Thực trạng trường, lớp, học sinh THPT

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Cà Mau (Trang 32 - 37)

2.2.1.1. Về quy mô trường, lớp

Từ năm học 2003-2004 đến nay, quy mô trường lớp THPT tỉnh Cà Mau tiếp tục được mở rộng ở cả địa bàn thành phố và các huyện. Năm học 2007-2008 toàn tỉnh có 27 trường THPT với tổng số 634 lớp (bảng 2.2).

Trong 27 trường THPT của tỉnh Cà Mau hiện nay, có 6 trường gồm hai cấp học (THCS, THPT), 1 trường có cả ba cấp học (tiểu học, THCS, THPT) và 1 trường thuộc loại hình tư thục (trường THPT Chu Văn An) mới được thành lập từ năm học 2007-2008 (phụ lục 1).

Bảng 2.2: Quy mô trường lớp THPT tỉnh Cà Mau (Từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008) Trường Lớp Tổng số Thành phố Huyện Tổng số Thành phố Huyện 2003-2004 23 7 16 551 227 324 2004-2005 23 7 16 579 232 347 2005-2006 23 7 16 608 236 372 2006-2007 26 7 19 630 234 396 2007-2008 27 8 19 634 238 396

(Nguồn: Sở GD&ĐT Cà Mau) Tính đến đầu năm học 2006-2007, mạng lưới trường THPT của tỉnh đã được hình thành đều khắp ở tất cả 8 huyện thuộc địa bàn nông thôn. Ngoài thành phố Cà Mau - trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh, tập trung 8 trường THPT, ở các huyện gồm: huyện Trần Văn Thời có 4 trường; huyện Thới Bình, Cái Nước, Đầm Dơi mỗi huyện có 3 trường; huyện U Minh và Phú Tân mỗi huyện có 2 trường; riêng huyện Năm Căn và Ngọc Hiển (được tách ra từ huyện Năm Căn) là 2 huyện vùng sâu ở cực Nam tổ quốc cách trung tâm tỉnh xa nhất, mỗi huyện mới chỉ có 1 trường THPT.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ lớp THPT theo địa bàn năm học 2007-2008

(1: thành phố; 2: nông thôn)

Năm học 2007-2008, về số lớp THPT riêng thành phố Cà Mau đã có 238 lớp chiếm đến 37,5% (Biểu đồ 2.1), còn huyện Ngọc Hiển với trường THPT Viên An có 7 lớp chỉ chiếm 1,1% tổng số lớp THPT trong toàn tỉnh (phụ lục 1).

2.2.1.2. Về học sinh

Năm học 2007-2008 tổng số HS THPT tỉnh Cà Mau là 27.999 gồm 10894 HS lớp 10 (244 lớp); 8811 HS lớp 11 (200 lớp) và 8294 HS lớp 12 (190 lớp); tương ứng với số lớp ở từng địa bàn thành phố và nông thôn, số HS THPT phát triển khá đều đặn và được phân bố ổn định qua các năm học. Bình quân HS trên lớp (HS/lớp) ở địa bàn thành phố luôn cao hơn ở địa bàn nông thôn và vượt quy định (quá 45 HS/lớp) của Bộ GD&ĐT qua nhiều năm liên tiếp (bảng 2.3)

Bảng 2.3: Số lượng học sinh THPT tỉnh Cà Mau

(Từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008)

Học sinh Bình quân HS/lớp Năm học

Tổng số Thành phố Huyện Toàn tỉnh Thành phố Huyện

2003-2004 25144 10552 14592 45,6 46,5 45,0 2004-2005 27020 11231 15789 46,7 48,4 45,5 2005-2006 29408 12574 16834 48,4 53,3 45,3 2006-2007 29710 11787 17923 47,2 50,4 45,3 2007-2008 27999 11620 16379 42,2 48,8 41,4

(Nguồn: Sở GD&ĐT Cà Mau) Từ năm học 2003-2004 đến 2006-2007 số lượng HS THPT của tỉnh hàng năm đều tăng: tăng nhiều nhất là 2388 HS (năm học 2005-2006) và tăng ít nhất là 302 HS (năm học 2006- 2007). Tuy nhiên, đến năm học 2007-2008 số lượng HS THPT đã giảm đều ở cả địa bàn nông thôn và thành phố (giảm 1711 HS so với năm học 2006-2007). Thống kê số liệu của Sở GD&ĐT Cà Mau cho thấy từ năm học 2000-2001 số HS tiểu học giảm đáng kể (giảm 9577 HS so với năm học 1999-2000). Tiếp đó, đến năm học 2005-2006 số HS THCS cũng giảm dần (giảm 4916 HS so với năm học 2004-2005). Điều này dẫn đến việc số HS THPT bắt đầu có chiều hướng giảm từ năm học 2007-2008 như đã nêu trên (phụ lục 2).

