Phương hướng đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 78 - 82)

Bảng 2.6 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở Bắc Ninh thời kỳ 1997-2005.

3.1.2. Phương hướng đào tạo và sử dụng NNL trong quá trình CNH, HĐH.

HĐH.

Để thực hiện mục tiêu của CNH, HĐH trong phát triển KT-XH, hoạt động đào tạo và sử dụng NNL của Bắc Ninh trong thời gian tới theo định hướng sau:

3.1.2.1. Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại NNL cả về số lượng, chất lượng cho CNH, HĐH .

Mục tiêu đào tạo NNL là phải đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và phát triển KT- XH và nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30%, Hội nghị lần thứ II BCHTW khóa VIII Đảng ta xác định: "Phát triển đào tạo đại học, THCN, đẩy mạnh đào tạo công nhân lành nghề bảo đảm có nhiều nhân tài cho đất nước. Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình KT-XH của từng vùng phục vụ cho sự chuyển đổi cơ cấu lao động cho CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn… Đào tạo đủ công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, có tính đến nhu cầu xuất khẩu. Tại Đại hội IX, Đảng ta đã khẳng định: "Tiếp tục quán triệt quan điểm Giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển Giáo dục đào tạo… Định hình quy mô giáo dục đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo nhất là cơ cấu cấp học theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển NNL phục vụ phát triển KT-XH. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên các cấp" [8, tr.292]. Do vậy, thời gian tới cần:

- Đào tạo NNL phải chú trọng phát triển toàn diện, góp phần tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH, có tinh thần ham hiểu biết, có tư duy sáng tạo, làm chủ khoa

học kỹ thuật hiện đại, có ý thức và năng lực hợp tác, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội, với môi trường tự nhiên, có nếp sống lành mạnh và sức khỏe tốt để học tập, lao động suốt đời, muốn vậy phải:

+ Mở rộng quy mô đào tạo đi đôi với coi trọng chất lượng Giáo dục đào tạo và hiệu quả sử dụng, đáp ứng yêu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài cho CNH- HĐH.

+ Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo và trình độ đào tạo (chính quy, không chính quy) và các hình thức như đào tạo từ xa, rèn luyện kỹ năng, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng lại cho công nhân đang làm việc theo chu kỳ 5năm/ 1 lần để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH- HĐH.

+ Cần tập trung sức nhanh chóng phát triển đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực cho 17 cụm công nghiệp địa phương, khu công nghiệp Từ Sơn và khu công nghiệp Quế Võ. Đẩy mạnh việc đào tạo lại nhằm bổ túc kiến thức nâng cao năng lực mới, kiến thức công nghệ hiện đại góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý cho đội ngũ lao động đang sử dụng để nâng cao năng suất lao động.

-Trong quá trình đào tạo và đào tạo lại cần thực hiện đồng thời các mặt như: thay đổi cơ cấu lao động nâng cao chất lượng trình độ kỹ thuật công nghệ và tăng cường năng lực quản lý. Trong đó đào tạo lao động kỹ thuật để nhanh chóng khắc phục mặt yếu kém của NNL ở Bắc Ninh hiện nay. Cụ thể:

+ Đối với giáo dục phổ thông: giữ vững thành quả phổ cập tiểu học và THCS, tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi vào THPT từ 57% năm 2000 lên 65% năm 2005 và 75% vào năm 2010 [22, tr.7-8].

+ Đối với THCN cần mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung học dựa trên nền tảng học vấn THCS. Thu hút 10% học sinh trong độ tuổi vào các trường THCN trong năm 2005 và 15% vào năm 2010 [22, tr.9].

Phát triển nghề ngắn hạn, đặc biệt ở nông thôn để thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Thu hút học sinh sau THCS vào học các trường dạy nghề tới 2005 đạt tỷ lệ 25% trong độ tuổi và 30% năm 2010 [22, tr.9].

+ Đối với đại học và cao đẳng: cần đáp ứng tốt yêu cầu nhân lực trình độ cao cho CNH-HĐH và phát triển bền vững, nâng sức cạnh tranh và đặc biệt đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH phát triển theo hướng kinh tế tri thức. Do đó một mặt củng cố phát triển trường Cao đẳng Cộng đồng và mặt khác nâng trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh lên Đại học, xây dựng một trường Đại học dân lập [22, tr.9].

