con ở vườn ươm
Đưa cây con ra ngoài vườn ươm là giai đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, nó có ý nghĩa đến ứng dụng quá trình vi nhân giống vào thực tiễn sản xuất. Đề tài thử nghiệm ảnh hưởng của 5 khoảng thời gian huấn luyện cây con như sau: Không huấn luyện; huấn luyện 4, 8, 12, 16 ngày để nghiên cứu tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con ở vườn ươm. Kết quả thu được sau 4 tuần ngoài vườn ươm là:
Bảng 3.12: Ảnh hƣởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ sống của cây con tại vƣờn ƣơm sau 1 tháng (90 cây mạ/công thức)
Thời gian huấn luyện (ngày) Dòng UE35 Dòng UE56 Tỷ lệ sống (%) Chiều cao trung bình (cm) Tỷ lệ sống (%) Chiều cao trung bình (cm) 0 45,6 6,26 44,4 6,20 4 75,7 6,30 72,2 6,27 8 93,3 6,43 92,2 6,40 12 92,2 6,40 92,2 6,37 16 86,7 6,17 87,8 6,20
(Thời gian huấn luyện 28/8/2007 - 28/9/2008)
Từ kết quả bảng trên, thời gian huấn luyện có ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ sống của cây con tại vườn ươm. Cây con không được huấn luyện đạt tỷ lệ sống rất thấp (dòng UE35 là 45,6%, dòng UE56 là 44,4%). Tỷ lệ sống tăng lên với thời gian huấn luyện 4 ngày, 75,6% dòng UE35 và 72,2% ở dòng UE56. Thời gian huấn luyện 8 ngày đạt tỷ lệ sống giảm không đáng kể, tỷ lệ sống giảm ít ở thời gian huấn luyện 16 ngày. Qua quan sát thấy với công thức 16 ngày rễ của cây con trong bình thường bị đen, xuất hiện nhiều rễ chết, có thể đã chết sau khi cấy ra vườn ươm. Ngược lại với tỷ lệ sống, chiều cao trung bình ở cả 2 dòng thay đổi không đáng kể ở các công thức.
So sánh phương sai về ảnh hưởng của thời gian huấn luyện đến tỷ lệ sống và chiều cao của 2 dòng thu được kết quả (phụ lục 16): với dòng UE35 có giá trị Sig trong bảng phương sai tổng thể của chỉ tiêu tỷ lệ sống bằng 0,250, của chỉ tiêu chiều cao trung bình bằng 0,556. Dòng UE56 có giá trị Sig của chỉ tiêu tỷ lệ sống là 1,71, chỉ tiêu chiều cao trung bình 1,71. Như vậy phương sai của biến ngẫu nhiên bằng nhau.
Bảng phân tích phương sai thu được kết quả Sig trong bảng Anova, chỉ tiêu tỷ lệ sống ở 2 dòng đều bằng 0,00. Vì thế, tỷ lệ sống của 2 dòng ở các công thức có
sự sai khác với α = 0,05, giá trị Sig của chiều cao trung bình ở 2 dòng đều > 0,05 (bằng 0,186 ở dòng UE35 và dòng UE56 là 0,32). Ta thấy chỉ số chiều cao trung bình của cây con ở hai dòng không có sự sai khác giữa các công thức.
Phân nhóm bằng tiêu chuẩn Duncan thấy tỷ lệ sống ở 3 khoảng thời gian huấn luyện 8 ngày, 12 ngày và 16 ngày ở cùng một nhóm tốt nhất với cả 2 dòng, như vậy 3 công thức huấn luyện này không có sự sai khác về mặt thống kê, kết quả có độ tin cậy 95%.
Cây con dòng UE35 Cây con dòng UE56 Cây con dòng UE35 và UE56
¶nh 3.9. C©y con t¹i v-ên -¬m cña 2 dßng
Chƣơng 4
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Quá trình nghiên cứu về 2 dòng Bạch đàn UE35 và UE56 đề tài thấy sinh trưởng và phát triển của 2 dòng trên chịu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy. Thành phần và nồng độ các chất điều hoà sinh trưởng ảnh hưởng mạnh và rõ đến hiệu quả quá trình nhân nhanh chồi và tạo cây hoàn chỉnh.
1. Chất khử trùng mẫu cho 2 dòng Bạch đàn UE35 và UE56 tốt nhất là HgCl2
nồng độ 0,1%, thời gian khử trùng là 10 phút.
2. Mùa vụ thích hợp và cho tỷ lệ nẩy chồi cao nhất cho dòng UE35 và UE56 là tháng 7-9 với tỷ lệ mẫu nẩy chồi lần lượt là 15,76 và 16,05 sau 27 ngày nuôi cấy.
3. Vitamin cần thiết cho giai đoạn nhân chồi với 2 dòng Bạch đàn là UE35 và UE56 là: MS* + 2,0 mg/l B2 + 30 mg/l đườngSucrose + 5 g/l agar, pH = 6,5 4. Môi trường tạo chồi và nhân chồi thích hợp cho dòng UE35 là: MS*
+ 2,0 mg/l B2 + 2,0 mg/l BAP + 1,0 mg/l NAA + 0,5 mg/l Kinetin + 30 g/l đường Sucrose + 5 g/l agar, pH=6,5.
5. Môi trường tạo chồi và nhân chồi thích hợp cho dòng UE56 là: MS*
+ 2,0 mg/l B2 + 2,0 mg/l BAP + 1,0 mg/l NAA + 1,0 mg/l Kinetin + 30 g/l đường Sucrose + 5 g/l agar, pH=6,5.
6. Môi trường tạo cây hoàn chỉnh ra rễ với cả 2 dòng là 1/2MS*
+ 2,0 mg/l IBA + 0,5 ng/l ABT1 + 15 g/l đường Sucrose + 5 g/l agar, pH = 6,5.
7. Thời gian huấn luyện cây con tốt cho 2 dòng trước khi cấy ở vườn ươm là 8 - 16 ngày.