BẢNG 2.1 THỐNG KÊ GIAO DỊCH TỪ 24/6/2009 ĐẾN 31/12/2010 KLGD GTGD phiên cu UPCOM-Index ố i tháng

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam potx (Trang 29 - 38)

Tháng Khối lượng (cổ phiếu) Tăng/Giảm so với tháng trước (%) Giá trị (tỷ đồng) Tăng/Giảm so với tháng trước (%) Điểm Tăng/Giảm so với phiên cuối tháng trước (%) 6/09 2,134,247 35.56 81.83 7/09 6,189,183 80.11 76.06 (7.05) 8/09 4,648,788 (24.89) 62.71 (21.72) 66.16 (13.02) 9/09 7,756,569 66.85 107.03 70.67 66.67 0.77 10/09 9,337,734 20.38 134.65 25.81 72.72 9.07 11/09 5,142,972 (44.92) 70.33 (47.77) 57.98 (20.27) 12/09 4,037,826 (21.49) 51.66 (26.55) 53.82 (7.17) 01/10 5,675,667 40.56 72.86 41.04 52.43 (2.58) 02/10 4,926,628 (13.20) 63.88 (12.33) 46.74 (10.85)

03/10 9,012,201 82.93 126.45 97.95 44.92 (3.89) 04/10 16,612,592 84.33 255.36 101.95 47.07 4.79 05/10 18,777,173 13.03 271.97 6.50 48.97 4.04 06/10 8,820,739 (53.02) 148.66 (45.34) 48.45 (1.06) 07/10 29,400,390 233.31 542.92 265.21 52.55 8.46 08/10 11,819,579 (59.80) 181.77 (66.52) 49.28 (6.22) 09/10 9,360,605 (20.80) 139.52 (23.24) 45.67 (7.33) 10/10 6,216,510 (33.59) 93.24 (33.17) 42.35 (7.27) 11/10 12,381,406 99.17 157.74 69.18 41.18 (2.76) 12/10 11,649,168 (5.91) 131.76 (16.47) 45.19 9.74 Tổng 183,899,977 2,728.18

Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng khoán Hà Nội

Tháng 6/2009:

Với hơn 10 cổ phiếu giao dịch, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên ngày 24/6/2009 sàn UPCoM đạt hơn 1.05 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng tương đương giá trị xấp xỉ 19 tỷ đồng. Sau đó thị trường đã giảm điểm 3 phiên liên tiếp trong bối cảnh giao dịch trầm lắng do ảnh hưởng từ hai sàn niêm yết là HoSE và HNX, đa số các cổ phiếu đồng loạt giảm giá, tính thanh khoản thấp, nhà đầu tư chỉ tập trung vào các cổ phiếu ngành chứng khoán, giao dịch sụt giảm cả về khối lượng và giá trị. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 6/2009, chỉ số UPCoM – Index còn 81.83 điểm, giảm 18.17 điểm tương đương 18.17% so với phiên giao dịch đầu tiên.

Trong tháng đầu tiên được đưa vào vận hành, KLGD trên thị trường UPCoM đạt hơn 2 triệu cổ phiếu tương ứng với GTGD khoảng 35.56 tỷ đồng.

Tháng 7/2009:

Thị trường vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia giao dịch, tính thanh khoản chưa được cải thiện. Với đa số những phiên giảm điểm, chỉ số UPCoM-Index rơi khỏi mốc 70 điểm khi đứng ở mức 69.57 điểm vào ngày 21/7/2009. Tuy nhiên, hòa trong không khí sôi động của hai sàn niêm yết trong những phiên giao dịch cuối tháng 7, chỉ số UPCoM-Index đã bật tăng mạnh và cận kề mốc 80 điểm khi đạt 79.77 điểm vào ngày 29/7/2009, nhưng sau đó chỉ số này lại

quay đầu giảm và đạt 76.06 điểm ngày 31/7/2009, giảm 5.77 điểm tương đương 7.05% so với phiên giao dịch cuối tháng 6/2009.

KLGD tháng 7/2009 chỉ đạt hơn 6 triệu cổ phiếu ứng với GTGD hơn 80 tỷ đồng.

