Nội dung của kế hoạch HACCP Kế hoạch HACCP tối thiểu phải:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 76 - 77)

III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN

c/ Nội dung của kế hoạch HACCP Kế hoạch HACCP tối thiểu phải:

(1) Liệt kê các mối nguy đối với an toàn thực phẩm có khả năng xảy ra như đã nhận diện theo đoạn (a) của mục này, và do vậy các mối nguy này được kiểm soát đối với mỗi loại thủy sản và sản phẩm thủy sản. Cần tiến hành xem xét để xác định xem liệu các mối nguy đối với an toàn thực phẩm đó có thể xảy ra do các lý do sau hay không:

(i) Các độc tố tự nhiên. (ii) Nhiễm vi sinh. (iii) Nhiễm hóa chất. (iv) Thuốc trừ sâu.

(v) Dư lượng thuốc kháng sinh.

(vi) Sự biến chất trong cá loại sinh độc tố Scombroid hoặc trong bất kỳ loài nào khác có mối nguy đối với an toàn thực phẩm có liên quan đến sự biến chất.

(vii) Các ký sinh trùng mà nhà chế biến bằng kiến thức hoặc có cơ sở để biết rằng các thủy sản hoặc sản phẩm thủy sản có chứa ký sinh trùng sẽ được tiêu thụ mà không có một quá trình phù hợp nào khác để tiêu diệt ký sinh trùng; hoặc không có các mô tả, nhãn mác, hay dự định đưa sản phẩm vào tiêu thụ với các quá trình tiêu diệt ký sinh trùng tương tự như vậy.

(viii) Sử dụng trái phép phẩm màu hay phụ gia thực phẩm trực tiếp hay gián tiếp. (ix) Các mối nguy về vật lý.

(2) Liệt kê các điểm kiểm soát tới hạn đối với mỗi mối nguy an toàn thực phẩm đã được nhận diện, bao gồm các loại như:

(i) Các điểm kiểm soát tới hạn được thiết lập để kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm có thể xảy ra trong phạm vi môi trường của xí nghiệp chế biến.

(ii) Các điểm kiểm soát tới hạn được thiết lập để kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm thâm nhập vào từ môi trường của xí nghiệp chế biến, bao gồm các mối nguy đối với an toàn thực phẩm xảy ra trước, trong và sau khi thu hoạch.

(3) Liệt kê các giới hạn tới hạn phải đạt được tại mỗi điểm kiểm soát tới hạn.

(4) Liệt kê các thủ tục và tần suất sẽ được sử dụng để giám sát mỗi điểm kiểm soát tới hạn nhằm đảm bảo sự tuân thủ theo các giới hạn tới hạn.

(5) Bao gồm bất cứ kế hoạch hoạt động sửa chữa nào đã được thiết lập phù hợp với mục 123.7(b), để tiến hành khi có sự sai lệch do các giới hạn tới hạn tại các điểm kiểm soát tới hạn.

(6) Liệt kê các thủ tục kiểm tra và tần suất thực hiện mà nhà chế biến sẽ áp dụng phù hợp với mục 123.8(a).

(7) Thiết lập một hệ thống lưu trữ hồ sơ để có thể chứng minh bằng tài liệu về các hoạt động giám sát được thực hiện tại các điểm kiểm soát tới hạn. Các hồ sơ này phải bao gồm các giá trị và các kết quả quan sát thực xác định được trong quá trình giám sát.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)