2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 1 Tăng cường công tác quản trị chiến lược kinh doanh
2.6. Tăng cường công tác Marketing; củng cố, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
tiêu thụ sản phẩm
2.6.1. Vai trò
Với khoảng thời gian trung và ngắn hạn một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp và ngược lại, nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động trực tiếp đến tính khả thi của kế hoạch sản xuất. Trong thực tế, nhịp độ cũng như các diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và các diễn biến của hoạt động tiêu thụ trên thị trường. Vậy trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm là hoạt động rất quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.6.2. Nội dung
- Chủ động nghiên cứu, xác định nhu cầu thị trường để có các hoạt động đầu tư, các chính sách tiêu thụ sản phẩm thích hợp.
- Tăng cường sự hợp tác ổn định và lâu dài với các bạn hàng cũ; tích cực tìm kiếm bạn hàng, đối tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm mới.
- Kế hoạch hoá chi phí kinh doanh tiêu thụ.
- Sử dụng triệt để lợi thế về hoạt động cung ứng sản phẩm đến khách hàng.
- Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng là đối tượng duy nhất mà Công ty phải tận tuỵ phục vụ và thông qua đó, Công ty mới có cơ hội thu được lợi nhuận.
- Tạo sự tín nhiệm, uy tín và danh tiếng của Công ty trên thị trường, trong nhiều lĩnh vực. Chính uy tín và danh tiếng là điều kiện đảm bảo hiệu quả lâu dài cho Công ty.
- Giải quyết tốt các mối quan hệ với các Công ty trong ngành, các đơn vị đối tác; các cơ quan quản lý nhà nước… làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi, hiệu quả kinh doanh mới gắn liền với hiệu quả xã hội.
2.6.3. Điều kiện thực hiện
- Có một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, nhất là về lĩnh vực quản trị kinh doanh.
- Có nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
2.6.4. Lợi ích
- Giảm chi phí tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến chi phí kinh doanh giảm, do đó hiệu quả kinh doanh được nâng cao.
- Từng bước chuyên môn hoá công tác Marketing, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ.
Kết luận
Nằm lọt giữa vùng nông thôn và miền núi, trở thành trung tâm công nghiệp và là nơi có truyền thống cách mạng, Công ty than Mạo Khê đã trở thành mảnh đất tốt, tạo điều kiện cho mọi người hoạt động, công tác và lao động sản xuất.
Hơn 50 năm kể từ khi khôi phục và phát triển (từ 1954 đến nay) là chặng đường đầy gian lao và thử thách. Từ hoang tàn đổ nát, sản xuất hoàn toàn thủ công, đến nay đã cơ bản cơ giới hoá nhiều khâu, trở thành dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Nhà ở, nhà làm việc, nhà mẫu giáo, nhà trẻ, khu vui chơi giải trí khang trang sạch đẹp. Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty là cơ sở tạo nên thị trấn Mạo Khê sầm uất ngày nay.
Để đạt được những kết quả trên, Công ty than Mạo Khê đã không ngừng phấn đấu, giải quyết hiệu quả các vấn đề như cải thiện năng lực sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lý, giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, chú trọng công tác an toàn lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất kinh doanh. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân có tay nghề cao….
Là sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân, lại được thực tập tại Công ty than Mạo Khê, một trong những Công ty có lịch sử phát triển hào hùng và là nơi có truyền thống cách mạng của tỉnh Quảng Ninh nói chung và trong ngành than nói riêng đã giúp tôi thêm kiến thức thực tế rất nhiều. Từ đó vận dụng tổng hợp kiến thức đã được học vào việc giải quyết các vấn đề quản trị thực tiễn tại Công ty nhằm củng cố kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao tại đơn vị mình đang công tác.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Quản trị kinh doanh tổng hợp, Khoa Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Ngô Thị Việt Nga, cùng các cán bộ của Công ty than Mạo Khê đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, song với thời gian và kiến thức có hạn, bản báo cáo này còn có nhiều khiếm khuyết, rất mong sự động viên và đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán bộ công nhân viên Công ty than Mạo Khê cùng anh chị em trong lớp QTKD tổng hợp – K6 để bản báo cáo này được hoàn chỉnh và có chất lượng hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp của Trường Đại học KTQD. 2. Tài liệu về truyền thống công nhân Công ty than Mạo Khê.
3. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (2001-2005). 4. Báo cáo tổng hợp lao động và trình độ lao động (2005). 5. Kế hoạch kinh tế – xã hội của doanh nghiệp (2006-2010)