Tháng 8/2009:

Từ phiên 03/8/2009 đến phiên 14/8/2009 thị trường bức phá và tăng mạnh mặc dù có nhiều phiên điều chỉnh giảm, ngày 14/8/2009 UPCoM-Index đạt mức cao nhất với 96.54 điểm. Tuy nhiên sau đó thị trường lại đảo chiều giảm mạnh với 10 phiên giảm điểm liên tiếp mặc dù hai sàn niêm yết đã có những phiên tăng điểm ngoạn mục. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/8/2009 UPCoM-Index chỉ còn 66.16 điểm, giảm 9.9 điểm tương đương 13% so với phiên giao dịch cuối tháng 7/2009.

Thanh khoản giảm mạnh khi KLGD tháng này chỉ đạt hơn 4.6 triệu cổ phiếu ứng với GTGD hơn 62 tỷ đồng, giảm 24.89% về KLGD và 21.72% về GTGD so với tháng 7/2009.

Có thể nói trong tháng 8, với khối lượng niêm yết khá lớn so với các mã còn lại, cổ phiếu ABI của CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp có sức ảnh hưởng rất lớn trên thị trường, chỉ vài chục cổ phiếu cũng có thể làm UPCoM-Index tăng hay giảm. ABI là cổ phiếu tăng trần duy nhất trên sàn này trong nhiều phiên kéo UPCoM-Index tăng mạnh, nhưng thực chất chỉ là tăng ảo do chỉ có vài chục hoặc 10 cổ phiếu được giao dịch và dư bán sàn tới vài ngàn cổ phiếu nhưng không ai mua. Khi UPCoM-Index giảm mạnh 10 phiên thì giá cổ phiếu này bị giảm hơn một nửa do giảm sàn 10 phiên liên tiếp với mỗi phiên chỉ khớp có vài chục hoặc vài trăm cổ phiếu. Đến phiên 31/8/2009 mã duy nhất giảm sàn vẫn là ABI mặc dù sau 10 phiên giảm điểm liên tiếp UPCoM-Index đã tăng trở lại ở mức 66.16 điểm khi kết thúc phiên giao dịch.

Như vậy phương thức khớp lệnh thỏa thuận tại sàn UPCoM đã bộc lộ hạn chế khi không thể hiện được giá trị thực của cổ phiếu, các cổ phiếu rất dễ bị làm giá. Như thực tế nêu trên, cổ phiếu ABI dư bán sàn lớn, không ai đặt mua, nhưng

giá sàn. Điều này sẽ kéo giá trung bình của ngày lên cao để làm giá đóng cửa và mở cửa cho ngày hôm sau.

Tháng 9/2009:

Sau phiên tăng điểm ngày 31/8/2009, UPCoM-Index lại tiếp tục giảm thêm 4 phiên liên tiếp vào đầu tháng 9/2009, KLGD giảm mạnh có phiên chỉ khoảng 107,060 cổ phiếu được giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 9/2009, trong khi hai chỉ số của thị trường niêm yết giảm điểm thì chỉ số UPCOM-Index lại tăng nhẹ khi đóng cửa ở mức 66.67 điểm, tăng 0.51 điểm tức 0.77% so với phiên đóng cửa cuối tháng 8/2009.

Thanh khoản thị trường tăng vọt khi KLGD đạt hơn 7.7 triệu cổ phiếu ứng với GTGD hơn 107 tỷ đồng, tăng 66.85% về KLGD và 70.67% về GTGD so với tháng 8/2009. Tuy nhiên, KLGD tháng 9 cao hơn tháng 8 chủ yếu vẫn nhờ cổ phiếu của các CTCK và Ngân hàng, các mã cổ phiếu này ngày càng được giao dịch nhiều hơn (trung bình 330,000 cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên). Sự chênh lệch về KLGD giữa các cổ phiếu cũng ngày càng tăng, tính riêng 4 mã có KLGD nhiều nhất đã chiếm trên 80% KLGD toàn thị trường.

