Quán triệt yêu cầu phát triển của ngành học mầm non

Một phần của tài liệu 223074 (Trang 77)

8. Đóng góp mới của luận văn

3.1.3. Quán triệt yêu cầu phát triển của ngành học mầm non

Căn cứ vào mục tiêu “Chiến lược phát triển mầm non từ nay đến 2020” của Vụ GDMN.

Căn cứ vào công tác phát triển GD-ĐT của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2010 Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng đề án giáo dục mầm non từ 2003 đến 2010 với định hướng phát triển:

- Tiếp tục củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất các trường lớp hiện có theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường.

- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục.

- Đảm bảo đủ phòng học, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên mầm non, đảm bảo sự kế thừa giữa các thế hệ CBQL; phát triển đội ngũ CBQL trẻ, có năng lực, được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản.

- Về chất lượng: Đảm bảo 100% CBQL trường MN có trình độ chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn và 90% trên chuẩn, 100% HT được đào tạo lại và bồi dưỡng theo "Chương trình bồi dưỡng HT trường MN".

- Tăng cường quản lý nhà nước của ngành và của địa phương đối với giáo dục mầm non.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục đối với ngành học mầm non, tạo điều kiện phát triển tối đa cho ngành học.

3.1.4. Nắm vững kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ CBQL giáo dục của Sở GD- ĐT tỉnh Bắc Kạn

Căn cứ vào chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của ban bí thư. đã ghi rõ “Tiến hành rà soát sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho nhà giáo, cán bộ quản lý. Tổ chức điều tra đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy và năng lực quản lý nhà trường” và quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010. Hàng năm sở GD-ĐT Bắc Kạn đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng và coi công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và NVQL là nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành phải thực hiện.

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ BỒI DƢỠNG NVQL CHO HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MẦM NON TỈNH BẮC KẠN

Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà trường MN, những cơ sở thực tiễn của giáo dục MN cùng với công tác quản lý của HT và công tác bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN của tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao trình độ NVQL cho HT các trường MN như sau:

3.2.1. Biện pháp 1: Đánh giá đúng thực trạng NVQL của hiệu trưởng trường MN trường MN

Để đạt được mục đích nâng cao hiệu quả bồi dưỡng NVQL cho HT các trường MN, giúp họ có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ của người HT, việc cần làm đầu tiên là phải đánh giá đúng thực trạng về NVQL của HT trường MN. Phải đánh giá toàn diện, hệ thống và coi đây là việc làm thường xuyên của các cấp quản lý: phòng Mầm non thuộc sở GD-ĐT, các phòng GD-ĐT thuộc các huyện, thị xã, các bộ phận quản lý có liên quan và HT các trường MN

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá đúng thực trạng về NVQL của HT trường MN sẽ giúp cho các nhà quản lý có được những thông tin chính xác về sự phát triển đội ngũ CBQL mầm non hiện nay đang ở đâu, trình độ và năng lực quản lý của họ đang ở mức độ nào so với yêu cầu phát triển của ngành học, bậc học mầm non và những yêu cầu thực tiễn để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Đánh giá đúng thực trạng về NVQL của HT trường MN sẽ chỉ ra được những mặt mạnh những mặt còn tồn tại và hạn chế làm rõ nguyên nhân, để từ đó có những biện pháp khắc phục. Đây là một trong những việc cần làm có ý nghĩa và tầm quan trọng trong công tác quy hoạch cán bộ giúp cho nhà quản lý định hướng, đề xuất, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng NVQL cho HT nhằm

nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ đạt được mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định.

Đánh giá đúng thực trạng NVQL của HT trường MN là cơ sở để phân loại cán bộ đây cũng là sự chuẩn bị cho công tác tiếp theo về việc đề xuất và bổ nhiệm lãnh đạo có chất lượng tốt hơn.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đánh giá về NVQL của HT trường MN là phải đánh giá đúng năng lực quản lý(tri thức thực hành ứng dụng và kỹ năng thực hiện) để thực hiện các chức năng quản lý hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao là quản lý quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của bậc học mầm non trong tình hình mới.

Năng lực của HT được thể hiện qua kết quả thực hiện các chức năng quản lý (chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra). Vì vậy cần xây dựng cách đánh giá về sự hiểu biết và các kỹ năng khi thực hiện các chức năng quản lý đó là:

Hiểu biết khái niệm là nhận thức được bản chất vấn đề, nhận thức được vai trò tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong công việc.

Hiểu biết cách thức là nắm được nội dung nhiệm vụ yêu cầu nguyên tắc và các thao tác thực hiện một vấn đề.

Kỹ năng nhận thức tổng hợp là nắm vững mục tiêu đào tạo, mục tiêu quản lý của ngành của bậc học mầm non; xác định mục tiêu của từng khối lớp về chăm sóc và giáo dục trẻ; hiểu biết về tình hình chung và khả năng phát triển nhà trường trong từng năm học.

