Lựa chọn tên thương hiệu ‘VNGAS’

Một phần của tài liệu 136 Xây dựng và phát triển thương hiệu Việt NamGAS cho Công ty Shinpetrol (Trang 38 - 41)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2 Lựa chọn tên thương hiệu ‘VNGAS’

Theo kết quả thăm dò ý kiến người tiêu dùng thì hiện tại tên các thương hiệu sản phẩm LPG trên thị trường chưa thực sự gây ấn tượng và dễ nhớ đối với người

tiêu dùng. Phần lớn người được phỏng vấn không nhớ hoặc nhớ không chính xác tên thương hiệu Gas gia đình đang sử dụng.

Nguyên nhân trên là do tên các thương hiệu LPG trên thị trường quá dài. Người tiêu dùng có thói quen rút ngắn tên thương hiệu để dễ nhớ. Chẳng hạn Petro để chỉ Sai Gon Petro còn Petrolimex thì ít người nhớ chính xác được (Trong khi đó logo tên thương hiệu là P Gas).

Như vậy, điều quan trọng đối với thiết kế thương hiệu là chỉ cần thiết kế một tên thương hiệu dễ nhớ, có tính liên tưởng đến loại sản phẩm LPG mà người tiêu dùng dễ cảm nhận được.

Mục tiêu của luận văn là xây dựng một thương hiệu LPG dễ nhớ, ấn tượng và đáng tin cậy trong tâm trí người tiêu dùng.

Vì vậy, luận văn đề xuất ba phương án chọn tên thương hiệu LPG như sau : “VNGAS”, “Vietnam Gas” và “Vinashin Gas” với các tiêu chí chọn lựa gồm:

1) Dễ nhớ, ngắn gọn;

2) Ấn tượng, dễ chuyển đổi sang ngôn ngữ khác; 3) Thể hiện ý tưởng doanh nghiệp;

4) Không trùng lắp

5) Dễ đọc và có tính thẩm mỹ.

Kết quả lựa chọn tên thương hiệu LPG sẽ được so sánh dựa trên tổng điểm của mỗi phương án đặt tên được 3 chuyên gia trong lĩnh vực Gas hóa lỏng và am hiểu về vấn đề thương hiệu cùng với nhóm người tiêu dùng Gas ( gồm nhóm hộ gia đình : 20 người và nhóm kinh doanh ăn uống: 5 cửa hàng) quyết định với công thức tính như sau:

Tổng điểm cho mỗi tên thương hiệu : N = ∑

= m j j N m 1 1 với i n i i j PM N ∑ = = 1 Trong đó:

Nj : điểm tổng hợp của tên thương hiệu theo chuyên gia thứ j m: số chuyên gia, khách hàng

Pi : điểm của chỉ tiêu thứ i Mi : trọng số của chỉ tiêu thứ i n: số lượng chỉ tiêu.

Thang điểm 10 được sử dụng cho các chỉ tiêu so sánh (điểm tối đa cho 1 chỉ tiêu là 10 và điểm tối thiểu là 1, với khoảng nhảy bậc là 1).

Trọng số được xác định với khoảng nhảy bậc là 0,1 với điều kiện: 1 1 = ∑ = n i i M

• Bảng các dữ liệu liên quan của tên thương hiệu “Vietnam Gas” như sau: Tên chỉ tiêu Trọng số (Mi) CG 1 CG 2 CG 3 Khách hàng Dễ nhớ, ngắn gọn 0.3 7 8 7 8 Aán tượng, dễ chuyển đổi sang ngôn ngữ khác. 0.2 7 7 8 7 Thể hiện được ý tưởng của DN 0.2 8 8 7 7 Không trùng lắp 0.1 6 6 6 6 Dễ đọc và có tính thẩm mỹ 0.2 8 9 9 8

Tổng điểm cho phương án đặt tên thương hiệu “ Vietnam Gas”: NA= 7.5

• Bảng các dữ liệu liên quan của tên thương hiệu Vinashin Gas như sau:

Tên chỉ tiêu Trọng số

(Mi) CG 1 CG 2 CG 3 Khách

hàng

Dễ nhớ, ngắn gọn 0.3 7 8 7 7

Aán tượng, dễ chuyển đổi sang ngôn ngữ khác.

0.2 7 7 8 7

Thể hiện được ý

tưởng của DN 0.2 9 8 8 8

Dễ đọc và có tính thẩm mỹ

0.2 8 8 9 7

Tổng điểm cho phương án đặt tên thương hiệu “ Vinashin Gas”: NB= 7.48

• Bảng các dữ liệu liên quan của tên thương hiệu VNGAS như sau:

Tên chỉ tiêu Trọng số

(Mi) CG 1 CG 2 CG 3 Khách

hàng

Dễ nhớ, ngắn gọn 0.3 8 8 9 8

Aán tượng, dễ chuyển đổi sang ngôn ngữ khác. 0.2 7 8 7 8 Thể hiện được ý tưởng của DN 0.2 8 8 8 7 Không trùng lắp 0.1 7 8 7 8 Dễ đọc và có tính thẩm mỹ 0.2 9 9 9 9

Tổng điểm cho phương án đặt tên thương hiệu “ VN GAS”: Nc= 8.10

Với tổng số điểm do các chuyên gia và khác hàng cho là 8,10, phương án đặt tên “VNGAS“ cho thương hiệu sản phẩm LPG của Shinpetrol sẽ được chọn với mục tiêu xâm nhập và phát triển thị phần trong lĩnh vực kinh doanh LPG.

Một phần của tài liệu 136 Xây dựng và phát triển thương hiệu Việt NamGAS cho Công ty Shinpetrol (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w