Quản lý giá thành xây dựng của Hồng Kông – Trung Quốc:

Một phần của tài liệu 275 Các giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành xây dựng của khu vực Nhà nước ở Việt Nam (Trang 28 - 29)

(Theo các tư liệu khảo sát tại Hồng Kông - Trung Quốc của Viện Kinh tế

Xây dựng- Bộ Xây dựng).

Ở Hồng Kông, chủ doanh nghiệp, chủ đầu t ư thường phải ủy thác việc ước

tính giá thành xây dựng công trình cho “Hãng kỹ sư định giá” (Hãng kỹ sư tiên lượng vật liệu – nhân công) thực hiện. Việc ước tính giá của hãng thường được tiến

hành theo phương pháp so sánh và phương pháp h ệ số.

Qua nhiều năm ước tính giá thành xây dựng, Hãng QS đã tích lũy được một

khối lượng tư liệu thực tế rất phong phú, hình thành hệ thống ngân hàng dữ liệu về

giá thành xây dựng công trình. Họ luôn luôn chuẩn bị sẵn những tiêu chuẩn giá cả

của riêng mìnhđể thỏa mãn mọi yêu cầu về xác định bất cứ một khoản giá nào cần

phải liệt kê theo nội dung hồ sơ mời thầu.

Khi ước tính giá thành xây dựng, các kỹ sư của hãng có thể lựa chọn tư liệu thực

tế đã chỉnh lý từ các công trình tương tự, đối chiếu với tư liệu có được ở các giai đoạn

thiết kế khác nhau của dự án công trình chuẩn bị xây dựng, kết hợp với việc phân tích

tình hình thị trường xây dựng giữa các thời kỳ li ên quan để xác định các loại đơn giá

trong dự án. Đối với các dự án thiếu tư liệu thiết kế phục vụ việc so sánh giá cả (hoặc

trong ngân hàng dữ liệu không có dự án tương tự) thì họ cũng có thể tiến hành phân tích giá thành xây dựng của các công trình khác loại để từ đó rút ra tư liệu bổ sung.

Còn việc ước tính giá dự thầu xây dựng, nói chung đều đ ược thực hiện theo

thành các gói công trình riêng và dựa trên cơ sở khối lượng công trình và định mức

tiêu hao vật liệu, công nhân, máy th i công và các định mức liên quan khác để tiến

hành tính toán xây dựng tương ứng cho từng gói. Các loại định mức n ày đều thuộc

các loại định mức xí nghiệp. Trong đó, đ ơn giá nhân công, thường được xác định

theo giá báo của nhà thầu, đơn giá vật liệu thường được xác định theo giá lựa chọn

trong số giá báo của các đơn vị cung ứng sau khi đã tiến hành đối chiếu so sánh với

giá thị trường. Sau đó, nhà thầu căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường và hoàn cảnh thực tế của mình mà tự quyết định lấy tỉ lệ % chi phí quản lý. Trên cơ sở

những căn cứ nói trên có thể tiến hành tính toán tổ hợp để đi đến giá dự thầu thực

tế, thể hiện ở thời điểm tính toán, tại n ơi xây dựng.

Một phần của tài liệu 275 Các giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành xây dựng của khu vực Nhà nước ở Việt Nam (Trang 28 - 29)