Kỹ năng nhân sự hay còn gọi là kỹ năng giao tiếp là xây dựng tốt mối quan hệ giữa HT và các giáo viên trong trường; giữa HT với các tổ chức đoàn thể cùng chăm lo nuôi dưỡng giáo dục trẻ; giữa nhà trường gia đình và xã hội làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

Kỹ năng kỹ thuật hay còn gọi là khả năng thực hiện một quy trình công việc quản lý trường MN:

- Kỹ năng quản lý quy chế nuôi và dạy trẻ.

- Kỹ năng quản lý CSVC đảm bảo tốt cho việc dạy học và vui chơi của trẻ.

- Kỹ năng tổ chức việc đổi mới các hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường.

- Kỹ năng quản lý công tác tài chính.

- Kỹ năng quản lý công tác hành chính nhà trường. - Kỹ năng kiểm tra nội bộ trường học.

Muốn đánh giá đúng NVQL của HT trường mầm non trước hết phải từ các nhà lãnh đạo thuộc cấp quản lý cao nhất của ngành là sở GD-ĐT ra quyết định chỉ đạo tiến hành việc đánh giá và thực hiện nghiêm túc từ phòng quản lý mầm non đến tận cơ sở trường học theo từng mốc thời gian quy định. Trong kế hoạch ghi rõ công việc và trách nhiệm của từng cấp các cá nhân HT khi thực hiện đánh giá như:

Cấp sở là đơn vị tư vấn, xây dựng kế hoạch và thành lập hội đồng đánh giá; xây dựng cách đánh giá theo các nội dung, tiêu chí đã lựa chọn các hình thức đánh giá phải dựa trên cơ sở điều lệ trường mầm non; chuẩn nghề nghiệp, luật giáo dục Việt Nam, những yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Thông tin đánh giá được lưu gửi theo các mẫu biểu thống kê và công bố đến từng hiệu trưởng mầm non đầy đủ, kịp thời.

Đối với cấp phòng GD là đơn vị trực tiếp quản lý các HT trường MN thuộc địa bàn phụ trách thực hiện việc đánh giá theo đúng sự chỉ đạo của ngành bằng các hình thức, biện pháp thích hợp và hiệu quả như: thường xuyên lồng ghép công tác kiểm tra đánh giá NVQL với kiểm tra chuyên môn

của trường mầm non mà HT phụ trách (theo tháng; quý; năm), thông qua việc lấy ý kiến của tập thể giáo viên trong nhà trường về các hoạt động quản lý trường MN của HT, đồng thời hàng năm phải tổ chức cho HT và phó HT được thi NVQL coi đây là một yêu cầu bắt buộc mà họ phải tham dự (một năm hoặc 2 năm một lần) và được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá thi đua. Qua hội thi HT sẽ bộc lộ khả năng và năng lực giao tiếp, ứng sử, sự tự tin khả năng giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến NVQL trường MN.

Việc đánh giá NVQL của HT trường MN có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, kết quả tính theo tỉ lệ phần trăm, tổng hợp thống kê số liệu minh họa bằng biểu đồ sẽ so sánh được các mức độ của kiến thức kỹ năng (tốt, trung bình, yếu) của HT qua đó các cấp quản lý giáo dục mầm non và bản thân HT có động cơ xác định nhu cầu bồi dưỡng, nhu cầu cần phải thay đổi, điều chỉnh và xây dựng chiến lược chương trình hành động học tập bồi dưỡng.

Tự đánh giá NVQL của HT trường MN là việc cần làm để thể hiện trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng sự đánh giá nghiêm túc này còn khẳng định năng lực phẩm chất, đạo đức của người lãnh đạo trong quá trình thực hiện chức trách và nhiệm vụ quản lý trường mầm non. Đối chiếu kết quả đạt được của các hoạt động quản lý nhà trường với mục tiêu đề ra. Trong đó HT phải tự tìm ra những ưu điểm, những mặt còn tồn tại và hạn chế về kiến thức hiểu biết đặc biệt là kỹ năng trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý và làm rõ nguyên nhân nào là khách quan và nguyên nhân chủ quan từ đó có nhu cầu học tập, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lý.

Cùng với việc đánh giá của cá nhân, các cơ sở trường học và các bộ phận phụ trách giáo dục mầm non các thành phần này là lực lượng cơ bản tham gia trong quá trình đánh giá NVQL cho HT trường MN thì cần phải đánh giá ngoài: thường xuyên thu thập các thông tin bên ngoài nhà trường là

các tổ chức có liên quan đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non như: hội cha mẹ phụ huynh, ngành y tế, ban chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em…

thông qua việc lấy ý kiến của các lực lượng này sẽ phản ánh phần nào về sự hiểu biết khả năng giao tiếp, ứng sử, vận động tuyên truyền của HT. Những hoạt động trên là những kỹ năng về nghiệp vụ trong quản lý mà HT phải tích lũy, vận dụng một cách linh hoạt và phấn đấu vì sự tồn tại và phát triển nhà trường của bậc học mầm non.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Ngành giáo dục và đào tạo khi xây dựng kế hoạch tổng quát cho toàn ngành vào đầu năm học cũng như việc triển khai đề án phát triển giáo dục mầm non phải bám sát chỉ thị 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư. Coi việc đánh giá NVQL của HT trường mầm non là một trong những nội dung cơ bản, cần thiết mà ngành phải thực hiện, tiến hành triển khai đánh giá từ phòng quản lý mầm non của Sở đến các đơn vị trường mầm non trong tỉnh.

