ. - Phân tích rõ tài tình của Nguyễn Du khi sử dụng thành ngữ.

* Kết quả cần đạt được:

- Khái niệm thành ngữ: “Thành ngữ là một cụm từ trơn tru, quen thuộc, được dùng trong câu nói thông thường cũng như được dùng trong tục ngữ, ca dao, dân ca. Thí dụ: “áo rách, quần manh”, “Ăn trắng, mặc trơn”, “Ăn trên, ngồi trốc”, “Dốt đặc cán mai”, “Cá bể, chim ngàn”, “Bụng đói, cật rét”...” [44,39]

“Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật hoặc để chỉ tính chất, hành động. Thí dụ: “Hai sương một nắng”, “Cơm hàng cháo chợ”, “Cày sâu cuốc bẫm”...” [16, 47]

Trong cuốn “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX”, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc viết: “Nguyễn Du sử dụng rất nhiều tục ngữ và thành ngữ... kết cấu của tục ngữ, thành ngữ “chặt chẽ như nắm đấm”, điều đó quy định cách sử dụng nó trong tác phẩm, thường là dùng liền một khối. Trong “Truyện Kiều” có trường hợp Nguyễn Du cũng dùng như vậy mà câu thơ văn vẫn uyển chuyển:

Ra tuồng mèo mả gà đồng

Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào Bề ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong nham hiểm giết người không dao. Ở đây tai vách mạch rừng

Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi.

Nhưng nhiều trường hợp, nhà thơ thường tách tục ngữ, thành ngữ ra từng bộ phận và xen vào những yếu tố phụ, hoặc để nhấn mạnh nghĩa của thành ngữ, tục ngữ, hoặc để cho nó phù hợp với vần điệu của câu thơ:

Nàng rằng non nước ra khơi Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm

(Thành ngữ được sử dụng ở đây là “trong ấm, ngoài êm”) Một nhà sum họp trúc mai

Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông (Thành ngữ được sử dụng là “tình sông, nghĩa bể”)

Vẻ vui bởi tại lòng này Hay là khổ tận đến ngày cam lai

(Thành ngữ được sử dụng là “Khổ tận cam lai”) Nghĩ là bưng kín miệng bình

Nào ai có khảo mà mình lại xưng (Thành ngữ được sử dụng là “Ai khảo mà xưng”)

Những là e ấp dùng dằng Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi

(Thành ngữ được sử dụng ở đây là “Rút dây động rừng”) [26, 430]

*Ví dụ trên cho ta thấy rõ tác động quan trọng của văn học dân gian đến văn học viết.

2.3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập 2:

*Yêu cầu của bài tập: giải thích vì sao trong tiến trình văn học Việt Nam, bộ phận văn học dân gian ra đời sớm hơn bộ phận văn học viết và sau đó vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển cho đến ngày nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, yêu cầu của bài tập này là đòi hỏi HS phải động não suy nghĩ để lí giải vấn đề. Phải suy nghĩ từ đặc trưng của văn học dân gian đến nhu cầu biểu hiện và nhu cầu thưởng thức của tầng lớp bình dân.

* Kết quả cần đạt là sự lí giải đúng đắn về hai khía cạnh lớn của vấn đề được nêu ra:

- Tại sao trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, bộ phận văn học dân gian có trước bộ phận văn học viết?

- Tại sao sau đó, khi đã có văn học viết, văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết?

Văn học dân gian là những sáng tác của quần chúng lao động, ra đời từ rất xưa. Lúc bấy giờ chưa hề có chữ viết, người bình dân muốn giãi bày tâm trạng, tình cảm, tư tưởng của mình nên họ sáng tác ra thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ... Tất cả đều được lưu truyền bằng miệng.

Đến khi xã hội phân hóa thành giai cấp, mặc dù chữ viết đã ra đời, người bình dân lại càng có nhu cầu bày tỏ nỗi niềm hoặc chống lại cái xấu, cái ác nên văn học dân gian vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay. Đó chính là nguyên nhân xã hội khiến cho văn học dân gian ra đời rất sớm so với văn học viết và

đến khi văn học viết có rồi, văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển. Đó chính là nhu cầu biểu hiện ý thức cộng đồng, nhu cầu sáng tạo tập thể của quần chúng nhân dân lao động.

Trong cuộc sống hàng ngày đầy những khó khăn nhọc nhằn nhưng người lao động vẫn vui sống, họ có nhu cầu sáng tác và thưởng thức văn học bằng phương thức truyền miệng vì truyền miệng thì lan truyền dễ dàng phổ biến và rộng rãi hơn là văn học viết. Đây chính là nguyên nhân văn hóa – nghệ thuật của hiện tượng văn học dân gian ra đời sớm hơn văn học viết và khi có văn học viết vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mãi mãi.

Ở những thời kì xã hội có giai cấp và chưa có chữ viết thì nhu cầu sáng tác văn học dân gian của người bình dân là tất yếu. Đến thời kì xã hội có chữ viết rồi, thậm chí cả ngày nay, xã hội đã phát triển ở trình độ văn minh, hiện đại thì quần chúng nhân dân vẫn có nhu cầu sáng tác văn thơ bằng truyền miệng. Họ thường sáng tác văn thơ truyền miệng để phê phán, chế giễu những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện đại. Bởi thế, văn học dân gian sẽ không ngừng tồn tại.

2.3.4. Hướng dẫn HS làm bài tập 3:

* Yêu cầu của bài tập này là làm rõ mối quan hệ giữa lịch sử xã hội với lịch sử văn học trung đại Việt Nam.

Chỉ có thể làm sáng tỏ vấn đề đó khi nắm được những nét dặc thù của lịch sử xã hội Việt Nam trong 10 thế kỉ dưới chế độ phong kiến và những nét đặc thù của văn học ra đời và phát triển trong xã hội ấy. Đồng thời cũng phải thấy được sự tác động qua lại giữa xã hội với văn học và văn học với xã hội.