Tháng 10/2009:

Đầu tháng 10/2009 thị trường tiếp tục xen kẽ những phiên tăng giảm điểm nhưng xu hướng chính vẫn là đi xuống, sau đó tăng dần với biên độ nhẹ. Từ phiên 12/10 thị trường bật tăng trở lại với xu hướng tăng ngày càng rõ khi có 8 phiên tăng điểm liên tiếp, tuy nhiên KLGD lại giảm nhẹ. Đến phiên 21/10/2009 đà tăng bắt đầu hãm lại và thị trường quay đầu giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 10 UPCoM-Index đạt 72.72 điểm, tăng 6.05 điểm tương ứng 9% so với phiên giao dịch ngày 30/9/2009.

KLGD đạt hơn 9.3 triệu cổ phiếu tương đương KLGD hơn 134 tỷ đồng, tăng 20.38% về KLGD và 25.81% về GTGD so với tháng 9/2009.

Tháng 11/2009:

Tiếp tục xu hướng giảm điểm ở các phiên cuối tháng 10/2009, các phiên giao dịch trong tháng 11 chủ yếu là giảm điểm, nhà đầu tư tham gia giao dịch chủ yếu

mang động thái thăm dò, KLGD và thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh, nhiều mã cổ phiếu không có giao dịch trong nhiều phiên liên tiếp. Trong tổng 21 phiên giao dịch trong tháng 11/2009 chỉ có 5 phiên tăng điểm, còn lại 16 phiên đều giảm điểm với biên độ mạnh, đặc biệt là 8 phiên giảm điểm liên tục từ 18/11 đến 30/11 (ngoại trừ phiên tăng điểm vào ngày 26/11) kéo UPCoM-Index xuống còn 57.98 điểm ở phiên giao dịch cuối tháng, giảm 14.74 điểm (20.27%) so với phiên giao dịch cuối tháng 10.

Các cổ phiếu có KLGD và GTGD nhiều nhất vẫn là các mã quen thuộc như APS, TAS, API, VDS và HIG. Giá giao dịch cổ phiếu UPCoM trong tháng này cũng có sự biến động mạnh khi có 14/25 mã cổ phiếu giảm giá, cá biệt có đến 3 mã giảm giá trên 30% so với phiên giao dịch bình quân cuối tháng 10 là: ABI giảm 36.72%; KMT giảm 36.51%; TNM giảm 33.33%. Bên cạnh đó cũng có những mã tăng mạnh như: CFC tăng 21%; DDN tăng 10.33% và BTC tăng 7.07%.

Thanh khoản thị trường giảm mạnh khi KLGD chỉ khoảng hơn 5.1 triệu cổ phiếu tương ứng GTGD đạt khoảng 70.33 tỷ đồng, giảm gần 45% về KLGD và hơn 47% về GTGD so với tháng 10/2009.

Tháng 12/2009:

Sang tháng 12/2009, thị trường vẫn tiếp tục sụt giảm, KLGD ngày càng giảm, có tới 6 mã không có giao dịch trong tháng là CT3, DNT, IME, KMT, TCO và TMW. Nhiều phiên có khoảng 200,000 cổ phiếu được giao dịch, thậm chí phiên 16/12 chỉ có 66,611 cổ phiếu được giao dịch với GTGD là 683.8 triệu đồng, thấp nhất từ trước đến nay. Từ phiên giao dịch ngày 24/12 trở đi mặc dù tính thanh khoản của thị trường được cải thiện do ảnh hưởng không khí sôi động của 2 sàn niêm yết nhưng thị trường vẫn trong xu hướng đi xuống. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2009 UPCoM đóng cửa ở mức 53.82 điểm, giảm 4.16 điểm (7.17%) so với phiên đóng cửa ngày 30/11/2009.

KLGD tháng này đạt hơn 4 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 52 tỷ đồng, giảm 21.49% về KLGD và 26.55% về GTGD so với tháng 11/2009.

Tháng 01/2010:

Sang tháng 01/2010, dù đã được HNX tuyên bố sẽ bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục nhằm tăng cường tính linh hoạt trong giao dịch tại sàn UPCoM trong năm 2010 nhưng thị trường vẫn chưa thoát khỏi tình trạng giao dịch èo uột mặc dù KLGD có tăng hơn so với tháng 12/2009.

