Ết luận chương

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ CHƯƠNG "CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ" (VẬT LÍ 10 CƠ BẢN) docx (Trang 38 - 43)

Trong chương 1 chúng tôi đã tập trung nghiên cứu những vấn đề về

quan điểm hiện đại về dạy học, phương pháp dạy học và việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dạy học là hoạt động cơ bản của việc giáo dục - đào tạo trong các nhà trường.Trong dạy học,thầy giữ vai trò quan trọng , thầy không phải chỉ là người truyền đạt kiến thức mà phải là người cố vấn, tổ chức, hướng dẫn học sinh để trở thành chủ thể hoạt

động. Thầy là người khởi xướng và tổ chức quan hệ "thầy - trò; trò - trò", tổ

chức cho người học hợp tác và học hỏi lẫn nhau trên cơ sở phát huy tính tích cực, tự lực chủ động tham gia hoạt động của tập thể người học. Học sinh là chủ thể của quá trình học tập, chỉ thực sự đạt kết quả cao nếu học sinh là người có ý thức chủ động tích cực và sáng tạo.

Căn cứ vào nội dung kiến thức trong SGK, điều kiện thiết bị, thời gian học tập và khả năng học tập của HS, GV cân nhắc và lựa chọn nội dung để tổ

chức cho HS tích cực hoạt động nhận thức.

Trong dạy học, phương pháp dạy học được quy định bởi nội dung, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học và mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu và nhược điểm. Giáo viên phải biết lựa chọn và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học đểđạt hiệu quả cao nhất của giờ học.

Xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học là hoạt động quan trọng của tiến trình hoạt động dạy học.

Kết quả điều tra thực trạng dạy học ở một số trường THPT ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy giáo viên và học sinh của các trường vùng núi thường gặp nhiều khó khăn trong dạy và học. Học sinh ít tự giác và thiếu thời gian, phương tiện học tập. Đa số giáo viên chỉ sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, diễn giải... chỉđôi khi có sử dụng các câu hỏi gợi mở

Chương 2:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ HỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ

CHƯƠNG "CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG.SỰ CHUYỂN THỂ" 2.1. Xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết 2.1. Xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học vật lí

2.1.1. Những đặc trưng cơ bản của xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học vật lí hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học vật lí

2.1.1.1. Đặc trưng thứ nhất

Đặc trưng cơ bản của xây dựng tình huống học tập và giải quyết tình huống học tập là "tình huống có vấn đề”, "tình huống gợi vấn đề", "tình huống học tập".

Trong quá trình nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập, nội dung cơ bản là ta phải tạo ra được tình huống có vấn đề, gợi cho học sinh thấy cần thiết, có nhu cầu cần giải quyết và có niềm tin ở khả năng có thể giải quyết được. Như vậy tình huống gợi vấn đề thoả mãn các điều kiện sau:

- Tồn tại vấn đề.

- Gợi nhu cầu nhận thức, trong tình huống đó học sinh thấy cần thiết có nhu cầu cần giải quyết, thúc đẩy hứng thú, mong muốn giải quyết vấn đề.

- Gây niềm tin ở khả năng của học sinh có thể giải quyết được vấn

đề đó, qua quá trình tiếp tục tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo nhờ vốn kiến thức, kĩ năng, họ có thể giải quyết được dưới sự tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên.

Tổ chức tình huống học tập là tạo ra hoàn cảnh để học sinh tự ý thức

được vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu, hứng thú giải quyết vấn đề, biết được mình cần phải làm gì và sơ bộ xác định được làm như thế nào. Các tình huống

học tập cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí của sự phát triển vấn đề cần nghiên cứu nhằm đưa học sinh tiến dần từ chỗ chưa biết, từ biết không đầy đủ đến biết đầy đủ và nâng cao dần năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

2.1.1.2. Đặc trưng thứ hai

Đặc trưng thứ hai của việc xây dựng tình huống học tập và giải quyết tình huống học tập là chia quá trình thành những giai đoạn, những bước có tính mục đích chuyên biệt. Có nhiều ý kiến, quan điểm ủng hộ và thống nhất gồm bốn giai đoạn và mười bước.

* Giai đoạn 1: Giai đoạn định hướng (gồm 2 bước)

- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề cần nghiên cứu, hoặc người học tự nêu vấn đề cần nghiên cứu. Qua đó, người học ý thức được mâu thuẫn nhận thức và có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó.

- Bước 2: Người học phát biểu vấn đề, ở bước này người học nêu lên những mâu thuẫn cần giải quyết mà bản thân họ ý thức được, qua đó họ định hướng được các hoạt động tìm kiếm, Nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.

* Giai đoạn 2 : Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (gồm 2 bước)

- Bước 3: Người học huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm mà bản thân

đã tích luỹ được, từ đó họ lựa chọn, sử dụng những cái cần thiết có liên quan giải quyết vấn đềđặt ra.

- Bước 4: Người học tự nêu lên các giả thuyết. - Bước 5: Người học tự lập kế hoạch thực hiện.

* Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch (gồm 2 bước)

- Bước 6: Dưới sự tổ chức, theo dõi, uốn nắn của giáo viên người học tự lực thực hiện kế hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề.

- Bước 7: Người học tự lực đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nếu kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết thì chuyển sang giai đoạn kết luận,

đánh giá kết quả. Nếu kết quả không phù hợp - Nghiên cứu lại giả thuyết.

* Giai đoạn 4: Kiểm tra, tổng kết (gồm 3 bước)

- Bước 8: Người học phát biểu ý kiến, kết luận, chuyển sang thử

nghiệm.

- Bước 9: Người học kiểm tra thử nghiệm kết quả nghiên cứu.

- Bước 10: Người học tổng kết đánh giá kết quả. Khái quát những tri thức mới, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hành động trí tuệ mới.

Tuy nhiên việc phân ra các bước là hoàn toàn tương đối, ta có thể cắt bỏ hoặc làm tắt các bước trên cơ sở nội dung, vấn đề cụ thể, mức độ cụ thể.

Nhận xét: Qua sơ đồ trên ta thấy trong các giai đoạn, các bước của phương pháp giải quyết vấn đề. Người học phải tự tìm tòi các biện pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra và có thể tự đánh giá kết quả của mình, còn giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, gợi mở, định hướng cho học sinh giải quyết vấn đề.

Hình 1.2. Sơđồ các bước của phương pháp giải quyết vấn đề Xác nhận giả thuyết II-Giai đoạn lập kế hoạch I.Giai đoạn định hướng 2. Phát biểu vấn đề 1. Nêu vấn đề, phát hiện vấn đề, đưa sinh viên vào tình huống có vấn đề cần

giải quyết.

4. Nêu các giả thuyết 3. Huy động vốn kinh nghiệm, các tri

Một phần của tài liệu Luận văn: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ CHƯƠNG "CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ" (VẬT LÍ 10 CƠ BẢN) docx (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)