Những vấn đề chính sách rút ra từ nghiên cứu

Một phần của tài liệu 153 Ước lượng giá trị kinh tế vận tải thủy. Nghiên cứu điển hình Sông Thị Vải (Trang 59 - 95)

Trước thực trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của sông Thị Vải và những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động công nghiệp hai bên bờ sông, các giải pháp chính sách để “cứu” dòng sông là rất cấp thiết, phải hiện thực và có tính khả thi cao.

Dựa vào kết quả nghiên cứu nêu trên, một số giải pháp được đề nghị để bảo vệ

môi trường sông Thị Vải như sau :

a) Đối vi các doanh nghip có s dng vn ti thy trong hot động sn xut kinh doanh :

Nhà nước cần phải áp dụng một loại phí “lệ phí đường sông”, tương tự như

các loại phí cầu đường trong vận tải đường bộ. Phí này dùng để cải thiện và bảo vệ môi trường sông đểđảm bảo chức năng vận tải thủy, và cũng là đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp.

Mức “lệ phí đường sông” có thể xác định dựa trên cơ sở tính toán mức chênh lệch đơn phí sản xuất Y đã ước lượng ở trên và áp dụng cho các ngành sản xuất khác nhau, cụ thể là ngành hoá chất lỏng & dầu khí và các ngành sản xuất khác.

Tổng “lệ phí đường sông” được xác định đựa vào mức “lệ phí đường sông” và tải trọng theo mớn nước của tàu (DWT) cho mỗi lần tàu ra vào dòng sông.

b) Đối vi các Ban Qun Lý khu công nghip và các doanh nghip có phát thi vào dòng sông :

Phần lớn các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước tải đạt yêu cầu trước khi phát thải vào sông Thị Vải. Phần lớn các doanh nghiệp hiện hữu không có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu, nước thải sản xuất được xả

vào đường cống của khu công nghiệp, từ đó thải trực tiếp vào dòng sông hoặc qua hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp.

Vì vậy, Ban Quản Lý các khu công nghiệp cần phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải trung tâm, đảm bảo đủ công suất cho tất cả các doanh nghiệp hoạt

động và sự phát triển của các khu công nghiệp trong tương lai.

Thông qua các Ban Quản Lý khu công nghiệp, nhà nước cần áp dụng một loại phí hay thuế phát thải dựa vào số lượng và mức độ ô nhiễm của chất thải từ nhà máy xả vào đường cống nước thải của khu công nghiệp, đồng

thời với việc áp đặt giới hạn số lượng và mức độ ô nhiễm của nước thải.

Điều này sẽ bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy và cải tiến công nghệ sản xuất, và góp phần vào việc cải thiện môi trường sông.

Nguồn kinh phí từ phí hay thuế phát thải thu được từ các doanh nghiệp sẽ

bù đắp cho kinh phí đầu tư cho đầu tư hệ thống xử lý nước thải trung tâm của các khu công nghiệp, và không ngừng cải tiến công nghệ xử lý nước thải đểđạt kết quả tốt hơn.

c) S dng các ngun kinh phí thu được :

Cần thiết phải thành lập một tổ chức bảo vệ môi trường sông trực thuộc Bộ

Tài Nguyên Môi Trường, có nhiệm vụ thu “lệ phí đường sông”; kiểm tra phát thải vào dòng sông ; và phối hợp với Bộ Tài Nguyên – Môi Trường nghiên cứu công nghệ áp dụng để cải thiện môi trường sông.

Kinh phí cho hoạt động của tổ chức này là nguồn thu từ “lệ phí đường sông”.

d) Phê duyt và sàng lc các d án đầu tư :

- Thống nhất các qui định về môi trường và bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư trên phạm vi cả nước, do bộ Khoa học – Công nghệ - Môi trường qui định, và là cơ quan thực hiện đánh giá tác động môi trường (EIA) cho các dự án đầu tư, và phải được thanh tra độc lập.

- Cấm các địa phương qui định dễ dãi về môi trường như là một yếu tố cạnh tranh để thu hút đầu tư.

