Tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 281 Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam (Trang 63 - 67)

DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

1.4.1. Công tác chuẩn bị

Tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý hay tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp khác nhau cho nên tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh phải được nghiên cứu và vận dụng sao cho phù hợp nhất. Khi tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản có thể chú ý một số điểm như:

Lựa chọn loại hình phân tích: Phân tích trước khi kinh doanh (quá trình phân tích này nhằm dự báo, dự đoán các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai, để cung cấp thông tin cho công tác xây dựng kế hoạch); hoặc phân tích trong quá trình kinh doanh (hình thức này thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên, nhằm điều chỉnh, và chấn chỉnh những sai lệch giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra); hay phân tích sau quá trình kinh doanh nhằm đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra và xác định rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó;

Xác định nội dung phân tích : Đa phần nội dung phân tích được thực hiện theo một trong hai khuynh hướng, khuynh hướng thứ nhất là phân tích toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh (tức là đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu nhằm làm rõ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét mối quan hệ và tác động ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích); khuynh hướng thứ hai là phân tích chuyên đề (nghĩa là tập trung phân tích một số nội dung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp cần quan tâm, làm rõ tiềm năng, thực chất của hoạt động kinh doanh để cải tiến và hoàn thiện từng bộ phận đó);

Xác định phạm vi phân tích : Tuỳ thuộc vào mục tiêu mong muốn đạt được mà phạm vi phân tích có thể là toàn ngành, toàn doanh nghiệp, hay từng khâu (thăm dò, khai thác và chế biến), hoặc từng phân xưởng, thị trường,... Việc khoanh vùng chính xác phạm vi phân tích sẽ là cơ sở để nhà phân tích lựa chọn và thu thập số liệu phân tích;

Thu thập, xử lý thông tin dùng làm căn cứ để phân tích: Tùy theo yêu cầu về nội dung, phạm vi phân tích mà tiến hành thu thập, xử lý tài liệu. Tài liệu dùng làm căn cứ để phân tích bao gồm: hệ thống các báo cáo tài chính, các tài liệu kế hoạch, định mức, dự toán; các tài liệu hạch toán của doanh nghiệp; các biên bản hội nghị, biên bản kiểm tra, xử lý;…

Trước khi tiến hành phân tích cần kiểm tra các tài liệu về tính hợp pháp, tính chính xác, tính hợp lý và mối liên hệ giữa các tài liệu. Việc sắp xếp, chọn lọc thông tin sử dụng trong quá trình phân tích là bước đi đầu tiên, quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của kết luận cuối cùng. Đây sẽ là dữ liệu cơ sở để tiến hành phân tích định tính và định lượng, tính toán các tỷ số, các chỉ tiêu, hệ thống hóa và tổng hợp các dạng vào bảng và đồ thị phân tích...

Xây dựng tiến độ thực hiện cho quá trình phân tích: Thời gian ấn định trong kế hoạch phân tích bao gồm cả thời gian chuẩn bị và thời gian tiến hành phân tích (thông thường họ tiến hành chia khoảng cho thời gian phân tích và tương ứng với từng khoảng thời gian xác định nhiệm vụ cụ thể cần phải được hoàn thành), làm được điều này sẽ tạo nên tính giám sát và tự kiểm tra khi thực hiện.

1.4.2. Tổ chức thực hiện phân tích

Trên cơ sở công tác chuẩn bị trong giai đoạn lập kế hoạch phân tích về nội dung và phương pháp phân tích đã đề ra, dựa trên các thông tin và số liệu đã thu thập thì quy trình xử lý số liệu được thực hiện qua 3 công việc cụ thể, bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách so sánh chỉ tiêu trên tổng thể kết hợp với so sánh theo từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu, từ đó đánh giá khái quát kết quả, xu hướng phát triển và mối liên hệ giữa các mặt hoạt động của doanh nghiệp;

- Phân tích hiệu quả kinh doanh thông qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố với đối tượng được phân tích thông qua việc vận dụng phương pháp thích hợp để xác định chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với đối tượng phân tích.

- Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra kết luận về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đây thực chất là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản được chắt lọc từ quá trình phân tích. Báo cáo phải bao gồm các kết luận về ưu điểm cũng như khuyết điểm chủ yếu trong công tác điều hành và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời phải chỉ rõ được các nguyên nhân cơ bản đã và đang tác động tích cực hay tiêu cực đến các hoạt động kinh tế; cuối cùng là những biện pháp cần thiết để cải tiến công tác cũng như động viên, hay khai thác những khả năng tiềm tàng còn chưa được tính đến trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những kết quả của phân tích thể hiện ở việc đánh giá rõ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, dự đoán và dự báo tiềm năng, triển vọng tương lai trên cơ sở phân tích những số liệu quá khứ. Kết quả của quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ có cơ sở giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý điều chỉnh ở giác độ chiều sâu của vấn đề nghiên cứu. Một kết quả phân tích chính xác sẽ là một trong những căn cứ trọng yếu để đưa đến một quyết định hợp lý và hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp.

1.4.3. Kết thúc phân tích

Đây là bước cuối cùng của tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Nội dung cụ thể của bước này được thể hiện bằng văn bản báo cáo

về kết quả, những yếu tố làm tăng giảm cũng như nguyên nhân tác động đến đối tượng nghiên cứu sau một kỳ phân tích.

Tóm lại, hoạt động trong cơ chế của kinh tế thị trường - mở cửa, áp lực cạnh tranh sẽ tạo ra những thách thức cũng như động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. Chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập cũng có nghĩa doanh nghiệp phải có năng lực kinh doanh thực sự, hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam nói riêng là một đòi hỏi bức thiết đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, nhà cung cấp,… nhằm hướng doanh nghiệp quan tâm khai thác tiềm năng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng tích luỹ, mở rộng sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế.

Trong chương 1 này, tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản, các tiêu chí tổng quát, chi tiết về hiệu quả và phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam nói riêng. Các chỉ tiêu phân tích và các phương pháp phân tích được tác giả hệ thống hoá nhằm tạo lập công cụ cho việc phân tích, đánh giá có cơ sở lý luận khoa học. Trên cơ nội dung cơ sở lý luận của chương 1, luận án chuyển sang nghiên cứu thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác sa khoáng Titan Việt Nam trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG

Một phần của tài liệu 281 Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)