Tháng này thị trường vẫn tiếp tục xu hướng đi xuống nhưng với biên độ nhẹ do nhà đầu tư vẫn giữ khoảng cách và thận trọng với thị trường này. Tuy nhiên KLGD và tính thanh khoản cũng đã cải thiện hơn so với tháng cuối năm 2009 (phiên có KLGD lớn nhất trong tháng là phiên 15/01 với 641,533 cổ phiếu được giao dịch; phiên có KLGD thấp nhất nhất trong tháng là phiên 27/01 với 142,937 cổ phiếu được giao dịch). Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/01/2010 UPCoM-Index đóng cửa ở mức 52.43 điểm, giảm 1.39 điểm tức 2.58% so với phiên đóng cửa ngày 31/12/2009.

KLGD đạt hơn 5.6 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 72.86 tỷ đồng, tăng 40.56% về KLGD và 41.04% về GTGD so với tháng cuối năm 2009. Đặc biệt mã API của Công ty CP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương ngày càng được giao dịch nhiều hơn với KLGD đứng thứ hai trên thị trường (sau APS) đạt 976,530 cổ phiếu chiếm 17.2% KLGD toàn thị trường, tương đương GTGD là 8.34 tỷ đồng. Thị trường vẫn còn nhiều mã không được giao dịch. Đặc biệt mã NT2 có khối lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch lớn nhất thị trường nhưng vẫn không có cổ phiếu nào được giao dịch trong tháng.

Tháng 02/2010:

Thị trường tiếp tục đi xuống, nhà đầu tư ngày càng không mặn mà với thị trường này, đặc biệt là sự đi xuống của 2 sàn niêm yết khiến nhà đầu tư mất đi niềm tin thị trường UPCoM có thể phục hồi trở lại. Chỉ sau 5 phiên giao dịch đầu tiên trong tháng, UPCoM-Index giảm xuống còn 50.32 điểm vào phiên 08/02. Sau đó thị trường tăng nhẹ trong 4 phiên nhưng cũng không cải thiện được UPCoM-Index do thị trường lại giảm mạnh trong 4 phiên tiếp theo kéo UPCoM–Index xuống mức

dưới 50 điểm, đóng cửa phiên 26/02 ở mức 46.74 điểm (giảm 5.69 điểm, tức 10.85% so với phiên đóng cửa ngày 29/01/2010).

Như vậy chỉ trong vòng hơn 8 tháng hoạt động UPCoM – Index đã giảm hơn 50% so với giá trị ban đầu là 100 điểm vào ngày 24/06/2009.

Tháng này, KLGD đạt gần 5 triệu cổ phiếu ứng với GTGD khoảng 64 tỷ đồng, giảm 13.2% về KLGD và 12.33% về GTGD so với tháng đầu năm 2010. KLGD giảm một phần cũng do các ngày nghỉ Tết Âm lịch rơi vào tháng 2/2010.

Tháng 3/2010:

Vào những phiên nửa đầu tháng 3/2010 thị trường vẫn tiếp tục đi xuống, tuy có vài phiên tăng điểm. Giao dịch trên UPCoM vẫn khá ảm đạm. Sau nhiều phiên giảm mạnh liên tiếp UPCoM-Index bị kéo xuống mức 42.96 điểm (mức thấp nhất từ trước đến nay) vào phiên 11/3 và 15/3. Những phiên nửa cuối tháng 3 thị trường đã được cải thiện hơn do những tín hiệu vui từ 2 sàn niêm yết đã ảnh hưởng phần nào đến thị trường, giao dịch nhiều hơn, thanh khoản tăng, nhà đầu tư bắt đầu trở lại thị trường sau vài phiên tăng điểm liên tiếp. Nhưng sự phục hồi mới bắt đầu và chưa được mạnh mẽ thì thị trường lại quay đầu giảm mạnh và bắt đầu điều chỉnh tăng giảm xen kẽ. Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3/2010 UPCoM-Index đóng cửa ở mức 44.92 điểm, tăng 1.82 điểm tức 3.89% so với phiên đóng cửa ngày 26/02/2010. Tháng này, tình trạng giao dịch vẫn không có gì thay đổi, thị trường vẫn chỉ tập trung vào mã các CTCK. Các mã khác có KLGD không đáng kể, tình trạng nhiều mã không có giao dịch vẫn tiếp diễn, đặc biệt là các mã mới lên sàn. KLGD đạt hơn 9 triệu cổ phiếu ứng với GTGD khoảng 126 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với tháng 02/2010.

