Phát triển các ngành nghề ở nông thôn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 92 - 142)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1.1. Phát triển các ngành nghề ở nông thôn

Theo quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ, ngành nghề nông thôn bao gồm: Sản xuất thủ công mỹ nghệ; Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn (nhƣ chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm, sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ; xử lý chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề ở nông thôn), xây dựng, vận tải nội bộ liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cƣ nông thôn. Các ngành nghề nông thôn đƣợc coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn.

Ở Đồng Hỷ, việc phát triển ngành nghề nông thôn có nhiều thuận lợi, do điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng, nguồn lao động phong phú, ngƣời lao động cần cù chịu khó, phù hợp với lao động thủ công, tạo ra những sản phẩm có giá trị. Tuy nhiên bên cạnh đó, phát triển ngành nghề ở nông thôn Đồng Hỷ cũng gặp nhiều khó khăn. Đó là những khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ, khó khăn về vốn và kỹ thuật công nghệ. Phần lớn các công nghệ và kỹ thuật áp dụng trong ngành nghề nông thôn ở Đồng Hỷ là công nghệ thủ công, năng suất thấp. Đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho chất lƣợng sản phẩm thấp, giá thành cao, giảm sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của công nghiệp và hàng ngoại nhập.

Phát triển ngành nghề nông thôn ở Đồng Hỷ phải trên cơ sở khai thác đƣợc những lợi thế, khắc phục hạn chế, khó khăn của tỉnh trong lĩnh vực này. Các ngành nghề ở nông thôn phải tạo mọi điều kiện khai thác mọi nguồn lực

trong và ngoài tỉnh, cũng nhƣ các thành phần kinh tế để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng và giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn. Ngành nghề nông thôn phải đƣợc phát triển trong mối liên kết chặt chẽ với nông nghiệp và công nghiệp, trong tỉnh và cả nƣớc; Phát triển nhiều loại hình sản xuất kinh doanh với nhiều qui mô và trình độ công nghệ thiết bị thích hợp, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.

3.1.1.1. Định hướng phát triển theo ngành

- Phải phát triển các ngành nghề có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút nhiều và nhanh lực lƣợng lao động dƣ thừa, nâng cao thu nhập và đời sống nhất là đời sống của nông dân. Đó là những ngành có nguyên vật liệu có sẵn, tại chỗ nhƣ chế biến nông, lâm, thuỷ sản ở Đồng Hỷ có thể đẩy mạnh sản xuất các ngành chế biến dăm gỗ, sản xuất đồ gỗ cao cấp...

- Phát triển các ngành thủ công nghiệp và xây dựng, các ngành sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống ở nông thôn: Cụ thể nhƣ ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các công cụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn nhƣ khai thác cát, sỏi... hay hình thành những cụm sản xuất cơ khí ở các thị trấn, thị tứ sản xuất máy móc nông nghiệp.

- Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, một mặt cung cứng vật tƣ, hàng hoá cho sản xuất và đời sống, mặt khác tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Ở nông thôn Đồng Hỷ hiện nay cần chú trọng phát triển mạng lƣới thông tin liên lạc, phát triển các loại hình dịch vụ về tƣ vấn tiếp thị, chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật... cho ngƣời lao động.

Bên cạnh đó phải khôi phục các làng nghề truyền thống, nhƣ làng nghề mộc và du nhập những ngành nghề mới nhƣ nghề nuôi trồng nấm, nghề mây

tre đan, thủ công mỹ nghệ, giải quyết việc làm trong lúc nông nhàn cho nông dân.

3.1.1.2. Định hướng phát triển theo vùng

- Đối với vùng đồng bằng nông thôn: Vùng đồng bằng nông thôn là những vùng có mật độ dân số lớn nhƣng ngành nghề ít phát triển, ngƣời dân chủ yếu làm nghề trồng trọt, phụ thêm chăn nuôi tại gia đình, có thu nhập thấp. Chính vì vậy phải gia nhập những ngành nghề mới vào vùng này nhƣ: Phát triển nghề nuôi trồng nấm, tận dụng rơm rạ, nghề mây tre đan, thủ công mỹ nghệ để tận dụng thời gian lúc nông nhàn...

- Đối với vùng núi phía Tây, Nam của huyện: có lợi thế về thƣơng mại nên cần tạo ra các tụ điểm mạnh về thƣơng mại, dịch vụ, tăng mức lƣu thông hàng hoá buôn bán, phát triển thị trƣờng trong tỉnh với các địa phƣơng khác. Mặt khác, vùng này còn có lợi thế về lâm sản, chính vì vậy có thể đẩy mạnh công nghiệp chế biến chè, dứa hộp, chế biến dăm gỗ, bột giấy.

