- Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là khách quan, các quốc gia trên thế giới không thể đứng tách rời trong xu thế đó, mà chủ động hội nhập để phát triển. Một trong những nội dung của toàn cầu hoá kinh tế là luân chuyển vốn trên thế giới thông qua ba hình thức chủ yếu: thị trường chứng khoán, FDI, ODA. Ở nứơc ta thị trường chứng khoán mới ra đời và đang vận hành mang tính thực nghiệm, do vậy thu hút dòng luân chuyển vốn chủ yếu tập trung vào FDI, ODA. Giai đoạn hiện nay, môi trường đầu tư trong xu thế toàn cầu hoá sâu rộng hơn, với phạm vi và mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn thì việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài ngày càng khó khăn hơn. Do vậy trong thu hút đầu tư phải tính đến yếu tố toàn cầu hoá, yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, " Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bên vững [12].
- Điều kiện tự nhiên - xã hội và chiến lược phát triển kinh tế xã hội Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của mỗi quốc gia, mỗi khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư. Về phía nhà đầu tư, hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu khi thực hiện công cuộc đầu tư. Do vậy ở những quốc gia, khu vực, địa phương có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên - xã hội như vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, lao động rẻ, thị trường
lớn… có khả năng giảm chi phí, đem lại lợi nhuận cao dễ hấp dẫn nhà đầu tư lớn, có khả năng thu hút vốn đầu tư nhiều hơn.
Ngoài ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, hợp lý, năng động phù hợp với xu thế phát triển nền kinh tế thế giới cũng tác động mạnh mẽ đến thu hút đầu tư.
- Sự ổn định về chính trị, hoàn thiện của hệ thống pháp luật, năng lực quản lý của bộ máy công quyền.
+ Sự ổn định về chính trị có tính quyết định đến sự hấp dẫn đầu tư. Mức độ rủi ro của đầu tư phụ thuộc vào sự ổn định chính trị của quốc gia mà nhà đầu tư bỏ vốn.
+ Sự ổn định, hoàn thiện và minh bạch của hệ thống pháp luật có vai trò quan trọng trong việc khai thác vốn đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả đầu tư. Vì vậy ở nhiều nước đều có quy định là trong trường hợp thay đổi pháp luật mà gây thiệt hại cho nhà đầu tư thì phải có biện pháp đền bù thiệt hại đó.
+ Năng lực quản lý Nhà nước, thủ tục hành chính và sự trong sạch của bộ máy công quyền ảnh hưởng rất lớn tâm lý, thiện chí của nhà đầu tư. Thủ tục hành chính đơn giản, khoa học, công khai cộng với năng lưc và sự trong sạch của bộ máy công quyền sẽ làm giảm chi phí cho nhà đầu tư trên cơ sở tiết kiệm được tiền bạc và thời gian, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công cộng. Tiêu cực trong bộ máy Nhà nước có thể làm mất cơ hội đầu tư hoặc giảm hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp, nhưng nghiêm trọng hơn là làm nản lòng, triệt tiêu mong muốn, sáng tạo của nhà đầu tư và ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư khác.
- Cơ chế chính sách đầu tư, các biện pháp hỗ trợ đầu tư, xúc tiến đầu tư Chính sách kinh tế mà đặc biệt là chính sách đầu tư rõ ràng, hấp dẫn cộng với các biện pháp hỗ trợ đầu tư tích cực như hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mặt bằng đầu tư thuận lợi, tiếp cận tín dụng dễ dàng, lao động được hỗ trợ
đào tạo… làm tăng tính cạnh tranh của môi trường đầu tư, có tác động lôi cuốn, hấp dẫn các nhà đầu tư.
Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ về thu hút đầu tư giữa các quốc gia, khu vực, thì công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá, tiếp thị đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt trong thu hút đầu tư.
Ngoài ra các yếu tố phong tục tập quán, văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc, mỗi vũng miền, địa phương khác nhau cũng ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu tư.