1. Trồng trọt
2.3.3. Phát triển công nghiệp nông thôn và ngành nghề truyền thống trong nông thôn Thái Nguyên
nông thôn Thái Nguyên
2.3.3.1. Phát triển công nghiệp nông thôn
Cùng với sự phát triển chung kinh tế trong tỉnh những năm qua công nghiệp nông thôn phát triển có bước đột phá. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công nghiệp diễn ra nhanh chóng trên tất cả các ngành nghề, sản phẩm và các thành phần kinh tế.
Khu vực công nghiệp ngoài Nhà nước mà chủ yếu công nghiệp tập trung ở các vùng nông thôn phát triển khá mạnh mẽ, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 26,77%/năm trong giai đoạn 2001-2007. Năm 2007, giá trị sản xuất đạt 2,599 tỷ đồng, so với mục tiêu kế hoạch vượt 91,9%, bằng 60,9% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Đây vẫn là khu vực duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và có giá trị sản xuất lớn nhất so với các khu vực khác trong sự phát triển kinh tế của tỉnh những năm qua. Đạt được mức tăng trưởng này là do số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh ở các vùng nông thôn tăng nhanh, tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế của tỉnh, nhất là từ khi Luật doanh nghiệp được ban hành có hiệu lực. Đến tháng 6/2006 toàn tỉnh đã có 1.573 doanh nghiệp được cấp phép đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ 5.250 tỷ đồng, trong đó 70% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, bao gồm các loại hình hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Loại hình sản xuất nhiều nhất là hộ cá thể với gần 20 nghìn hộ.
Khu vực công nghiệp nhà nước địa phương cũng có bước tiến vượt bậc trong giai đoạn 1997-2000, với tốc độ tăng bình quân là 25,9%/năm, giai đoạn 2001-2004 đạt 53,9%/năm, riêng năm 2007 do các doanh nghiệp nhà nước địa phương chuyển sang cổ phần hóa nên số doanh nghiệp còn lại chỉ đạt giá trị sản xuất là 14,6 tỷ đồng. Các địa phương có mức tăng trưởng cao trên 30% như các huyện: Đại Từ, Phổ Yên , Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên. Đến tháng 6/2007 cơ bản các doanh nghiệp trong khu vực này đã thực hiện xong chương trình cổ phần hóa.
Cùng với sự phát triển công nghiệp khu vực nông thôn, đến nay trên địa bàn tỉnh đã triển khai quy hoạch và đầu tư xây dựng 5 khu công nghiệp tập trung với diện tích 2760ha. Đã có 179 dự án đã được cấp phép đầu tư trong đó có 132 dự án vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 7.600 tỷ đồng và 47 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 302 triệu USD. Tỷ lệ diện tích đất lấp đầy bình quân chung các khu công nghiệp đạt khoảng 60%. Đã có 77 dự án đi vào hoạt động thu hút 9.142 lao động. Ngoài ra trên địa bàn còn có 10 dự án FDI là 157,673 triệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
USD. Các khu công nghiệp tập trung là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng, nó cùng với công nghiệp khu vực nông thôn tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.
Có thể nhận định sự phát triển của công nghiệp khu vực ngoài nhà nước mà tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn Thái Nguyên những năm qua phát triển tích cực, năng động, đã đóng góp cho tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do vậy, kinh tế của tỉnh những năm qua tăng trưởng cao, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp.
2.3.3.2. Phát triển ngành nghề thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống, khu, cụm công nghiệp làng nghề mới
Hiện nay trên toàn tỉnh có 10 ngàn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, thu hút khoảng 24 ngìn lao động, giá trị sản xuất đạt khoảng 290 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm khoảng 1% so với tổng giá trị sản xuất trên địa bàn.
Trong khi đó hoạt động làng nghề của tỉnh còn yếu, một số làng nghề đã bị mai một. Tuy nhiên hiện có một số cụm nghề, làng nghề đang được khôi phục và phát triển, như làng nghề đan cót ở Trung Hội - Định Hóa (có 130 lao động), thị trấn Chùa Hang - Đồng Hỷ (có 68 lao động), làng nghề đan rổ rá ở Đồng Thịnh - Định Hóa (có 65 lao động), xã Tiên Phong - Phổ Yên (có 850 lao động), làng nghề đan rọ tôm xã Thượng Đình - Phú Bình (có 600 hộ), làng nghề sản xuất đường phên thuộc xã Dân Tiến - Tràng Xá - La Hiên - Võ Nhai (có 720 lao động), làng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Tân Phú - Phổ Yên, Úc Kỳ - Phú Bình, làng nghề chế biến mì sợi ở Đình Cả - Võ Nhai
(có 105 lao động), làng nghề chế biến miến dong xã Hóa Thượng - Đồng Hỷ (có 195 lao động), làng nghề thêu ren thị xã Sông Công (có 100 lao động).
