Quy trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN (Trang 56 - 58)

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm

Bước 1: Biên soạn các phiếu học tập hướng dẫn tự học nhằm hình thành các kỹ năng tự học cho SV.

Bước 2: Soạn giáo án thực nghiệm

Bước 3: Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm

Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm Bước 2: Tiến hành thực nghiệm

- Kiểm tra đầu ra được tiến hành ngay sau thực nghiệm, nhằm xác định kết quả học tập của SV ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.

- Kiểm tra tính vững chắc của tri thức được tiến hành sau khi kết thúc học phần.

Giai đoạn 3: Xử lý kết quả thực nghiệm

Bước 1: Xây dựng chuẩn và thang đánh giá (Chúng tôi căn cứ vào mức độ lĩnh hội tri thức và kĩ năng của sinh viên để xây dựng thang đánh giá)

* Các trình độ tri thức

- Mức độ tái hiện: thông báo lại toàn bộ nội dung tri thức đã học theo trí nhớ.

- Mức độ biết và hiểu: nhận biết, phân biệt, có khả năng khái quát. - Mức độ vận dụng: Vận dụng tri thức lí luận vào giải quyết các vấn đề về tâm lý học, đồng thời vận dụng lí luận vào giải quyết các bài tập thực hành trong những tình huống quen thuộc.

- Mức độ sáng tạo: Vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề lý luận có tính chất phức tạp, đòi hỏi người học phải có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ nhận thức hoặc giải quyết các bài tập thực hành tâm lý học trong tình huống mới lạ.

* Các mức độ kỹ năng:

- Mức độ kỹ năng trình bày bài kiểm tra một cách lôgíc khoa học.

- Mức độ kỹ năng biết vận dụng lí thuyết để lý giải, đánh giá các quan điểm tâm lý học và các tình huống dạy học.

- Mức độ kỹ năng biết vận dụng tri thức để xác định đúng đắn cơ sở khoa học của vấn đề trình bày và biết xác định cách thức tác động sư phạm, xác định các tình huống dạy học.

- Mức độ kỹ năng vận dụng tri thức để giải quyết các bài tập nhận thức và các bài tập tình huống hoàn toàn độc lập theo suy nghĩ của cá nhân, có cơ sở khoa học, có lập luận chặt chẽ, lô gíc, có tính sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề.

Bước 2: Xử lý kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)