Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII, VIII về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành cải cách thuế bước I (1990-1995), cải cách thuế bước II (1996 đến nay). Qua hai cuộc cải cách thuế, chúng ta đã hình thành được một hệ thống chính sách thuế bao quát được hầu hết các nguồn thu của đất nước và luôn được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện kịp thời phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đã trở thành công cụ của Đảng và Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo hướng khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống quản lý thuế đã xây dung và không ngừng đươc kiện toàn, đảm bảo thực thi tốt và thống nhất các luật thuế trong cả nước. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng cao4.
Nhờ vậy, công tác thuế của Đảng và nhà nước đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hộị Đất nước ta đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài, lấy lại đà tăng trưởng cao hơn trong hơn một thập kỷ quạ Số thu từ thuế và phí đã trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, số thu
năm sau cao hơn năm trước và đã góp phần bảo đảm công bằng xã hội, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, công tác thuế của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, hạn chế chủ yếu như: chưa thật sự đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, chính sác thuế vẫn còn phức tạp, một số sắc thuế còn nhiều mức thuế suất, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế, chưa bao quát hết mọi nguồn thu của đất nước như thu nhập từ đất đai, chuyển nhượng cổ phần, lãi cho vay,... và đặc biệt chưa có thuế tài sản để điều tiết một phần thu nhập của người có quyền sở hữu, sử dụng nhiều tài sản. Do đó, đứng trước yêu cầu phải cải cách thuế để phù hợp với thông lệ quốc tế và hội nhập kinh tế khu vực và thế giớị Việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành một chính sách thuế tài sản ở Việt Nam là một yêu cầu cần thiết và cấp bách mang tính khách quan, vì những lý do sau:
+ Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển, thu nhập và đời sống của đa số nhân dân tăng lên nhanh chóng. Cùng với quá trình đô thị hoá, việc mở rộng diện tích đất ở, xây dựng nhà cửa, mua sắm tài sản phát triển nhanh, kéo theo sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo của các tầng lớp dân cư trong xã hộị Để góp phần thực hiện phân phối lại thu nhập trong dân cư, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng vững chắc, ổn định của nền kinh tế, chúng ta cần phải xem xét, sửa đổi và bổ sung các chính sách thuế hiện hành. Trong đó, chế độ thu ngân sách đối với đất đai, nhà cửa, tài sản được điều chỉnh chủ yếu thông qua thuế tài sản.
+ Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các quan hệ tài sản, nhà cửa, đất đai đang biến động khá phức tạp, đa dạng không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trong phạm vi quốc tế. Vì vậy, chính sách thuế đối với tài sản cần rõ ràng hơn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tếđể góp phần đắc lực vào yêu cầu quản lý tài sản quốc gia, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập.
+ Việc hoàn thiện chính sách thuế tài sản sẽ góp phần đảm bảo mối quan hệ hữu cơ với các sắc thuế khác trong quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế, tiến dần đến việc xây dựng một hệ thống thuế hoàn chỉnh. Trong đó, thuế tài sản tuy không phải là loại thuế mang lại tỷ trọng thu lớn cho ngân sách nhưng không vì thế mà có thể loại bỏ chúng ra khỏi hệ thống thuế.
+ Quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì các nguồn thu từ thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống, do đó, Nhà nước cần phải có nguồn thu khác thay thế cho phần bị thiếu hụt này, vì vậy, chính sách thuế được hoàn thiện theo hướng tăng tỷ trọng thu trong nước, trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh, nâng dần tỷ lệ thuế trực thu trong tổng thu ngân sách. Việc xem xét, cải cách các sắc thuế nội địa, trong đó có thuế đối với tài sản nhằm tạo thêm nguồn thu đểđáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Kết luận chương 2
Qua đánh giá thực trạng về chính sách thuế tài sản ở Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy rằng thuế tài sản ở nước ta đã góp phần thực hiện mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và cũng là công cụ để nhà nước thực hiện các chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế (kiểm soát, điều tiết, quản lý tài sản) nhưng bên cạnh đó thuế tài sản vẫn nhiều bất cập, chưa hợp lý, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế nhất là trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, khi Việt Nam đã gia nhập WTO (07/11/2006). Do đó, việc nghiên cứu để sớm xây dựng ban hành một luật thuế tài sản ở nước ta hiện nay là một trong những mục tiêu hết sức cấp bách và cần thiết.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THUẾ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
Qua kinh nghiệm nghiên cứu việc áp dụng thuế tài sản ở một số nước trên thế giới và những mục tiêu cần phải có của một chính sách thuế. Hiện nay có 2 quan điểm tranh luận để xây dựng thuế tài sản như sau
3.1. Quan điểm thứ nhất: đối với thuế tài sản điều chỉnhtài sản thuộc sở hữu tư nhân
Theo quan điểm này chính sách thuế tài sản phải nhằm điều chỉnh đối với tất cả các loại tài sản thuộc sở hữu tư nhân, nhằm mục đích :
- Mở rộng đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế để tăng thu cho ngân sách; đối tượng chịu thuế bao gồm : nhà, đất, vật kiến trúc, tàu thuyền, xe ô tô, trái phiếu, tiền, các chứng chỉ có giá trị như tiền, vàng bạc, đá quý..., đối tượng nộp thuế bao gồm : Cá nhân cư trú tại Việt Nam phải chịu thuế đối với mọi tài sản mà người đó có ở Việt Nam và ở nước ngoài; cá nhân không được coi là cư trú tại Việt Nam chỉ phải chịu thuếđối với tài sản có ở Việt Nam.