Khi xây dựng nội dung và tiêu chí đánh giá phải nắm vững đặc điểm giáo dục mầm non và trường mầm non cùng với đặc điểm lao động của HT trường MN theo đúng yêu cầu phát triển của ngành nói chung và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường nói riêng thì kết quả đánh giá sẽ thực sự khả thi và thuyết phục.

3.2.2. Biện pháp 2: Xác định rõ nhu cầu cần bồi dưỡng về NVQL của HT trường mầm non trường mầm non

Trong quá trình quản lý trường mầm non đòi hỏi người HT phải có kiến thức và kỹ năng khác nhau. Các tri thức, kỹ năng đó phải được cập nhật tích lũy thường xuyên, thậm chí thay đổi theo từng thời điểm và từng công việc mà người HT trường mầm non phải làm. Xuất phát từ thực tiễn về trình độ chuyên môn cũng như năng lực quản lý của HT trường MN là không giống

nhau nên nhu cầu bồi dưỡng cũng khác nhau, nhưng cơ bản về mặt bằng trung là như nhau. Bên cạnh đó thì thời gian và điều kiện dành cho việc bồi dưỡng lại không nhiều, một thực tế cho thấy có những kiến thức, kỹ năng HT có thể tự bồi dưỡng, có những kiến thức phải qua học tập trên lớp có hướng dẫn của giảng viên khái quát hệ thống toàn bộ lý luận, thực hành và vận dụng. Do đó, để tránh lãng phí, cần tập trung bồi dưỡng những gì HT cần về kiến thức và kỹ năng quản lý trường mầm non.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xác định đúng những nhu cầu bồi dưỡng NVQL của HT. Trên cơ sở khảo sát thực tiễn và những kết luận được rút ra từ việc đánh giá thực trạng về NVQL của HT. Các nhà quản lý phải làm rõ nhu cầu bồi dưỡng NVQL của HT chính là những điểm yếu về hiểu bết hay kỹ năng thực hiện một hoạt động nào đó trong công việc hoặc chưa cập nhật kịp thời những thông tin cần thiết phục vụ cho quản lý nhà trường.

Từ đó mới xác định, lựa chọn những nội dung phương pháp phù hợp, thiết thực phục vụ cho việc triển khai công tác bồi dưỡng được kịp thời.

Biện pháp này vừa đáp ứng được nhu cầu của HT để giúp họ hoàn thành nhiệm vụ vừa tránh hình thức, lãng phí. HT phải học lại những điều mình đã biết gây ra sự chán nản không muốn học. Xác định trúng những vấn đề đang vướng mắc chưa có câu trả lời sẽ làm cho HT hứng thú học tập và hiệu quả bồi dưỡng sẽ được nâng cao.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Công tác bồi dưỡng NVQL phải hướng tới việc nâng cao khả năng quản lý nhà trường cho HT trường MN bằng việc xác định rõ hệ thống tri thức và kỹ năng về nghiệp vụ QL nhà trường mà hiện tại họ còn thiếu hay đã lạc hậu so với yêu cầu. Đồng thời phát triển ở họ các kỹ năng phân tích các tình huống quản lý nảy sinh trong trường MN và khả năng vận dụng các kiến thức

để xử lý có hiệu quả trong các tình huống. Muốn xác định rõ nhu cầu của HT thì phải thực hiện theo hai hướng sau: làm tốt việc phân loại đội ngũ CBQL theo số năm làm quản lý đồng thời rà soát chương trình bồi dưỡng đã thực hiện, kiểm tra toàn bộ nội dung còn phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển GDMN. Cùng với việc phải cập nhật, bổ xung kiến thức mới những hình thức kỹ năng đa dạng thiết thực phù hợp với từng đối tượng và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.

* Phân loại đội ngũ CBQL theo hai đối tượng (số năm làm quản lý)

Những HT đã có thâm niên công tác quản lý lâu năm. Đối tượng này đã có ít nhiều sự tích lũy kinh nghiệm trong quản lý căn cứ vào thời gian công tác, số lần bồi dưỡng NVQL và biện pháp đánh giá của ngành cũng như tự đánh giá của HT. Các nhà quản lý sẽ xác định được những khó khăn và hạn chế của họ từ đó nảy sinh nhu cầu bồi dưỡng có thể tự bồi dưỡng và có những nội dung cần được bồi dưỡng.

Những HT mới được bổ nhiệm thời gian làm quản lý mới chỉ là bắt đầu

Một phần của tài liệu 223074 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)