- Thực hiện sàng lọc, lựa chọn các dựa án đầu tư, lệ phí đường sông được coi như là chi phí cơ hội khi phải chấp nhận các dự án làm ô nhiễm dòng sông.

e) X lý vi phm :

Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng dòng sông (Vedan; các nhà máy thép ...) mà công luận đã lên tiếng . Nếu không có giải pháp cải

thiện thì phải xem tổng chi phí thiệt hại do không thể vận tải thủy qua dòng sông như là chi phí đánh đổi khi ta chấp nhận các doanh nghiệp ô nhiễm này. Từđó, có cơ sở về chi phí - lợi ích cho quyết định có nên chấp nhập sự

tồn tại của các doanh nghiệp này hay không.

KT LUN :

Kết quả của phát triển kinh tế hiện nay được xác định bằng các chỉ tiêu tăng trưởng, bằng doanh thu, lợi nhuận, bằng các khoản thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Nhưng trên thực tế, các kết quả thể hiện dưới các hình thức nêu trên chưa phản ảnh “lợi ích ròng” do sự phát triển kinh tế hiện nay đang đi kèm với sự suy thoái về môi trường nói chung, và các thiệt hại về môi trường chưa

được phản ánh như là chi phí trong quá trình phát triển.

Ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của sông Thị Vải không chỉ gây tác hại nhiều mặt về môi trường mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hai bên bờ sông.

Việc các hãng tàu từ chối vận tải vào sông Thị Vải do mức độ ô nhiễm cao của dòng sông làm hư hỏng vỏ tàu và chân vịt là một thách thức lớn về chi phí đối với các doanh nghiệp đang sử dụng vận tải thủy qua dòng sông trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhằm hổ trợ cho các giải pháp chính sách, nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp chi phí thay thế để ước lượng giá trị vận tải thủy của dòng sông.

Kết quả hồi qui trên mô hình hai biến giả đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu như sau :

a) Chênh lch đơn phí sn xut cho khi s dng vn ti đường b s là :

o 5,5 USD / Tấn : Khi sử dụng vận tải bằng xe tải thông thường. o 6,28 USD / Tấn : Khi sử dụng vận tải hổn hợp.

b) Chênh lch đơn phí sn xut khi s dng vn ti đường b thay thế gia các ngành sn du khí ; hoá cht lng vi các ngành sn xut khác t

0,72 USD / Tn đến 1,5 USD / Tn.

c) Các gii pháp chính sách cn thiết để bo v môi trường sông cho s

phát trin công nghip trong khu vc :

Dựa vào ước lượng giá trị vận tải nêu trên để quyết định mức lệ phí

đường sông và thuế phát thải để tạo động lực cho các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý nước thải nội bộ, tạo nguồn kinh phí để hổ trợ dân nghèo bị ảnh hưởng do ô nhiễm và để cho các hoạt động nghiên cứu và bảo vệ môi trường sông.

Đối tượng của nghiên cứu và cũng là đối tượng chịu chi phối của kết quả

nghiên cứu là các doanh nghiệp có sử dụng vận tải thủy trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có phát thải ra dòng sông.

Hn chế ca nghiên cu :

Ô nhiễm của dòng sông là do hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp và hoạt động vận tải thủy gây nên, những ảnh hưởng của ô nhiễm không chỉ

gây thiệt hại cho vận tải thủy mà còn gây nhiều tác hại khác. Vì vậy, chênh lệch đơn phí sản xuất Y chỉ là một yếu tố để làm cơ sở cho việc xác định mức “lệ phí đường sông” mà thôi. Để xác định mức lệ phí đường sông đầy

đủ thì cần phải có những nghiên cứu tương tự cho những mặt thiệt hại khác do ô nhiễm của dòng sông, ví dụ : Những thiệt hại về nguồn lợi thủy sản trên sông; thiệt hại của nông nghiệp và nghề nuôi trồng thủy sản trong khu vực; thiệt hại của ngành du lịch trong khu vực; thiệt hại vềđa dạng hoá sinh học của vùng rừng ngập mặn; thiệt hại về môi sinh của dân cư trong khu vực...

Đánh giá đầy đủ các thiệt hại về môi trường giúp tạo cơ sở về chi phí - lợi ích cho những quyết định trong quá trình thực hiện các chính sách kinh tế,

giúp cho phát triển kinh tế đạt hiệu quả và tạo nguồn kinh phí cho bảo vệ

môi trường. Tuy nhiên, đánh giá giá trị toàn bộ của một yếu tố môi trường là rất phức tạp, do liên quan đến nhiều mặt xã hội và liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau, và có những giá trị không thể thể hiện bằng tiền.

