AJAX VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ

Một phần của tài liệu AJAX – Tương lai của của ứng dụng Web pdf (Trang 27 - 29)

Có thể nói, kể từ khi cái tên "Ajax" ra đời đến nay, tiềm năng của nó vẫn chưa được đánh giá hết và các nhà phát triển web vẫn còn đang mày mò nghiên cứu tìm ra những ứng dụng của công nghệ này. Đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều những ví dụ thể hiện khả năng đặc biệt của công nghệ này như các ứng dụng liệt kê ở đầu bài viết mà nổi bật nhất có thể kể đến Gmail và Google Map. Thử duyệt Google Map và chắc chắn bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước những gì mà Ajax có thể làm được: thử phóng to, thu nhỏ, di chuyển quanh bản đồ trong Google Map -

bạn gần như không phải đợi chút xíu nào; hình ảnh cứ xuất hiện thành một chuỗi liên tục như bạn đang xem bản đồ trên phần mềm ở máy mình vậy.

Tất nhiên, những ứng dụng như Gmail và Google Maps là những ví dụ vô cùng phức tạp của

những ứng dụng của công nghệ Ajax. Tuy nhiên, Ajax không chỉ thể hiện ưu điểm của nó đối

với các ứng dụng lớn như vậy. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Ajax cho những ứng dụng nhỏ hơn, thậm chí chỉ cho một số thành phần trong ứng dụng web của bạn để làm tăng khả năng tương tác với người dùng.

Có lẽ một trong những ứng dụng "nhỏ mà nổi tiếng" nhất của Ajax là tính năng "Live Search", bắt chước công nghệ Spotlight Apple mới giới thiệu trong phiên bản Mac OSX 10.4 Tiger. Gõ một ký tự vào ô tìm kiếm và một danh sách các kết quả xuất hiện ngay lập tức bên dưới, gõ thêm một ký tự nữa và danh sách đó tự động rút ngắn lại,… Bạn có thể tìm hiểu thêm về Live Search và cách tích hợp nó vào website của mình tại đây (tuy nhiên, việc có nên áp dụng hay không lại là chuyện khác, như sẽ phân tích ở phần sau).

Một số ứng dụng khác cũng khá phổ biến như:

Tính năng "Auto save" (lưu tự động): Sử dụng Ajax, bạn có thể bắt chước tính năng

của các phần mềm soạn thảo tự động lưu những gì người dùng đã gõ được sau một khoản thời gian nhất định (sẽ thật tuyệt nếu như các trình webmail có tính năng này. Nếu bạn sử dụng Gmail, bạn có thể sử dụng tính năng này bằng cách tải về trình bổ sung)

Kiểm tra trùng lặp: bạn tạo ra một mẫu đơn đăng ký với yêu cầu là tên đăng nhập phải

không bị trùng lặp với bất kỳ ai trong cơ sở dữ liệu. Thông thường, bạn sẽ bắt người dùng nhập hết thông tin và gửi đơn đăng ký lên máy chủ và rồi mới kiểm tra. Tại sao không kiểm tra ngay sau khi người dùng vừa mới chọn xong tên? Đây chính là ví dụ mà tớ đã viết ra để minh họa cho bài viết này (xem phân sau).

Dịch trực tuyến: bạn có thể sử dụng Ajax để tạo ra tính năng cho phép người dùng chỉ

cần chọn một từ trên trang web của bạn và hiển thị từ tương ứng của các ngôn ngữ khác (sử dụng các dịch vụ của các trang tự điển)

Các trang bán hàng trực tuyến: cập nhật theo thời gian thực danh sách những gì người

mua chọn và giá cả mà không cần phải tải lại trang web (ví dụ người dùng nhấn chọn thêm một mặt hàng, ngay lập tức nó xuất hiện trong danh sách bên cạnh và tổng giá tiền cũng sẽ được cập nhật tương ứng)

Hệ thống đánh giá ở các trang web nhạc số: Người dùng nhấn một nút đánh giá và

ngay lập tức nó sẽ được cập nhật vào hệ thống (hai trang Nhạc Số và Nhạc Việt có lẽ nên tìm hiểu áp dụng kỹ thuật này)

… và còn rất nhiều những ứng dụng khác mà bạn sẽ phát hiện ra thêm khi phát triển các ứng dụng của riêng mình.

CÓ NÊN SỬ DỤNG AJAX?

Không phải vì công nghệ này có quá nhiều điểm mạnh mà bạn nên áp dụng nó trong tất cả cá thành phần của trang web của mình. Công nghệ AJAX mặc dù giải quyết được nhiều vấn đề lại

tạo ra nhiều vấn đề khác, tập trung chủ yếu về khả năng tiếp cận của người dùng:

Bạn không thể lưu lại địa chỉ trang web (bookmark) chứa nội dung nào đó được tải

bằng công nghệ Ajax. Bản chất sử dụng một lớp trung gian để giao dịch khiến cho các ứng dụng web không có một địa chỉ nhất định cho từng nội dung (đây cũng là vấn đề bạn gặp khi sử dụng Frame trong thiết kế web). Một ví dụ rõ ràng nhất là bạn không thể nhấn nút "BACK" của trình duyệt để quay lại nội dung trước đó trong Gmail.

Tạo bối rối cho người dùng nếu bạn áp dụng công nghệ Ajax mà không suy nghĩ kỹ.

Người dùng thường đã quen với việc nhấn nút để thực hiện một tác vụ nào đó - trong khi Ajax cho phép bạn thực hiện thay đổi ngay lập tức. Đây là một điểm yếu khá nghiêm trọng: Bản chất của Ajax là không dung thứ ("forgiveless"). Chính vì bạn có thể thực hiện các thay đổi ngay lập tức, đôi khi người dùng chỉ vô tình cũng đã thay đổi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của bạn mà. Cách an toàn nhất là chỉ sử dụng Ajax để thực hiện các tác vụ kiểm tra mà không tác động trực tiếp đến dữ liệu, hoặc là bạn phải chắc chắn rằng mình cung cấp một cơ chế để khôi phục các lỗi vô tình, hoặc là bạn tạo ra một cơ chế để xác nhận mỗi khi hành động của người dùng có khả năng tạo ra những thay đổi dữ liệu.

Tương thích: Ajax chỉ hoạt động nếu trình duyệt hỗ trợ đối tượng XMLHttpRequest.

Đây là vấn đề mà Gmail gặp phải đối với trình duyệt Opera trước khi Opera 8 ra đời. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì các trình duyệt phổ biến nhất đều hỗ trợ XMLHttpRequest (Firefox, Internet Explorer, Opera 8, Sarafi). Cho dù vậy, hãy luôn xây dựng một cơ chế dự phòng trường hợp trình duyệt không hỗ trợ (ví dụ nếu người dùng sử dụng máy Palm,…)

Tương tác người dùng: Buồn cười là mặc dù Ajax giải quyết được một vấn đề then chốt

về tương tác người dùng của các ứng dụng web, nó lại tạo ra một số vấn để nhỏ khác. Chính vì Ajax thực hiện tác vụ quá nhanh nên đôi khi người dùng không tin là nó đã được thực hiện! Tất nhiên đây đơn thuần là vấn đề về thói quen, tuy nhiên để đảm bảo khả năng tương tác ở mức tốt nhất, bạn nên có một cơ chế giúp xác nhận những gì đang

diễn ra ở bên trong. Bạn có thể lấy ví dụ minh họa của tớ (xem phần sau) để tham khảo, hoặc xem một ví dụ khác ở đây.

Một phần của tài liệu AJAX – Tương lai của của ứng dụng Web pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)