Phương pháp đánh giá nhanh khả năng chịu hạn của cây súp lơ giai đoạn mạ đã được xử lý đồng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯƠNG CỦA CuSO4 TỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HOÁ, NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÂY SÚP LƠ XANH MARATHON F1 TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 27 - 28)

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.5.1. Phương pháp đánh giá nhanh khả năng chịu hạn của cây súp lơ giai đoạn mạ đã được xử lý đồng

đoạn mạ đã được xử lý đồng

Đánh giá nhanh khả năng chịu hạn của súp lơ bằng cách gây hạn nhân tạo theo Lê Trần Bình và cộng sự [8]. Thí nghiệm được tiến hành với 5 công thức nhắc lại 3 lần (mỗi lần nhắc lại 5 chậu, mỗi chậu gieo 30 hạt).

* Chuẩn bị thí nghiệm: Cát vàng đãi sạch, phơi khô, cho vào các hộp lồng (khối lượng cát trong mỗi hộp lồng như nhau). Hạt súp lơ ngâm với dung dịch đồng theo các mức nồng độ khác nhau: 0,001%, 0,005%, 0,025%, 0,125%, sau đó ủ vào hạt vào khăn ẩm cho hạt nứt nanh thì bắt đầu đem gieo. Sau khi gieo hạt, tưới nước cho đủ ẩm, để dưới ánh sáng tự nhiên cho hạt nẩy mầm, đến giai đoạn 2 - 3 lá thì bắt đầu gây hạn.

* Tiến hành thí nghiệm gây hạn nhân tạo: Sau khi cây đã mọc được 2 - 3 lá thì bắt đầu gây hạn. Theo dõi số cây khô, cây chết sau 1, 3, 5 ngày, kể từ khi trong lô thí nghệm bắt đầu có cây héo. Sau đó tưới nước để đánh giá khả năng phục hồi của cây sau 1, 3, 5 ngày tưới nước liên tục.

* Đánh giá kết quả: Để đánh giá khả năng chịu hạn của cây súp lơ giai đoạn mạ, xác định các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ cây không héo (%) = Số cây không héo x 100 (2.9)

Tổng số cây xử lý

- Tỷ lệ cây phục hồi (%) = Số cây phục hồi x 100 (2.10)

Tổng số cây xử lý

V(%) = 2 1 V

x100

V (2.11)

Trong đó: V1: Khối lượng khô của rễ khi chưa gây hạn V2: Khối lượng khô của rễ sau khi gây hạn

V(%): Hàm lượng chất khô của rễ khi xử lí hạn so với ban đầu.

- Chỉ số tương đối về tác động hạn đến cây súp lơ được đánh giá theo công thức:

Sn = 1

2 sin (a.b + b.c + ... + k.a) (2.12)

Trong đó: Sn: Chỉ số tương đối về tác động của hạn đến cây súp lơ : Góc tạo bởi hai trục mang trị số liền nhau và = 360

9

a: Tỉ lệ cây không héo sau gây hạn 1 ngày (%) b. Tỉ lệ cây phục hồi sau tưới 1 ngày (%) c. Tỉ lệ cây không héo sau gây hạn 3 ngày (%) d. Tỉ lệ cây phục hồi sau tưới 3 ngày (%) e. Tỉ lệ cây không héo sau gây hạn 5 ngày (%) g. Tỉ lệ cây phục hồi sau tưới 5 ngày (%) h. Tỉ lệ chất khô của rễ sau gây hạn 1 ngày (%) i. Tỉ lệ chất khô của rễ sau gây hạn 3 ngày (%) k. Tỉ lệ chất khô của rễ sau gây hạn 5 ngày (%)

Chỉ số tương đối về tác động của gây hạn đến súp lơ phản ánh khả năng chịu hạn của một công thức. Chỉ số này được xác định bằng diện tích đồ thị hình rađa gồm 9 trục mang các trị số tương ứng a, b, c, ..., k của một công thức. Chỉ số Sn càng lớn thì khả năng chịu hạn của công thức càng lớn. Ngược lại, chỉ số Sn càng nhỏ thì công thức thí nghiệm càng ít có khả năng chịu hạn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯƠNG CỦA CuSO4 TỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ, SINH HOÁ, NĂNG SUẤT VÀ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÂY SÚP LƠ XANH MARATHON F1 TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)