Nghiên cứu này mang tính học thuật, khẳng định một số yếu tố giá trị môi trường liên quan đến hoạt động công nghiệp và phát triển kinh tế là có thể đánh giá được. Dù chưa thể hiện giá trị toàn bộ của dòng sông Thị Vải, nhưng cũng có thể làm cơ sở tham khảo cho những quyết sách trong ngắn hạn, và cũng là cơ sở cho những đánh giá các mặt thiệt hại khác để có được một ước lượng cho tổng thiệt hại do ô nhiễm của dòng sông, làm cơ sở cho những quyết định chính sách trong dài hạn.

TÀI LI U THAM KHO :

- David Pearce and Ece Ozdemiroglu at al, (2002) : Economic Valuation with Stated Preference Technique – Summary Guide published by Department for Transport, Local Government and the Region – Publication Sales Center ; Printed in Great Britain.

- Phm Khánh Nam (2006) : Phương pháp đánh giá giá trị môi trường – Kinh tế môi trường, bài giảng 7, khoa Kinh Tế Phát Triển - Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ

Chí Minh.

- Phùng Thanh Bình (2006) : Đánh giá giá trị môi trường – Kinh tế môi trường, bài giảng 4, khoa Kinh Tế Phát Triển - Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh.

- Nhà xut bn bn đồ (4-2007) - Bản ĐồĐồng Bằng Sông Cửu Long (2007) - SốĐKXB : 15-2007/CXB/145-492/BaĐ.

- Website ca tnh Đồng Nai, http://www.dongnai.gov.vn , truy xut trong thi gian t tháng 3-2008 đến tháng 6-2008.

- Website sTài nguyên Môi trường tnh Đồng Nai

http://www.dongnai.gov.vn/bo_may_chinh_quyen/S_B_Nganh/Tai_nguyen_mo i_truong, truy xut trong thi gian t tháng 3-2008 đến tháng 6-2008.

- Website ca Ban Qun Lý các khu công nghip Đồng Nai,

http://www.diza.emsvn.com, truy xut trong thi gian t tháng 3-2008 đến tháng 6-2008.

- Website ca tnh Bà Ra – Vũng Tàu , http://www.baria-vungtau.gov.vn

,truy xut trong thi gian t tháng 3 – 2008 đến tháng 6-2008.

- Website ca ban qun lý các khu công nghip tnh Bà Ra – Vũng Tàu ,

http://bqlkcn.baria-vungtau.gov.vn/, truy xut trong thi gian t tháng 3-2008

đến tháng 6-2008.

- Web ca S Khoa Hc – Công Ngh tnh Bà Ra – Vũng Tàu,

http://sokhcn.baria-vungtau.gov.vn/, truy cp trong thi gian t tháng 3-2008

đến tháng 6-2008.

- B môn toán kinh tế - Đại hc kinh tế Tp. HCM (2006) : Giáo trình kinh tế

lượng – Nhà xut bn Tp. HCM .

- Techniques for environmental economic valuation – Web link

http://www.ecosystemvaluation.org, truy xut trong thi gian t tháng 3- 2008 đến tháng 8-2008.

- Environment / Evaluation Method Ricoh Global,

http://www.ricoh.com/environment/management/method, truy xut t tháng 3-2008 đến tháng 6-2008

- Environmental Economics Environmental Valuation,

http://www.csc.noaa.gov/coastal/economics/envvaluation.htm, truy xut t

tháng 3-2008 đến tháng 8-2008

- Techniques for Environmental Economic Valuation,

http://www.epa.qld.gov.au/publications/p00710aa.pdf/Techniques_for_envi ronmental_economic_valuation.pdf, truy xuất ngày 10 tháng 4 -2008

Ph lc I - Tiêu chun nước mt – TCVN 5942 –1995 :

1 Phm vi áp dng.

1.1 Tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt.

1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng để đánh giá mức độ ô nhiễm của một nguồn nước mặt.

2 Giá tr gii hn.

2.1 Danh mục các thông số, chất ô nhiễm và mức giới hạn cho phép trong nước mặt nêu trong bảng.

2.2 Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số và nồng

độ cụ thểđược quy định trong các TCVN tương ứng.

