DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÀU: 1 Sự cần thiết đầu tư :

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển đội tàu chở xăng dầu của tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Trang 32 - 35)

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỘI TÀU CHỞ XĂNG DẦU CỦA TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM

2.4 DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÀU: 1 Sự cần thiết đầu tư :

2.4.1- Sự cần thiết đầu tư :

Công ty Vận tải xăng dầu (VITACO) là một doanh nghiệp nhà nước có chức năng vận tải xăng dầu đường biển trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Công ty hiện nay đang quản lý và khai thác 06 tàu ven biển với tổng trọng tải trên 13.000 DWT và 02 tàu viễn dương có trọng tải hơn 50.000 DWT. Đội tàu của công ty chủ yếu vận chuyển xăng dầu nhập khẩu và nội địa cho Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.

Trong những năm qua, hoạt động vận tải của đội tàu mang lại hiệu quả cao. Hàng năm, ngoài việc tạo công ăn việc làm ổn định cho gần 400 cán bộ - công nhân viên còn lại gần 30 tỷ đồng lợi nhuận.

Trong đội tàu của Công ty ngoài 02 chiếc tàu viễn dương được Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đầu tư từ năm 1994 (Tàu Petrolimex 01 đầu tư vào tháng 7

năm 1994 và tàu Petrolimex 04 đầu tư vào tháng 5 năm 2001) có tình trạng tốt, còn lại đội tàu ven biển được tiếp quản từ chế độ cũ và các tàu Nhà Bè được đầu tư vào thập kỷ 80 đều có tuổi đời rất cao trung bình khoảng 30 tuổi (chiếc trẻ nhất Ấp Bắc 02 đóng năm 1986 tại Việt Nam, còn lại đều được đóng vào thập kỷ 70).

Kể từ năm 1995 nhu cầu vận chuyển xăng dầu tuyến Bắc-Nam đã giảm đáng kể do Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam dùng tàu lớn nhập thẳng xăng dầu từ nước ngoài về các cảng đầu mối vì vậy đội tàu nội địa dần dần trở nên dư thừa. Để tiếp tục sử dụng các tàu này, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã dùng các tàu để chở những lô hàng từ Trung Quốc, Thái Lan về Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng các tàu chạy các tuyến nói trên đã bộc lộ rất nhiều khuyết điểm của cỡ tàu này như : Trọng tải tàu không phù hợp với các lô hàng nhập vào cảng đầu mối hiện nay, chi phí cước/tấn xăng dầu cao không thể cạnh tranh được với các tàu lớn hơn. Tình trạng kỹ thuật của tàu kém nên liên tục bị khuyến cáo và tốn rất nhiều chi phí để đáp ứng được yêu cầu an toàn của các cảng nước ngoài.

Trong kế hoạch phát triển của mình, Công ty VITACO cần có kế hoạch thanh lý dần các tàu Nhà Bè và Ấp Bắc đến năm 2005, trước mắt là Nhà Bè 01, Ấp Bắc 04 sau đó là Ấp Bắc 03,02. Tuy nhiên việc thanh lý các tàu này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt như :

- Về kinh doanh : Sản lượng vận tải giảm dẫn đến doanh thu giảm.

- Về con người : Việc cắt giảm đồng nghĩa với việc một số cán bộ -công nhân viên không có việc làm, làm tăng số lao động dôi dư.

- Về mặt xã hội : Giảm phương tiện vận tải ven biển làm mất dần thị phần vận tải.

Để chủ động cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh doanh đối với các tuyến vận tải trên, việc xem xét thay thế các tàu hiện có với tình trạng kỹ thuật kém bằng các tàu mới hơn và có trọng tải phù hợp là cần thiết thực hiện ngay. Vì vậy để thực hiện phát triển đội tàu trong giai đoạn tới và hạn chế tối đa đến hoạt động

kinh doanh vận tải trong quá trình thanh lý đội tàu, việc xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp đội tàu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hiện đại, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu mới nhất của công ước quốc tế liên quan.

- Có tính năng kỹ thuật phù hợp đảm bảo hoạt động tại các khu vực bến cảng, luồng lạch có mớn nước hạn chế.

- Cỡ tàu : Tàu được chọn phải có mớn nước đảm bảo ra vào các cảng Trung Quốc lấy hàng (vì hiện nay phần lớn lượng xăng đều được nhập từ Trung Quốc) và vào được các cảng như Nha Trang, Quy Nhơn, Cần Thơ của Việt Nam. Khả năng tiếp nhận, mớn nước của một số cảng chính Việt Nam như sau :

+ Cảng Nha Trang : Độ sâu luồng 8,5m, tiếp nhận tàu 10.000DWT.

+ Cảng Quy Nhơn : Độ sâu luồng 8m, khả năng tiếp nhận tàu 10.000DWT + Cảng Cần Thơ : Độ sâu luồng 7,0m tuy nhiên có thể tiếp nhận tàu 15.000DWT có mớn nước thấp vào làm hàng. Cảng đang tiến hành xây dựng nâng cấp sức chứa lên 100.000m3 để tiếp nhận thêm mặt hàng xăng.

+ Các cảng Trung Quốc :

Cảng Maoming/Shuidong: Độ sâu luồng 7,5m. Tuy nhiên việc mua hàng ở Maoming không ổn định nên Tổng Công ty đã chuyển hướng mua hàng ở các cảng Quảng Châu, Phúc Kiến, Nam Kinh ..., các cảng này đều có độ sâu > 9m.

Với yêu cầu trên kết hợp với sức chứa tại các kho cảng đầu mối, nhu cầu vận chuyển các lô hàng xăng và dầu hỏa, do đó xác định chọn cỡ tàu có trọng tải dưới 12.000 DWT, mớn nước lớn hơn 7m để tiến hành khảo sát .

Việc đầu tư thêm tàu có trọng tải dưới 12.000 tấn nhằm để thay thế tàu Nhà Bè 01 và thay thế việc phải thuê tàu nước ngoài vận chuyển xăng các loại nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam. Khi xuất hiện nhà máy lọc dầu con tàu này vẫn được dùng để chở dầu từ nhà máy về các cảng đầu mối như Quảng Ninh, Nhà Bè, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ, Nha Trang.

Với mục tiêu trên và cân đối với nhu cầu hàng chuyên chở thì tàu mới mua sẽ khai thác trên tuyến chính là Trung Quốc -B12, Đà Nẵng hoặc Singapore- Nhà Bè.

2.4.2- Phân tích thị trường : * Nguồn hàng :

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển đội tàu chở xăng dầu của tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)