Tháng 4/2010:

Thị trường lại tiếp tục những phiên tăng giảm với biên độ nhẹ, UPCoM- Index đóng cửa tại ngày 29/4 ở mức 47.07 điểm (tăng 2.15 điểm tức 4.79% so với phiên đóng cửa cuối tháng 3/2010).

Tuy nhiên KLGD trong tháng 4/2010 đã tăng hơn rất nhiều so với tháng 3/2010 với KLGD đạt hơn 16,6 triệu cổ phiếu tương ứng với GTGD hơn 255 tỷ

đồng, tăng 84.33% về KLGD và tăng gấp đôi về GTGD so với tháng 3/2010 nhờ sự đóng góp lớn từ giao dịch đột biến của cổ phiếu VDS.

Tháng 5/2010:

Bên cạnh những phiên giảm điểm với biên độ nhẹ, thị trường đã có những phiên tăng điểm liên tiếp, vượt qua ngưỡng 50 điểm ở phiên 5/5 và đạt mức 55.65 điểm ở phiên 10/5 trong khi cả hai sàn niêm yết điều chỉnh giảm mạnh. Sau đó thị trường lại tiếp tục giao dịch dè dặt và cầm chừng, đa số các cổ phiếu rơi vào tình trạng đứng giá hoặc không có giao dịch khiến UPCoM-Index đóng cửa tại ngày 31/5 ở mức 48.97 điểm, tăng 1.9 điểm tức 4.04% so với phiên đóng cửa cuối tháng 4/2010.

KLGD tháng này đạt hơn 18 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 272 tỷ đồng, tăng 13.03% về KLGD và 6.5% về GTGD so với tháng 4/2010.

Tháng 6/2010:

Sang tháng 6/2010, tuy có 14/22 phiên tăng điểm, đặc biệt có tới bảy phiên tăng điểm liên tiếp vào cuối tháng nhưng UPCoM-Index chỉ đạt 48.45 điểm vào phiên 30/6, giảm 0.52 điểm tức 1.06% so với phiên cuối tháng 5/2010.

Thị trường vẫn tiếp tục tình trạng có nhiều mã không được giao dịch, thanh khoản giảm mạnh so với tháng trước. KLGD đạt hơn 8.8 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 149 tỷ đồng, giảm 53% về KLGD và 45.34% về GTGD so với tháng 5/2010.

Tháng 7/2010:

Những phiên giao dịch đầu tháng 7/2010 thị trường có những phiên tăng điểm liên tiếp và vượt ngưỡng 60 điểm vào phiên 15/7 với mức 60.34 điểm và thanh khoản tăng đột biến. Thông tin về việc Bộ Tài chính ban hành thông tư mới cho

phép UPCoM được áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và thỏa thuận thông thường thay vì phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử như trước kia; thời gian giao dịch cũng được kéo dài từ 8h30 đến 15h00 (thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h30); điều kiện được một thành viên cam kết hỗ trợ không còn là điều kiện bắt buộc kể từ ngày 19/7/2010 đã thu hút được sự chú ý của giới đầu tư, dòng

tiền chảy vào thị trường UPCoM nhiều hơn, giao dịch sôi động và số mã tăng giá nhiều hơn trên bảng điện tử. Đồng thời tình trạng cổ phiếu không có giao dịch cũng được hạn chế.

Nhưng thật bất ngờ sau khi việc sửa đổi chính thức được áp dụng thì thị trường lại liên tục những phiên giảm điểm kéo UPCoM-Index xuống còn 52.55 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 30/7, tăng 4.1 điểm tức 8.46% so phiên với giao dịch cuối tháng 6/2010.

Tuy vậy, việc áp dụng phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục và kéo dài thời gian giao dịch đã phần nào thu hút nhà đầu tư, KLGD tháng này cao gấp 3 lần so với tháng trước, đạt hơn 29 triệu cổ phiếu ứng với GTGD gần 543 tỷ đồng.

Tháng 8/2010:

Thị trường lại tiếp tục những phiên tăng giảm điểm với biên độ nhẹ nhưng

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển thị trường UPCoM ở Việt Nam potx (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)