Minh, lực lƣợng chính trị, lực lƣợng vũ trang tỉnh Cao Bằng đã từng bƣớc
hình thành, không ngừng phát triểnvà vƣợt qua sự khủng bố của kẻ thù
Hồ chí Minh - hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, Người luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất dân tộc. Bởi lẽ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, với chính sách chia để trị của chúng đã làm cho nhân dân các dân tộc bị rơi vào hoàn cảnh chia rẽ, nghi kị lẫn nhau, làm suy yếu lực lượng cách mạng. Dưới ánh sáng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, Đảng bộ Cao Bằng đã chỉ đạo, tổ chức và làm cho đồng bào các dân tộc thấy được sức mạnh đoàn kết dân tộc của chính mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, từ đó mà hăng hái tham gia Mặt trận Việt Minh.
Đại đoàn kết dân tộc gắn liền với tổ chức Việt Minh vì mục tiêu độc lập dân tộc có sức tập hợp, thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc trong tỉnh từ vùng thấp (trong các dân tộc Tày, Nùng, Kinh…) đến vùng núi cao (trong đồng bào Dao, H’Mông…) tham gia các đoàn thể cứu quốc như: Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc… Vì thế, trong khoảng hai năm kể từ khi Mặt trận Việt Minh thành lập, Cao Bằng đã có nhiều xã, tổng, châu “hoàn toàn” Việt Minh. Ban Chấp hành Việt Minh các cấp cũng lần lượt được thành lập.
Cũng chính vì sự lớn mạnh về lực lượng chính trị của quần chúng, lực lượng vũ trang đã từng bước hình thành với quy mô và hình thức ngày càng cao. Từ chủ trương tổ chức Việt Minh phát triển đến đâu là thành lập tự vệ đến đó; từ tự vệ thường, lập thêm tự vệ chiến đấu. Cuối năm 1941, đội du kích Pác Bó được thành lập làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sở cách mạng và làm giao thông liên lạc. Từ cuối năm 1943, đầu năm 1944 lực lượng chính trị bao
gồm các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh và lực lượng vũ trang trong nhân dân phát triển mạnh, đặc biệt là hai khu Việt Minh là khu Quang Trung và khu Thiện Thuật đã thành lập được trung đội du kích thoát li của từng khu.
Ban Chấp hành Việt Minh các cấp giữ chức năng như một chính quyền cách mạng đã giải quyết nhiều yêu cầu chính đáng của nhân dân như: Nâng cao trình độ văn hoá giáo dục, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hạn chế sự bóc lột về kinh tế, cô lập về chính trị đối với bọn chức dịch tay sai, phản động. Do đó nhân dân càng tin tưởng, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây chính là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em, trình độ chính trị, kinh tế, xã hội ở mức độ khác nhau, nhưng tất cả các dân tộc đều đoàn kết thống nhất thành hành động cách mạng: Đánh Pháp, đuổi Nhật. Chính vì thế, phong trào cách mạng Cao Bằng tuy bị địch khủng bố dữ dội (từ cuối năm 1943 đến 1944), nhưng do nhân dân các dân tộc đã nêu cao tinh thần đoàn kết, anh dũng đấu tranh nên đã làm thất bại âm mưu của địch, bảo toàn được lực lượng.
Sự lớn mạnh của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang tại căn cứ địa Cao Bằng là cơ sở vững chắc cho sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân ngày 22-12-1944, đánh đấu bước trưởng thành quan trọng
của lực lượng vũ trang cách mạng trên căn cứ địa. Đó là những điều kiện cơ bản để Đảng bộ Cao Bằng lãnh đạo nhân dân từ khởi nghĩa từng phần đến Tổng khởi nghĩa năm 1945.