Đồng Hỷ là một huyện nhỏ, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, gần 80% dân số ở vùng nông thôn, các nguồn tài nguyên phong phú, nhƣng chỉ ở qui mô nhỏ. Do vậy, phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề ở nông thôn là hƣớng phát triển phù hợp để giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là cơ sở để phát triển CNH, HĐH của tỉnh.

3.1.2. Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho ngƣời lao động ở nông thôn

Lực lƣợng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn Đồng Hỷ, thƣờng nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24 (chiếm đến 79,86%) chủ yếu là lực lƣợng lao động mới bổ sung hàng năm, chƣa có nghề nghiệp ổn định. Chính vì vậy nhu cầu đƣợc đào tạo nghề đối với những đối tƣợng này là rất lớn.

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của Đồng Hỷ có nhiều bƣớc phát triển. Các cơ sở đào tạo đã đƣợc đầu tƣ, xây dựng. Các trung tâm

dạy nghề, dịch vụ việc làm đƣợc qui hoạch thống nhất với tên gọi là trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm. Đội ngũ giáo viên cũng từng bƣớc đƣợc chuẩn hoá.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, để nâng cao sức mạnh cạnh tranh về nguồn lao động, nhất là lực lƣợng ở nông thôn và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động ở Đồng Hỷ cần phải gắn với chiến lƣợc phát triển nguồn lao động của địa phƣơng và của cả nƣớc cũng nhƣ chiến lƣợc phát triển nguồn lao động trong các ngành nghề và doanh nghiệp. Vì vậy, phải mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho ngƣời lao động ở nông thôn theo hƣớng sau:

- Mở rộng liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong địa phƣơng và các địa phƣơng trong cả nƣớc, để tăng số lƣợng lao động đƣợc đào tạo.

- Mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các tổ chức quốc tế để tranh thủ trình độ kỹ thuật công nghệ, nguồn vốn... cho công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong cả nƣớc để thống nhất nội dung, chƣơng trình đào tạo, phát huy thế mạnh của cơ sở, đồng thời tranh thủ kinh nghiệm, thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ của các cơ sở đào tạo lớn.

- Liên kết cơ sở đào tạo nghề với các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm huy động kinh phí và gắn đào tạo với sử dụng. Kinh nghiệm dạy nghề cho nông dân của các địa phƣơng cho thấy: dạy nghề cho nông dân phải đảm bảo mục đích ngƣời lao động phải đƣợc học và học đƣợc, làm đƣợc và đƣợc làm. Các đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là trung tâm thực hành vừa là nơi đƣa ra các đơn đặt hàng cho cơ sở đào tạo.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình trƣờng lớp (của nhà nƣớc, của tƣ nhân và quốc tế); Có sự liên kết

giữa các loại hình để tạo ra các hình thức và mô hình đa dạng, năng động, đáp ứng cầu của thị trƣờng lao động. Đồng thời có sự liên thông giữa các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề nhằm đa dạng hoá ngành nghề và cấp độ, đáp ứng nhu cầu tìm việc và tự tạo việc làm cho ngƣời lao động nhất là ngƣời lao động ở nông thôn.

3.1.3. Phát triển các hình thức hợp tác với các địa phƣơng trên cả nƣớc và quốc tế về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn

Đồng Hỷ là một huyện có nguồn lao động trẻ, tăng nhanh hàng năm, nhất là khu vực nông thôn. Trong khi đó, nền kinh tế của tỉnh chƣa đủ khả năng phát triển đào tạo việc làm thu hút hết lực lƣợng lao động đó. Vì vậy, phải tăng cƣờng hợp tác với các địa phƣơng trong toàn tỉnh và cả nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.

3.1.3.1. Tăng cường quan hệ ký kết hợp đồng cung ứng lao động

Hiện nay thị trƣờng lao động trên cả nƣớc phát triển không đều giữa các vùng. Ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc, các thành phố lớn, thị trƣờng lao động phát triển mạnh, cung - cầu lao động diễn ra sôi động. Cầu lao động không chỉ trong vùng mà còn thu hút lao động ở nơi khác. Đồng Hỷ lại nằm trong vùng có môi trƣờng đầu tƣ khó khăn, số doanh nghiệp phát triển chậm nên thị trƣờng lao động không mấy phát triển. Chính vì vậy trong thời gian tới, thị trƣờng lao động ở Đồng Hỷ phải đƣợc phát triển theo hƣớng đa dạng hoá các hình thức tổ chức và phƣơng thức giao dịch việc làm để các tổ chức, cá nhân trong tỉnh có khả năng nhận bao thầu cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, cũng nhƣ các hãng chủ thầu quốc tế. Các cơ sở giới thiệu việc làm phải đƣợc qui hoạch và nâng cấp, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại làm tốt vai trò trung gian thực hiện giao dịch lành mạnh giữa các bên một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực nhất là lừa đảo ngƣời lao động. Mặt khác phải mở rộng và tạo điều kiện cho các

giao dịch trực tiếp giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, đáp ứng nhanh nhu cầu giữa ngƣời tìm việc và việc tìm ngƣời.