* Kết quả cần đạt được là lí giải rõ hai khía cạnh trên:

- Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được gọi là văn học trung đại. Văn học trung đại Việt Nam ra đời cùng với sự ra đời của quốc

gia Đại Việt (thế kỉ X) và phát triển trong suốt mười thế kỉ dưới chế độ phong kiến.

Dựa vào bản thân sự phát triển và thành tựu của chính văn học trung đại Việt Nam, người ta chia làm 4 giai đoạn:

+ Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV + Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII

+ Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX + Nửa cuối thế kỉ XIX

Ở mỗi giai đoạn đó có mối quan hệ chặt chẽ giữa lịch sử xã hội với lịch sử văn học.

- Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

+ Về lịch sử xã hội: sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, nhà nước phong kiến Việt Nam được thành lập với các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần. Sau một nghìn năm Bắc thuộc, ông cha ta giành lại được độc lập, xây dựng quốc gia thống nhất và chống giặc ngoại xâm (quân Tống, quân Mông – Nguyên).

+ Về văn học: đây là giai đoạn đặt nền móng cho văn học Việt Nam. Về văn tự, ông cha ta đã sử dụng chữ Hán cổ (văn ngôn) đọc theo âm Hán – Việt. Về thể loại, tiếp thu các thể loại văn học của Trung Hoa để biểu đạt tinh thần của người Việt (hịch, cáo, chiếu, biểu, văn bia, tựa, sử, kí...)

Các sự kiện lịch sử trọng đại ở giai đoạn này đều được văn học ghi lại chân thật và sinh động: “Thiên đô chiếu” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn... Các áng văn này đã có tác động mạnh đến xã hội. Ông cha ta dùng các thể văn xuôi bằng chữ Hán để viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam...

“Việt điện U Linh” của Lí tế Xuyên, “Lĩnh Nam chích quái lục” của Trần Thế Pháp, “Đại Việt sử kí” của Lê Văn Hưu... Ông cha cũng tiếp thu các thể thơ, phú của Trung Hoa để biểu hiện tâm tư, tình cảm của người Việt: “Thuật hoài”

của Phạm Ngũ Lão, “Cảm hoài” của Đặng Dung, “Quốc tộ” của Pháp Thuận,

“Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu...

- Văn học Việt Nam từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII

+ Về lịch sử xã hội: sau chiến thắng giặc Minh, triều Lê đã thiết lập và đưa chế dộ phong kiến Việt Nam đến đỉnh cao cực thịnh (nửa cuối thế kỉ XV). Sau 100 năm tồn tại (1427 - 1527) nhà Lê suy thoái. Nội chiến Lê – Mạc xảy ra, rồi nội chiến Đàng Trong - Đàng Ngoài...

+ Về văn học: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển, có nhiều thành tựu: “Bình Ngô đại cáo”, “Quân trung từ mệnh tập” của Nguyễn Trãi, “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông, “Truyền kì mạn lục”

của Nguyễn Dữ, “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi, “Bạch Vân quốc ngữ thi tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung văn thơ giai đoạn này thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa lịch sử xã hội và lịch sử văn học: từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca (ở thời kì xã hội thịnh trị) chuyển đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến (ở thời kì xã hội suy thoái về đạo đức).

- Ở hai giai đoạn sau, mối quan hệ giữa lịch sử xã hội với lịch sử văn học càng thể hiện rõ ràng hơn...

2.3.5. Hướng dẫn HS làm bài tập 4:

* Bài tập 4 yêu cầu nêu rõ đặc điểm về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua “Truyện Kiều” (các bài đã học).

Như vậy, HS phải tự học phần “Tri thức đọc – hiểu” về “chủ nghĩa nhân đạo” để nắm chắc khái niệm đó và tự đọc lại bài tác giả Nguyễn Du, các bài về

“Truyện Kiều” thì mới có thể giải quyết được vấn đề nêu ra trong bài tập 4. * Với bài tập này, sau khi tự học, HS chỉ cần nói lại được những kiến thức cơ bản sau đây (từ SGK Ngữ văn 10):

- Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng lấy con người làm gốc, tôn trọng, đề cao giá trị con người, giải phóng cá tính và bảo vệ quyền lợi con người.

Trong văn học, thuật ngữ “chủ nghĩa nhân đạo” dùng để chỉ nội dung đề cao con người, bênh vực con người, giải phóng cá tính con người.

- Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du gồm các nội dung:

+ Nguyễn Du luôn thông cảm, thương xót sâu sắc đối với mọi kiếp người bất hạnh, thống khổ, oan trái trong xã hội (“Văn tế thập loại chúng sinh”, “Độc Tiểu Thanh kí”...). Đặc biệt ông thông cảm, thương xót những người phụ nữ bất hạnh như Thúy Kiều, Tiểu Thanh:

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

(Truyện Kiều) Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang

(Độc Tiểu Thanh kí)

+ Ông khẳng định quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc, quyền báo ân trả oán của con người. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du ca ngợi các mối tình Kim – Kiều, Kiều – Thúc Sinh, Kiều – Từ Hải, ca ngợi việc Kiều báo ân, báo oán...

+ Ông lên án mạnh mẽ các hiện tượng bất công, các thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống của con người. “Truyện Kiều” đã tố cáo mọi thế lực đen tối trong xã hội phong kiến: từ bọn sai nha, quan xử kiện, bọn chủ chứa lầu xanh... cho đến “quan tổng đốc trọng thần”... Bọn chúng hiện lên trong Truyện Kiều là một lũ ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người.

Một phần của tài liệu Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 (Trang 43 - 50)