Giá tr gii hn cho phép ca các thông s và nng độ các cht ô nhim trong nước mt Giá tr gii hn TT 1 Thông số PH Đơn v- A 6 đến 8,5 B 5,5 đến 9 2 BOD5 (200C) mg/l < 4 < 25 3 COD mg/l < 10 < 35

4 Oxy hoà tan mg/l >= 6 >= 2

5 Chất rắn lơ lửng mg/l 20 80 6 Asen mg/l 0,05 0,1 7 Bari mg/l 1 4 8 Cadimi mg/l 0,01 0,02 9 Chì mg/l 0,05 0,1 10 Crom (VI) mg/l 0,05 0,05 11 Crom (III) mg/l 0,1 1

12 Đồng mg/l 0,1 1 13 Kẽm mg/l 1 2 14 Mangan mg/l 0,1 0,8 15 Niken mg/l 0,1 1 16 Sắt mg/l 1 2 17 Thuỷ ngân mg/l 0,001 0,002 18 Thiếc mg/l 1 2 19 Amoniac ( tính theo N) mg/l 0,05 1 20 Florua mg/l 1 1,5 21 Nitrat ( tính theo N) mg/l 10 15 22 Nitrit ( tính theo N) mg/l 0,01 0,05 23 Xianua mg/l 0,01 0,05 24 Phenola (tổng số) mg/l 0,001 0,02 25 Dầu, mỡ mg/l không 0,3 26 Chất tẩy rửa mg/l 0,5 0,5 27 Coliform MPN/100 ml 5000 10 000 28 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật (trừ DDT) mg/l 0,15 0,15 29 DDT mg/l 0,01 0,01 30 Tổng hoạt độ phóng xạα Bq/l 0,1 0,1 31 Tổng hoạt độ phóng xạβ Bq/l 1,0 1,0 Chú thích:

- Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt ( nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).

-Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có quy định riêng.

Báo Đồng Nai - Các hãng tàu t chi vào sông Th Vi :

Nước sông Thị Vải ô nhiễm:

Nhiều tàu thuyền không muốn vào cảng Gò Dầu B (23:01 06/06/2008)

(ĐN)- Hơn tháng nay, nhiều tàu thuyền vận chuyển hàng hóa ra vào cảng Gò Dầu B (huyện Long Thành) đã từ chối vận chuyển nguyên liệu cho các nhà máy ở KCN Gò Dầu B vì e ngại nước sông Thị Vải quá ô nhiễm, sẽ gây hư hỏng vỏ tàu (do bị ăn mòn). Tình trạng này gây khó khăn không ít về nguyên liệu sản xuất cho nhiều công ty như: Exon, TPC, Mobil, Shell... Trong đó, nặng nề nhất là Công ty phân bón Việt – Nhật đã thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu. Một số công ty có giao dịch vận chuyển hàng hóa từ cảng này cho biết sẵn sàng bỏ tiền để khảo sát tình trạng ô nhiễm sông Thị Vải, làm cơ sở thuyết phục các công ty vận tải biển tiếp tục giao nguyên liệu tại các cảng thuộc cảng Gò Dầu B như trước đây.

Ph lc III - Phn ánh ca công lun :

Đồng Nai: Sông Th Vi b ô nhim nghiêm trng vì nước thi t KCN Gò Du – Vedan

Công an nhân dân, ngày 13/07/2007 Lượng nước thải hàng ngày 6.934m3 của 15 doanh nghiệp trong khu công nghiệp Gò Dầu – Vedan và 4.152m3/ngày nước thải nhiệt của Công ty VeDan đã và đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Thị Vải.

Hiện nay, Khu công nghiệp Gò Dầu - Ve Dan có 21 dự án đăng ký, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động. Trong khu công nghiệp này luôn tồn tại một khối lượng nguyên liệu có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ, độc hại. Ngoài ra, ởđây còn có 10 cảng biển và cảng sông (gồm 8 cảng chuyên dùng, 2 cảng tổng hợp) cho tàu có trọng tải từ 2.000-5.000 tấn, mỗi tháng 30-40 lượt tàu ra vào cảng.

Đặc biệt, các loại hóa chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại chủ yếu được vận chuyển qua cảng và hệ thống đường ống dẫn từ cầu cảng vào đến bồn chứa trong các doanh nghiệp, lượng hàng hóa bốc dỡ hàng năm qua hệ thống cảng của Khu công nghiệp Gò Dầu - VeDan rất lớn từ 450.000-500.000 tấn. Nhưng điều đáng báo động là

Một phần của tài liệu 153 Ước lượng giá trị kinh tế vận tải thủy. Nghiên cứu điển hình Sông Thị Vải (Trang 59 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)