Giải thích sự hình thành quang phổ vạch của nguyên tử Hidro

Một phần của tài liệu Lý thuyết vật lý 12 - THPT Phong Điền doc (Trang 75 - 76)

a. Đặc điểm:

Một trong những thành công quan trọng của mẫu nguyên tử Bo là giải thích được đầy đủ sự tạo thành quang phổ vạch của hiđrô.

Người ta thấy các vạch trong quang phổ phát xạ của hiđrô sắp xếp thành những dãy xác định, tách rời hẳn nhau.

Trong vùng tử ngoại, có một dãy gọi là Lyman

Thứ hai là dãy gọi là dãy Banme (Balmer). Dãy này có một phần nằm trong vùng tử ngoại và một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Phần này có4vạch là đỏHα(λα = 0,6563µm); lam Hβ(λβ = 0,4861µm); chàm Hγ(λγ = 0,4340µm) và tím Hδ(λδ = 0,4102µm).

Trong vùng hồng ngoại có dãy gọi là dãy Pasen (Paschen)

b. Giải thích

Ở trạng thái bình thường (trạng thái cơ bản) nguyên tử hiđrro có năng lượng thấp nhất, electron chuyển động trên quỹ đạo K.

Khi nguyên tử nhận năng lượng kích thích, êlectron chuyển lên các quỹ đạo có mức năng lượng cao hơn: L, M, N, O, P . . .

Nguyên tử sống trong trạng thái kích thích trong thời gian rất ngắn (khoảng 10−8s ). Sau đó electrôn chuyển về các quỹ đạo bên trong và phát ra các phôtôn.

Mỗi khi electron chuyển từ một quỹ đạo có mức năng lượng cao xuống một quỹ đạo có mức năng lượng thấp thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu mức năng lượng

ứng với hai quỹ đạo đó.

hf =Ecao−Ethấp.

Mỗi phôtôn có tần số f lại ứng với một sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóngλ.

λ= c

f

Mỗi sóng ánh sáng đơn sắc lại cho một vạch quang phổ có một màu nhất định. Vì vậy quang phổ là quang phổ vạch.

Sự tạo thành các dãy được giải thích như sau:

Các vạch trong dãy Lyman được tạo thành khi êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo K:L vềK;M về K; N về K; O về K và P về K.

Các vạch trong dãy Banme được tạo thành khi các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo L.

+Vạch Hα ứng với sự chuyển M về L

+Vạch Hβ ứng với sự chuyểnN vềL

+Vạch Hγ ứng với sự chuyển O về L

+Vạch Hδ ứng với sự chuyển P về L

Các vạch trong dãy Pasen được tạo thành khi các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo M.

7.5 Hấp thụ ánh sáng. Phản xạ lọc lựa. Màu sắc của các vật7.5.1 Hấp thụ ánh sáng

Một phần của tài liệu Lý thuyết vật lý 12 - THPT Phong Điền doc (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)