Về số lượng HS THPT phân bố theo địa bàn, tương ứng với số lớp, năm học 2007-2008 riêng thành phố Cà Mau tỷ lệ HS đã chiếm đến 41,5% HS THPT cả tỉnh. Trong 5 năm học gần đây, tỷ lệ HS THPT khu vực thành phố luôn xấp xỉ từ 40% trở lên so với tổng số HS THPT toàn tỉnh. Năm học 2005-2006 tỷ lệ này đạt mức cao nhất là 42,75%, trong khi tổng số HS 8 huyện nông thôn (với 83,4% dân số) chỉ chiếm 57,25% HS THPT. Điều này cũng cho thấy hiện tượng HS chuyển từ địa bàn nông thôn ra thành phố học THPT đã trở thành xu thế phổ biến và khá mạnh mẽ trong những năm qua (Sơđồ 2.2a và 2.2b).

- Về tình hình HS phổ thông tỉnh Cà Mau giảm liên tục ở nhiều cấp học từ năm 2000 đến nay, chủ yếu có nguyên nhân từ kết quả của các cuộc vận động thực hiện chính sách dân số- kế hoạch hóa gia đình vào những năm 90 thế kỷ trước. Mặt khác, thực trạng này một phần còn do số lượng HS bỏ học khá cao: năm học 2000-2001 cấp tiểu học bỏ học 7519 HS (4,17%); năm học 2005-2006 cấp THCS bỏ học 5080 HS (6,44%). Đây cũng là nguyên nhân của hiện tượng số lượng HS THPT đang giảm hiện nay và kéo theo đó là nhu cầu về phát triển số lượng GV THPT sắp tới không cao. Điều này sẽ là cơ sở quan trọng để tập trung phát triển đội ngũ theo hướng chuẩn hóa và nhất là nâng chuẩn cho đội ngũ GV THPT.

- Về chất lượng học sinh

Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục (hạnh kiểm và học lực) của HS THPT từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008 được nêu ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Thống kê chất lượng học sinh THPT tỉnh Cà Mau

(Từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008) Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Năm học Tốt Khá Trung bình Yếu Không xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Không xếp loại 2003- 2004 45,29 45,06 9,11 0,53 1,70 17,54 46,14 32,22 2,31 0,08 2004- 2005 47,76 42,96 8,73 0,52 0,02 2,18 19,21 47,64 28,96 1,95 0,08 2005- 2006 49,15 42,82 7,57 0,44 0,01 2,31 19,96 47,22 28,30 2,13 0,09 2006- 2007 52,68 40,03 6,89 0,40 1,74 17,54 47,77 31,30 1,64 2007- 2008 55,61 37,30 6,62 0,46 1,83 17,32 47,91 30,48 2,37 0,01

Thống kê chất lượng các mặt giáo dục ở bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ HS THPT đạt từ trung bình chưa có sự phát triển rõ rệt. Trong 5 năm học gần đây, tỉ lệ HS đạt từ trung bình trở lên về hạnh kiểm chiếm từ 99,46% đến 99,60%; về học lực tỷ lệ HS đạt từ trung bình trở lên 5 năm qua lần lượt là 65,38%; 69,03%; 69,49%; 67,05%; 67,06%. Nếu chỉ tính tỷ lệ HS đạt loại học lực khá và giỏi tương ứng qua các năm:19,24%; 21,39%; 22,27%; 19,28% và 19,15% thì rõ ràng sự chuyển biến tích cực về chất lượng học tập của HS THPT nói chung còn nhiều hạn chế. (Biểu đồ 2.3)

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ học lực học sinh THPT khá và giỏi, trung bình trở lên

(từ năm 2004 đến năm 2008)

Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải đẩy mạnh hơn nữa các yếu tố thúc đẩy nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo HS mà một trong các yếu tố hết sức quan trọng là công tác phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT.

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề cần phân tích là tình hình HS THPT bỏ học, lưu ban. Ngoại trừ số HS giảm nhiều chủ yếu do bỏ học, những kết quả về chất lượng giáo dục đã có sự phù hợp nhất định so với tỷ lệ HS lưu ban, tốt nghiệp THPT hàng năm. Có thể nhận thấy vấn đề này qua bảng 2.5.

Bảng 2.5: Tỷ lệ học sinh THPT bỏ học, lưu ban, tốt nghiệp

(Từ năm học 2003-2004 đến năm học 2007-2008) Năm học Tỷ lệ HS bỏ học (%) Tỷ lệ HS lưu ban (%) Tỷ lệ HS tốt nghiệp (%) 2003-2004 7,33 71,21 2004-2005 6,30 4,58 68,41 2005-2006 6,66 3,61 82,42 2006-2007 7,10 3,38 78,09 2007-2008 6,72 3,95 84,44

(Nguồn: Sở GD&ĐT Cà Mau)

Liên quan đến vấn đề chất lượng và hiệu quả đào tạo, năm học 2007-2008 tỷ lệ HS tốt nghiệp đạt 84,44%, tỷ lệ lưu ban là 3,95% và bỏ học là 6,72% được ngành GD&ĐT đánh giá là thực chất. Mặc dù vậy tỷ lệ lưu ban, bỏ học nêu trên vẫn là một thách thức lớn của cấp THPT. Thực trạng này đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục phải tăng cường các biện pháp để giải quyết vấn đề, trong đó cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nâng cao chất lượng đội ngũ GV nhằm giảm dần tỷ lệ HS lưu ban, tăng tỷ lệ HS tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Cà Mau (Trang 32 - 37)