Do sự phát triển chung của kinh tế trong tỉnh, ngành nghề ngoài nông nghiệp trong nông thôn cũng tăng lên. Số cụm công nghiệp, làng nghề tăng lên từ 58 làng năm 1998 lên 62 làng năm 2007 tăng 10,3%. Số làng nghề mới, phố nghề, xã nghề mới xuất hiện do sự lan tỏa của các làng nghề hiện có (hiện nay có thêm khoảng trên 40 làng có nghề mới), do đó số hộ chuyển sang làm nghề thủ công tăng lên. Theo báo cáo của Sở Công thương trong các làng nghề có 35.336
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hộ, trong đó có15.759 hộ chuyên làm nghề thủ công, chiếm 44,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề luôn chiếm từ 50 - 55% giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh và chiếm 33,9% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh
Cụm công nghiệp, làng nghề trong nông thôn đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho lao động đang dư thừa. Ngoài việc thu hút lao động tại chỗ (cả ngoài độ tuổi lao động) còn thu hút một lực lượng lao động từ nơi khác đến (đã hình thành chợ lao động trong các làng nghề) làm các khâu kỹ thuật phổ thông hoặc làm dịch vụ đầu vào, đầu ra. Cụm công nghiệp, làng nghề tạo ra và tăng thêm thu nhập cho dân cư nông thôn mà trực tiếp là cho người lao động và hộ ngành nghề. Thực tế ở Thái Nguyên cho thấy việc phát triển các ngành nghề đã tạo ra một nguồn thu nhập quan trong cho các hộ gia đình và lao động làm ngành nghề, tăng thêm nguồn thu nhập cao hơn các hộ thuần nông, nhất là các hộ trong các làng nghề. Bình quân thu nhập các hộ trong các làng nghề gấp từ 5-10 lần so các hộ thuần nông. Đây là chưa kể các hộ chuyên kinh doanh ngành nghề.
Nhờ công nghiệp làng nghề phát triển, các làng nghề, hộ nghề đã có nguồn vốn để đầu tư, cải thiện và tăng cường cơ sở hạ tầng như đường giao thông, xây dựng trường học, trạm xá, nhà văn hóa, điện nông thôn, xây dựng nhà ở kiên cố khang trang, đầu tư công nghệ máy móc phương tiện. Bên cạnh đó các làng nghề rất coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ nên chất lượng mẫu mã sản phẩm đã được nâng cao và cải tiến, vì vậy sản phẩm hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường, một số sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài, sản xuất được duy trì phát triển. Như vậy, việc đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và tăng cường quản lý vốn và tài sản, quản lý điều hành tổ chức sản xuất được các cơ sở sản xuất trong các làng nghề quan tâm và cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm trong cơ chế thị trường hiện nay. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu hút và tăng thu nhập cho người lao động trong nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiến bộ như: phát triển chuyên môn hóa lao động và sản phẩm; hình thành một số cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề theo quy hoạch, các cơ sở sản xuất kinh doanh tách khỏi khu dân cư nên có mặt bằng sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm gần đây việc phục hồi các làng nghề thủ công truyền thống, phát triển làng nghề mới, phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu được chú trọng đầu tư phát triển. Để phát huy thế mạnh cụm khu công nghiệp vừa và nhỏ cũng như làng nghề truyền thống, tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng hình thành và phát triển các cụm công nghiệp ở các làng nghề truyền thống. Sự phát triển này được coi là phù hợp với xu thế khách quan của phát triển công nghiệp và thủ công nghiệp ở nông thôn Thái Nguyên hiện nay. Một mặt nó không những giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn phù hợp với yêu cầu đô thị hóa nông thôn, tạo thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu hàng hóa. Bên cạnh đó các hình thức dịch vụ như thương mại, tín dụng, kỹ thuật nông nghiệp, vận tải, thông tin, văn hóa, giải trí…cũng được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn Thái Nguyên.
Đến nay, tỉnh đã quy hoạch và xây dựng 28 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp (industial clusters) làng nghề với tổng diện tích 654,1ha (trong đó có 21 khu và cụm công nghiệp đã có các cơ sở sản xuất đầu tư và đi vào hoạt động, 7 khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch và đang chuẩn bị đầu tư). Trong số 21 khu, cụm công nghiệp đã có 221 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã) và 527 hộ cá thể thuê đất với diện tích là 160ha trong tổng số 491,1ha đất quy hoạch. Tổng số vốn đăng ký là 2.067 tỷ đồng và 3 triệu USD trong đó đã đầu tư 1.617,1 tỷ đồng đạt 78,23% so với vốn đăng ký và thu hút 14.694 lao động làm việc trong các khu, cụm công nghiệp. Về hiệu quả đầu tư, chỉ tính riêng năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề, khu, cụm công nghiệp làng nghề đạt 2.260,65 tỷ đồng chiếm 55,37% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước và bằng 33,9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trên địa bàn, nộp ngân sách nhà nước 60,2 tỷ đồng, chiếm 65% tổng số thu từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hoạt động của các khu, cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề ở Thái Nguyên bước đầu đã phát huy tác dụng, sản xuất kinh doanh phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.