- Quản lý được nguồn gốc hình thành tài sản của các cá nhân, đây là công việc rất cần thiết phù hợp với chủ trương chống tham nhũng của Chính phủ.
Có thể áp dụng năm hình thức đánh thuế đối với tài sản, đó là:
- Thuế của cải đánh trên trị giá tài sản ròng của cá nhân
Thuế được đánh trên toàn bộ trị giá tài sản ròng vượt trên mức khởi điểm chịu thuế của đối tượng nộp thuế. Trị giá tài sản ròng chịu thuế được xác định bằng tổng trị giá tài sản trừ đi các khoản chi phí, tiền vay để có được tài sản và một số khoản khấu trừ tùy thuộc loại tài sản chịu thuế. Trong đó, tổng trị giá tài sản bao gồm toàn bộ trị giá tài sản (nhà, đất, vật kiến trúc, tàu thuyền, xe ô tô, trái phiếu, tiền, các chứng chỉ có giá trị như tiền, vàng bạc, đá quý,…) mà một cá nhân có được tại thời điểm tính thuế.
Khởi điểm tính thuế được xác định căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội, mục tiêu đánh thuế và yêu cầu động viên vào ngân sách của từng thời kỳ. Thuế được thu hàng năm, luỹ tiến, với mức động viên thấp. Nghĩa vụ thuế của cải được xác định tuỳ theo nơi cư trú của cá nhân. Cá nhân được coi là đối tượng cư trú tại Việt Nam phải chịu thuế đối với mọi tài sản mà người đó có ở Việt Nam và ở
nước ngoài; cá nhân không được coi là đối tượng cư trú tại Việt Nam chỉ phải chịu thuế đối với tài sản có ở Việt Nam. Tiêu thức xác định đối tượng cư trú về nguyên tắc cũng giống như đã xác định trong thuế thu nhập cá nhân (Thuế thu nhập cá nhân thời hạn được xem là cư trú tại Việt Nam nếu ở tại Việt Nam trên 183 ngày).
- Thuế đất
Là loại thuế được thu hàng năm, với mức động viên thấp, tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá đất tính thuế của từng mãnh đất hoặc theo mức thu cố định cho mỗi đơn vị diện tích sử dụng đất, có phân biệt theo vị trí, mục đích sử dụng đất. Đối tượng chịu thuế là đất đai, đối tượng nộp thuế là người chủ sở hữu đất đaị
- Thuế nhà
Thuế được thu hàng năm, vối mức động viên thấp, đối tượng bị đánh thuế là nhà ở, vật kiến trúc gắn liền với đất, đối tượng chịu thuế là những người có quyền sở hữu nhà, vật kiến trúc gắn liền với đất. Giá tính thuế là tổng trị giá nhà, vật kiến trúc sau khi đã trừ chi phí mua sắm, xây dựng nhà, vật kiến trúc và các khoản miễn trừ trước khi tính thuế.
- Thuế trước bạ (lệ phí đăng ký tài sản)
Là loại thuế được thu một lần vào những người có nhu cầu đăng ký tài sản để xác nhận tính pháp lý hoặc những tài sản Nhà nước quản lý và bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu tài sản như tàu thuyền, ôtô, xe máy, súng săn, súng thể thao, nhà xưởng, vật kiến trúc,...(tài sản hữu hình); văn tự, nhãn hiệu thương mại, bằng phát minh sáng chế,...(tài sản vô hình). Giá tính thuế có thể là giá cố định do Nhà nước qui định hoặc theo giá ghi trên hoá đơn mua bán (đối với tàu thuyền, ôtô, vật kiến trúc,...) hoặc giá ghi trên văn tự. Đối với những tài sản vô hình không xác định được giá thì nhà nước sẽ đánh thuế vào giá do người đăng ký kê khaị Thuế suất tuỳ từng loại tài sản mà có mức cố định hoặc luỹ tiến.
- Thuế thừa kế và thuế quà tặng
Là loại thuế thu một lần khi phát sinh sự kiện nhận thừa kế hoặc quà tặng. Đối tượng bị đánh thuế là những tài sản có do thừa kế hoặc do người khác tặng cho không phân biệt tài sản đó nằm trong hay nằm ngoài lãnh thổ quốc gia; đối tượng chịu thuế là những người được thừa kế hoặc nhận quà biếu tặng. Thuế suất được tính luỹ tiến tương tự như thuế thu nhập cá nhân. Trị giá tính thuế là giá thị
trường ngay tại thời điểm nhận tài sản thừa kế hoặc biếu tặng. Mức độ luỹ tiến và các khoản chiết trừ tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa người giao tài sản và người nhận tài sản.
