Là một ngân hàng lớn, có cơ cấu vốn huy động phù hợp cho

Một phần của tài liệu Hoạt động tài trợ của ngân hàng thương mại (Trang 48 - 51)

việc thực hiện đồng tài trợ.

Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam là mét trong những ngân hàng thương mại nhà nước lớn. Quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong những năm qua luôn ở mức cao trong hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước.

Bảng 2.4: Quy mô vốn chủ sở hữu qua các năm của ngân hàng ĐT & PT Việt Nam Đơn vị: triệu VNĐ Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn điều lệ 2,300,00 0 3,746,300 3,866,492 3,970,977 4,103,357 Vốn khác 247,782 283,414 568,805 741,985 853,096 Các quỹ 938,140 1,328,399 1,517,236 1,702,916 1,832,196 Lợi nhuận để lại 274,205 145,524 299,607 114,963 125,703

Tổng vốn CSH 3,760,12 7 5,503,63 7 6,182,14 0 6,530,86 1 6,914,352

Theo chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam, vốn chủ sở hữu của ngân hàng ĐT & PT Việt Nam tính đến thời điểm 31/12/2005 là 6,530 tỷ đồng, năm 2006 là 6,914 tỷ đồng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho Sở Giao Dịch I có thể thực hiện ĐTT với số vốn tham gia lớn, có thể thực hiện với cả vai trò là ngân hàng đầu mối cũng như ngân hàng thành viên.

Cơ cấu vốn huy động của Sở Giao Dịch trong những năm vừa qua có thể thấy thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu huy động vốn của SGD ngân hàng ĐT & PT Việt Nam

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Tuyệt đối TT Tuyệt đối TT Tuyệt đối TT

Huy động vốn 7,108,450 7,569,500 10,110,92 6

Theo kỳ hạn

- Ngắn hạn 4,265,070 60% 4,541,700 60% 5,662,119 56% - Trung và dài hạn 2,843,380 40% 3,027,800 40% 4,448,807 44%

Theo loại tiền

- VND 5,686,760 80% 6,206,990 82% 8,594,287 85% - Ngoại tệ 1,421,690 20% 1,362,510 18% 1,516,639 15%

Tính đến thời điểm 31/12 năm 2006, tổng nguồn vốn huy động của Sở Giao Dịch đạt 10,110 tỷ đồng, chiếm 6,21% thị phần trên địa bàn. Nguồn vốn của Sở Giao Dịch hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán có kỳ hạn của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Đây là hai nguồn tiền gửi có tính ổn định cao, và chi phí thấp, rất phù hợp cho việc sử dụng để tài trợ vốn cho hoạt động ĐTT. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Sở Giao Dịch chiếm khoảng từ 40-45% tổng nguồn vốn huy động. Đây là một cơ cấu vốn phù hợp cho hoạt động ĐTT, vừa đảm bảo về chi phí vốn thấp, vừa đảm bảo thời hạn, hạn chế được rủi ro mất khả năng thanh toán.

Trong hệ thống ngân hàng, thị phần huy động vốn của ngân hàng ĐT & PT Việt Nam tính đến 31/12/2005 so với tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng đạt 15.7% tăng so với năm 2004 (15.3%). Thị phần tín dụng của ngân hàng cũng tăng so với năm 2004 từ 19% lên 19.6%. Trong hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước, thị phần huy động vốn của ngân hàng ĐT & PT Việt Nam là 17% năm 2004, và 19% năm 2005, thị phần tín dụng là 21% năm 2004, và 22% năm 2005. Tỷ lệ đó cho thấy trong hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV cũng là một ngân hàng thương mại có thị phần tín dụng và thị phần huy động vốn đáng kể. Quy mô tín dụng và quy mô huy động vốn cho thấy BIDV là một ngân hàng thương mại nhà nước lớn hiện nay.

Bảng 2.6: Tổng hợp thị phần của các NHTM nhà nước giai đoạn 2001-2005

Chỉ tiêu 2004 2005

Thị phần huy động vốn

- Ngân hàng ĐT & PT 17% 19% - Ngân hàng ngoại thương VN. 22% 22% - Ngân hàng công thương VN 22% 21% - Ngân hàng TM nhà nước khác. 39% 38%

Tổng cộng 100% 100%

Thị phần tín dụng

- Ngân hàng ĐT & PT 21% 22% - Ngân hàng ngoại thương VN. 16% 16% - Ngân hàng công thương VN 21% 20% - Ngân hàng TM nhà nước khác. 42% 42%

Tổng cộng 100% 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng ĐT & PT Việt Nam năm 2005)

BIDV có một hệ thống chi nhánh lớn, rộng khắp trên toàn quốc, với 79 chi nhánh cấp 1, 3 sở giao dịch và 62 chi nhánh cấp 2 tính đến cuối năm 2005. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có thể mở rộng thị phần, đa dạng hoá khách hàng, và tăng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác nhau.

Một phần của tài liệu Hoạt động tài trợ của ngân hàng thương mại (Trang 48 - 51)