L ỜI MỞ ĐẦ U
4. Kết cấu luận văn
1.8.3. Một số vấn đề rút ra từ quản lý ngân sác hở một số nước
Qua tham khảo phân cấp quản lý ngân sách ở một số nước chúng ta có thể rút ra được một số nội dung đáng lưu ý đó là:
- Ở các nước liên bang, hệ thống ngân sách ở các nước liên bang bao gồm 3 cấp: ngân sách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương. Ở
các nước phi liên bang (thống nhất), hệ thống ngân sách gồm 2 cấp: ngân sách chính phủ và ngân sách địa phương.
- Ngân sách địa phương của các nước tùy phụ thuộc vào hệ thống các đơn vị hành chính nhưng không nhất thiết cứ mỗi đơn vị hành chính đều phải là một cấp ngân sách, ví dụ: ở Đức có đơn vị hành chính tương đương cấp huyện ở Việt Nam, nhưng huyện không phải là một cấp ngân sách. Nói chung, nếu bỏ qua vấn đề liên bang (ở các nước có thể chế liên bang), thì hệ thống ngân sách của các nước chỉ bao gồm 2 cấp cơ bản: ngân sách chính phủ (hoặc ngân sách bang) và ngân sách địa phương, bao gồm ngân sách các đơn vị hành chính cơ sở và có cả đô thị (hoặc đô chính và xã). Tất cả hoạt động của chính quyền các cấp trung gian (tỉnh, huyện) đều do ngân sách chính phủ đài thọ.
- Việc phân cấp quản lý ngân sách ở các nước không thực hiện theo nguyên tắc lồng ghép, ngân sách cấp trên không bao gồm ngân sách cấp dưới, ngân sách chính phủ không bao gồm ngân sách địa phương. Mỗi cấp chính quyền tự lập, duyệt và thực hiện ngân sách của cấp mình. Muốn biết tổng số thu, chi ngân sách của cả quốc gia, phải cộng ngân sách của tất cả các cấp.
- Mối quan hệ giữa ngân sách chính phủ (ngân sách trung ương) và ngân sách địa phương, thì ngân sách chính phủ giữ vị trí chủ đạo, chính phủ trung ương thâu tóm các nguồn thu quan trọng nhất và đảm nhận các nhiệm vụ chi chủ yếu nhất. Đồng thời ngân sách chính phủ cũng thực hiện nhiệm vụ chi tiêu cho các nhu cầu về kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước (an ninh, ngoại giao, quốc phòng, đầu tư kinh tế). Ngân sách địa phương đóng vai trò phụ thuộc, chủ yếu đảm nhận các nhiệm vụ gắn với tình hình ổn định và phát triển trong phạm vi địa phương như an ninh, trật tự xã hội, phúc lợi xã hội, giáo dục, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Nguồn thu của ngân sách địa phương thường là các nguồn ít quan trọng hơn bao gồm các loại thuếđịa phương, các khoản phụ thu, các khoản quyên góp và phần quan trọng là trợ cấp từ ngân sách Chính phủ.
Từ nội dung nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của một số nước trong phân cấp quản lý ngân sách, sẽ giúp chúng ta có thêm tư duy và cách nhìn khách quan trong quá trình đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý ngân sách địa phương trong thời gian tới.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
TỈNH KIÊN GIANG