Theo quan điểm này, chính sách thuế đối với tài sản bảo đảm được các mục tiêu là công bằng xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
3.2 Quan điểm thứ 2 : đối với thuế tài sản điều chỉnh tài sản nhà nước quản lý
Quan điểm này cho rằng, thuế tài sản chỉ điều chỉnh vào những tài sản nhà nước có thể quản lý. Bởi vì :
- Do điều kiện thực tế ở nước ta, Nhà nước chưa thể quản lý được các tài sản có giá trị nhưng dễ cất giữ như : vàng, bạc, đá quý, tiền ... Hơn nữa các giao dịch trên thị trường chủ yếu là dùng tiền mặt, nên rất khó quản lý tài sản của công dân. Vì vậy nếu mở rộng đối tượng chịu thuế trong thời gian này sẽ khó thực hiện.
- Chúng ta đang thực hiện chủ trương khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát huy nội lực nền kinh tế để xây dựng đất nước trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, cần sự phát triển và đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế; do đó, nếu đánh thuế vào một số nhóm người giàu có (trong đó bao gồm cả giới kinh doanh) sẽ hạn chế về việc khuyến khích các thành phần kinh tế này tham gia vào sự phát triển của đất nước.
Quan điểm này đưa ra 2 mô hình như sau:
3.2.1 Mô hình 1: Bao gồm 3 sắc thuế đó là thuế nhà, đất; thuế đăng ký tài sản và thuế thừa kế, quà tặng. sản và thuế thừa kế, quà tặng.
THUẾ QUÀ TẶNG THUẾ NHÀ ĐẤT THUẾ ĐĂNG KÝ TS
- Thuế nhà, đất
Là thuế được thu hàng năm, với mức động viên thấp, tính bằng tỷ lệ phần trăm trên trị giá đất, trị giá nhà, vật kiến trúc. Đối tượng bị đánh thuế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, vật kiến trúc gắn liền với đất; đối tượng chịu thuế là các đối tượng có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, vật kiến trúc gắn liền trên đất.
- Thuế đăng ký tài sản
Giống như thuế đăng ký tài sản của quan điểm thứ nhất. Là loại thuế được thu một lần vào những người có nhu cầu đăng ký tài sản để xác nhận tính pháp lý hoặc những tài sản nhà nước quản lý và bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu tài sản như tàu thuyền, ôtô, xe máy, súng săn, súng thể thao, nhà xưởng, vật kiến trúc,...(tài sản hữu hình); văn tự, nhãn hiệu thương mại, bằng phát minh sáng chế,...(tài sản vô hình).
- Thuế thừa kế, quà tặng
Tương tự như thuế thừa kế, quà tặng trong quan điểm 1. Là loại thuế thu một lần khi phát sinh sự kiện nhận thừa kế hoặc quà tặng. Đối tượng bịđánh thuế là những tài sản có do thừa kế hoặc do người khác tặng cho không phân biệt tài sản đó nằm trong hay nằm ngoài lãnh thổ quốc gia; đối tượng chịu thuế là những người được thừa kế hoặc nhận quà biếu tặng.
3.2.2 Mô hình 2: Chính sách thuế tài sản sẽ gồm 3 sắc thuế, đó là thuế sửdụng đất, thuế nhà và thuế đăng ký tài sản (thuế trước bạ). dụng đất, thuế nhà và thuế đăng ký tài sản (thuế trước bạ).
THUẾ NHÀ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT THUẾ ĐĂNG KÝ TS
- Thuế sử dụng đất
Là loại thuế được thu hàng năm với mức động viên thấp, tính bằng tỷ lệ phần trăm trên trị giá đất tính thuế. Đối tượng bị đánh thuế là quyền sử dụng đất, đối tượng chịu thuế là những người có nắm giữ quyền sở hữu quyền sủ dụng đất. Trị giá đất tính thuế về nguyên tắc được xác định theo giá thị trường tại thời điểm tính thuế.
- Thuế nhà
Là loại thuế được thu hàng năm với mức động viên thấp, tính bằng tỷ lệ phần trăm trên trị giá nhà, vật kiến trúc gắn liền trên đất. Đối tượng bịđánh thuế là nhà cửa, vật kiến trúc, đối tượng chịu thuế là những người có sở hữu nhà, vật kiến trúc gắn liền trên đất. Trị giá tính thuế nhà cửa, vật kiến trúc là tổng trị giá nhà cửa, vật kiến trúc sau khi đã trừ các chi phí mua sắm, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc hoặc các khoản giảm trừ trước khi tính thuế hoặc là giá do nhà nước qui định.
- Thuế đăng ký tài sản
Giống như thuế đăng ký tài sản theo quan điểm 1. Là loại thuế được thu một lần vào những người có nhu cầu đăng ký tài sản để xác nhận tính pháp lý hoặc những tài sản nhà nước quản lý và bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu tài sản như tàu thuyền, ôtô, xe máy, súng săn, súng thể thao, nhà xưởng, vật kiến trúc,...(tài sản hữu hình); văn tự, nhãn hiệu thương mại, bằng phát minh sáng