Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam (Trang 57 - 61)

Thứ nhất, doanh nghiệp cần chủ động huy động vốn từ mọi hình thức. Vốn luôn là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động vốn luôn là một yếu tố quan trọng, nguồn vốn càng đa dạng bao nhiêu thì càng san sẻ bớt rủi ro trong quá trình sử dụng vốn.Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn có vốn lớn gấp hàng chục, thậm chí là hàng trăm, hàng nghìn lần so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ của ta. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển trong một môi trường kinh doanh mà áp lực cạnh tranh và sự biến động kinh tế là rất lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế cần có sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là nguồn vốn. Vì thế doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn vốn để thực hiện đầu tư phát triển. Nguồn vốn có thể là từ vốn tự có của các doanh nghiệp, huy động vốn từ các tổ chức kinh

tế khác thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu, thậm chí có thể huy động vốn từ các nhân viên của doanh nghiệp.

Thứ hai.tận dụng tối đa hiểu biết về thị trường trong nước. Cho dù các tập đoàn bán lẻ có tập trung đầu tư nghiên cứu thị trường thì cũng không thể hiểu hết về thị trường Việt Nam bằng các doanh nghiệp Việt Nam. Sự hiểu biết về thị trường là một thế mạnh rất lớn của các doanh nghiệp trong nước. Nếu như biết tận dụng tốt thế mạnh này thì các doanh nghiệp trong nước có thể vững vàng cạnh tranh cùng các tập đoàn nước ngoài. Điều này đã được chứng minh rất rõ bởi sự thành công của các nhà bán lẻ Hàn Quốc để cạnh tranh và giữ được vị thế của mình, ngoài việc khai thác triệt để ưu thế về độ quen thuộc, thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của người dân; để bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu tiêu dùng của người dân, vốn rất nhanh nhạy với giá cả, chất lượng dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cần nhanh chóng đổi mới theo phương pháp quản lý kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp.

Thứ ba,đổi mới khâu tổ chức và quản lý. Để nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phân phối nói riêng, áp dụng công nghệ hiện đại là một trong những đòi hỏi cấp thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cái lợi đầu tiên trong việc đưa công nghệ hiện đại vào quản lý là con người bởi nó làm thay đổi tư duy làm việc của mọi vị trí trong mỗi doanh nghiệp, ứng dụng một hệ thống quản lý hiện đại, ban lãnh đạo doanh nghiệp có được thông tin nhanh chóng và chính xác. Các cấp quản lý có thể tối ưu hóa năng suất tại mỗi công đoạn, hợp lý hóa công việc, giảm chi phí...Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa cần coi thương mại điện tử là xu thế khách quan, một giải pháp hữu hiệu nhất nhằm rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, mở rộng hợp tác, quản lý điều hành kinh doanh nhanh chóng kịp thời với mức chi phí hợp lý nhất. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình chiến lược và kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử phù hợp với hoàn cảnh

của từng doanh nghiệp, xây dựng cho mình các website riêng và tăng cường đầu tư cho ứng dụng thương mại điện tử. Việc tham gia vào đúng lúc, đúng thời điểm với sự chuẩn bị đầy đủ sẽ mang lại những đột phá mang tính bước ngoặt cho công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Thứ tư, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa, đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị nội địa đang ngày càng khiến nhiều khách hàng chán nản. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng và quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO để thực sự mang lại hiệu quả trong quản lý điều hành, xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp không những ở trong nước mà cả trên thế giới.

Thú năm,nâng cao chất lượng lao động.Nguồn nhân lực được coi là vấn đề sống còn của mỗi một doanh nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa không nằm ngoại lệ. Vốn quý nhất của doanh nghiệp chính là vốn nhân sự, một đội ngũ lao động được đào tạo gắn kết cùng đồng lòng chia sẻ thuận lợi và vượt qua những thử thách gay go của quá trình kinh doanh là điều hết sức quan trọng. Ngành dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa thu hút một lượng lao động lớn, tuy nhiên do đặc thù của ngành nên lao động đến với ngành này phần lớn chưa qua đào tạo, trong khi nguồn cung lao động của ngành dịch vụ phân phối rất dồi dào, thực hiện hoạt động kinh doanh một cách nhỏ lẻ... điều này gây cho ngành dịch vụ phân phối hàng hóa một áp lực cạnh tranh rất lớn sẽ được tạo ra từ phía các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường này khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO. Có thể nói việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối sẽ không chỉ tạo ra những tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ít tác động về mặt xã hội ở Việt Nam . Chính vì vậy, việc nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa. Đặc biệt đối với phân phối bán lẻ,

các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa về đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên như khả năng giao tiếp giữa người với người, đánh giá nhu cầu, kỹ năng thương lượng, các kỹ năng giải quyết vấn đề. Chính những kỹ năng đó sẽ tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ sáu, mở rộng thị trường tới khu vực nông thôn.Thị trường nông thôn đang trở thành một thị trường tiềm năng với khoảng 60 triệu dân và thu nhập ở nông thôn cũng ngày một tăng dần, chuyển đổi cơ cấu hiệu quả sẽ bùng phát sức mua tại các khu vực này.Và khi mở rộng thị trường tới vùng nông thôn, các doanh nghiệp nước ta không những tránh được các sức ép cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp FDI mang đến mà còn được hưởng lợi rất lớn từ sự ưu tiên về vị trí, về mặt bằng cũng như sự ưu tiên trong các chính sách phát triển của nhà nước.

KẾT LUẬN

Xét cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế, thì nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển đúng hướng và những tác động tích cực của mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ là hoàn toàn có thể nhận thấy được. Nếu như trước khi có các doanh nghiệp FDI đầu tư, lĩnh vực phân phối nước ta hoàn toàn mang tính chất tự phát, truyền thống thì trong những năm qua, lĩnh vực này đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tiên tiến và hiện đại hơn. Nhưng, khi lĩnh vực này được mở cửa một cách sâu rộng mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng tốt nhất nguồn vốn FDI thì nguy cơ các doanh nghiệp nước ngoài thao túng thị trường nước ta là hoàn toàn có thể xẩy ra. Sau một thời gian nhất định nữa, những mặt tích cực và tiêu cực mà dòng vốn này mang lại sẽ xuất hiện rõ nét hơn. Nếu chúng ta có thể hoàn thiện các cơ chế chính sách, phát triển bền vững thị trường trong nước thì việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ sẽ hỗ trợ không nhỏ tới công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của nước ta.Qua đây, chúng tôi chỉ xin đua ra một số giải pháp để có thể

giúp cho lĩnh vực bán lẻ Việt Nam có thể phát triển một cách toàn diện tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.

Do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế, bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của thấy cô và các ban.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w