3.1.2.2. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cung cầu về NNL qua đào tạo cho các lĩnh vực KT-XH.

-Lĩnh vực công nghiệp-xây dựng: Tăng quy mô và điều chỉnh cơ cấu đào tạo để đến năm 2010 có 60 - 65% lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng được đào tạo, trong đó 7,5% có trình độ Cao đẳng trở lên, 15% THCN; 42% CNKT. Ưu tiên đào tạo cho các ngành công nghiệp then chốt, các KCN tập trung, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động và cho nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động, ưu tiên các lĩnh vực chế biến nông sản và công nghiệp vật liệu xây dựng [12, tr.10].

-Đối với nông nghiệp - lâm nghiệp: Phấn đấu năm 2010 đạt 20 đến 30%, trong đó trình độ cao đẳng trở lên có 4%, THCN là 7%, CNKT: 9 - 12%. Chú ý đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để phát triển kinh tế trang trại [12, tr.10]. Đồng thời với việc nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào năm 2010 tiến dần tới sự hợp lý về cơ cấu trình độ giữa cao đẳng, đại học - THCN - công nhân lành nghề trên thế giới là 1 - 4 - 10.

-NNL cho một-số ngành và lĩnh vực xã hội khác:

+ Bảo đảm đủ đội ngũ cán bộ cho ngành Y cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Chú trọng đào tạo về kỹ thuật Y tế theo kịp trình độ khu vực, đồng thời đào tạo cán bộ có hiểu biết về Y tế cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tại tuyến cơ sở.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác và cán bộ quản lý về văn hóa, thể dục thể thao cho các địa phương.

+ Tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho công chức nhà nước từ cấp xã trở lên.

3.1.2.3. Phát huy việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả NNL, trong đó đặc biệt chú ý NNL qua đào tạo.

Mục tiêu KT-XH đã đưa ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII chỉ có thể đạt được khi phát huy tối đa NNL hiện có để khai thác các lợi thế về đất đai, tài nguyên. Muốn vậy Bắc Ninh cần xác định được tổng cầu lao động của toàn bộ nền kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành, theo khu vực thành thị và nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hóa, CNH-HĐH. Trên cơ sở đó một mặt thực hiện điều chỉnh đào tạo NNL để đáp ứng yêu cầu, mặt khác cần đẩy nhanh sự phân công lại lao động, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, giảm dần lao động trong nông nghiệp từ 73,6% năm 2000 xuống 48,29% năm 2005 và xuống đến 21,5% năm 2010(xem bảng 3.2).

Bảng 3.2. Dự báo cơ cấu lao động tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010.

Đơn vị: %

Ngành kinh tế Thời gian

2000 2005 2010

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 73,6 48,29 21,5

Công nghiệp-xây dựng 14 29,12 51,9

Dịch vụ 12,4 22,59 26,6

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh năm 2005 [30]

Đồng thời với việc làm trên cần tích cực tạo việc làm mới và ổn định để thu hút được nhiều lao động, giảm tỷ lệ người thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên 85%.

Việc sử dụng NNL qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là vấn đề quan trọng nhất của sử dụng NNL trong quá trình CNH-HĐH, bởi đây là bộ phận quyết định năng suất lao động chung trong toàn tỉnh. trong thời gian tới cần tạo điều kiện để NNL qua đào tạo có cơ hội làm việc rộng rãi, có chính sách thu hút, khuyến khích

lao động được đào tạo (nhất là bậc Đại học, Cao đẳng) về làm việc ở nông thôn, đặc biệt là ở các xã miền núi thông qua chế độ ưu đãi về thu nhập, điều kiện để tiếp tục học tập, có thể dễ dàng quay trở lại công tác tại miền xuôi và thành phố sau một số năm công tác nếu họ không muốn ở lại miền núi.

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ cung cầu trong đào tạo và sử dụng NNL trên cơ sở phân công lại lao động xã hội, thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH.

Một phần của tài liệu Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 đến nay-kinh nghiệm và giải pháp (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w