Tính hấp dẫn của tín dụng thuê mua ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam (Trang 25 - 27)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

2.1.1Tính hấp dẫn của tín dụng thuê mua ở Việt Nam:

- Là thị trường mới đối với hoạt động thuê mua: Trong những năm hoạt

động theo sự chỉ huy của cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ, việc đổi mới kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam rất trì trệ, thụ động. Trước tình hình mới, những yếu điểm này ngày càng bọc lộ ra và đòi hỏi phải có những thay đổi một cách căn bản các loại máy móc thiết bị đã cũ kỹ, già nua bằng những máy móc, công nghệ tiên tiến để hiện đại hóa nền sản xuất. Do đó xuất hiện một thị trường có nhu cầu trang bị với khối lượng lớn các loại máy móc thiết bị hiện đại. Song bên cạnh đó, do nhiều hạn chế về mặt thông tin, khả năng tài chính, môi trường pháp lý… thị trường này cũng có những đặc tính riêng mà không phải bất cứ phương thức cung cấp thiết bị nào cũng đáp ứng được các yêu cầu đó. Trong bối cảnh đó, các hoạt động thuê mua đã bắt đầu được khởi động. Trước tiên, Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định số 149/QĐ-NH5 ngày 27/05/1995 ban hành thể lệ tín dụng thuê mua cho phép các định chế tài chính tổ chức kinh doanh loại hình dịch vụ tín dụng này và ngày 9/10/1995 Chính phủ đã ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của các công ty cho thuê tài chính.

- Thị trường máy móc, thiết bị và tài sản Việt Nam cũng là một thị trường có khối lượng cầu rất lớn, bởi số lượng khách hàng của thị trường này là hàng

ngàn doanh nghiệp đang có những nhu cầu rất cấp bách đòi hỏi phải có những thay đổi hầu như toàn bộ các loại máy móc thiết bị. Trong khi đó các nguồn tài chính để thực hiện sự thay đổi này gặp rất nhiều khó khăn và nhiều hình thức tài trợ tín dụng hiện có đã tỏ ra không phù hợp hoặc không đáp ứng đúng nhu cầu này.

Ở nước ta, trong những năm qua doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới được hình thành và phát triển, chính yếu tố thời gian này sẽ ảnh hưởng đến việc cho vay trung và dài hạn của ngân hàng, vì chưa đủ cơ sở để ngân hàng đánh giá và xác định mức độ uy tín. Mặt khác, các doanh nghiệp mới thành lập chưa thể có vốn tích lũy để tham gia theo phần đóng góp nếu vay vốn trung và dài hạn.

Một bộ phận lớn doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, từ đó khó lòng được ngân hàng tài trợ trung và dài hạn thông thường.

- Mức độ cạnh tranh chưa gay gắt: Do thị trường máy móc thiết bị Việt

Nam còn mới mẻ, hệ thống pháp lý, thuế khoá chưa hoàn chỉnh, các chính sách ưu đãi chưa được qui định cụ thể và tính khuyến khích chưa cao. Hơn nữa, thuê mua thiết bị, tài sản phương tiện sản xuất chưa phổ biến trong nền sản xuất Việt Nam và nhất là chưa xuất hiện các công ty cho thuê tài chính quốc tế, do đó mức độ cạnh tranh trên thị trường thuê mua Việt Nam chưa gay gắt. Kinh nghiệm kinh doanh của các ngành khác cho thấy nếu doanh nghiệp nào nhanh chân tận dụng được những cơ hội ban đầu này thì sẽ tạo được thế đứng thuận lợi trong tương lai. Bởi vậy nhiều công ty cho thuê tài chính quốc tế và hầu hết các ngân hàng lớn trong nước đều đã hoặc đang xúc tiến, triển khai các hoạt động tài trợ thuê mua.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam (Trang 25 - 27)