3.1.3.2. Tăng cường hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động

Nhằm tạo việc làm cho ngƣời lao động chƣa có việc làm hoặc thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, theo kinh nghiệm của cả nƣớc là phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, đó chính là chủ trƣơng “ly nông, bất ly hương”. Đề án phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã nêu rõ nội dung chủ yếu là: Thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, phát triển hệ thống dịch vụ, phát triển cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp và nông thôn. Chƣơng trình này sẽ thu hút đƣợc khoảng 3 đến 3,5 triệu lao động nông thôn trên cả nƣớc.

Ở Đồng Hỷ hiện nay, để phát huy đƣợc tiềm năng và lợi thế của địa phƣơng, tìm phƣơng hƣớng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn thì phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở liên kết công nghiệp chế biến ở địa phƣơng với các địa phƣơng khác trong khu vực và trong cả nƣớc theo các định hƣớng cơ bản sau:

- Phải tạo sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong khu vực về nguồn nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh các doanh nghiệp trong khu vực, phải có sự hợp tác, phối hợp với chuyển giao lợi thế cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát huy thế mạnh của nhau, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển chuyên sâu và đi vào đổi mới.

- Tăng cƣờng mối liên hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đồng Hỷ với các doanh nghiệp lớn trong toàn tỉnh và cả nƣớc thông qua việc hình thành sự phân công theo chuyên môn hoá. Các doanh nghiệp của địa

phƣơng có thể cung cấp nguyên liệu và góp phần tiêu thụ đầu ra cho các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực đào tạo, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, trên cơ sở đó phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo nhiều việc làm cho ngƣời lao động khu vực này.

- Tăng cƣờng hợp tác giữa các ngành nghề có cùng sản phẩm của địa phƣơng với các tỉnh bạn trong tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm và đầu tƣ để tranh thủ sự ách tắc trong lƣu thông và tránh đầu tƣ phát triển phong trào dàn trải, hiệu quả thấp.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho sản xuất và đời sống theo qui hoạch vùng kinh tế của địa bàn và có sự liên kết với các vùng lân cận và vùng kinh tế trọng điểm. Gắn xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn nhƣ: Nhựa hoá đƣờng liên thôn, liên xã, liên huyện, bê tông hoá nội đồng, xây dựng trƣờng trại với mở rộng thị tứ, chợ nông thôn, để tạo điểm thu hút đầu tƣ, thu hút lao động, tạo nhiều việc làm, các xã có giao thông thuận tiện.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN ĐỒNG HỶ

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3.2.1.1. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Nông nghiệp, nông thôn là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của Đồng Hỷ. Trong những năm qua kinh tế nông nghiệp nông thôn Đồng Hỷ có bƣớc tăng trƣởng khá, cơ sở hạ tầng đƣợc chú trọng xây dựng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt nhiều thành tựu quan trọng.

Tuy nhiên, xét trên bình diện toàn tỉnh, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đồng Hỷ còn nhiều hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật

nuôi, cơ cấu mùa vụ còn chậm. Sản xuất chủ yếu là tự cấp tự túc, kinh tế trang trại chậm đƣợc hình thành, kinh tế tƣ nhân chậm đƣợc phát triển, kinh tế hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho hàng hoá sản xuất ra còn khó khăn, các dịch vụ thƣơng mại chƣa phát triển... Tất cả những vấn đề trên đã hạn chế sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đồng Hỷ. Ngƣời lao động sản xuất trong ngành nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn, lao động vất vả nhƣng thu nhập thấp, khiến nhiều ngƣời phải rời quê hƣơng đi tìm việc làm nơi khác.

Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, tạo nhiều việc làm, huy động hết tiềm năng nguồn lao động, kinh tế nông nghiệp nông thôn Đồng Hỷ phải đƣợc chuyển dịch theo hƣớng CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Đồng Hỷ phải đảm bảo an ninh lƣơng thực, đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội trong tỉnh nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động, nguồn vốn, tăng giá trị và giá trị lợi nhuận trên diện tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông dân.

Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Đồng Hỷ phải gắn với nhu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, sản xuất các loại sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao, có hiệu quả kinh tế cao, coi trọng hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu,

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 92 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)