Trên thế giới [tr.21-25, 10]

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TRANG TRẠI Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 29 - 32)

Kinh tế trang trại trên thế giới đã hình thành và tồn tại hàng trăm năm nay. Tuỳ theo từng n-ớc, từng khu vực, từng thời kỳ và quy mô, hình thức tổ chức có sự khác nhau.

Mỹ và Tây Âu: ở Mỹ là nơi có kinh tế trang trại rất phát triển. Năm 1950, Mỹ có 5.648.000 trang trại và có xu h-ớng giảm dần về số l-ợng. Năm 1960 còn 3.962.000, đến năm 1970 còn 2.954.000 và năm 1992 còn 1.925.000 trang trại. Số l-ợng trang trại từ 1950 đến 1992 giảm bình quân là 2,6%. Trong khi đó diện tích bình quân của trang trại cũng tăng lên, năm 1950 là 86 ha, năm 1960 là 120 ha, năm 1970 là 151 ha và năm1992 là 198,7 ha. Diện tích trang trại tăng bình quân hàng năm là 2%. ở Châu Âu: n-ớc Anh năm

1950 có 453.000 trang trại, đến năm 1987 giảm xuống 254.000 trang trại. Tốc độ giảm bình quân hàng năm 2,1%. N-ớc Pháp năm 1955 có 2.285.000 trang trại, năm 1993 còn 801.400 trang trại. Tốc độ trang trại giảm bình quân hàng năm là 2,7%. Diện tích bình quân của các trang trại qua các năm có xu h-ớng tăng lên. ở n-ớc Anh, năm 1950 diện tích trang trại bình quân là 36 ha, năm 1987 là 71 ha. ở Pháp, năm 1955 là 14 ha, năm 1993 là 35,1 ha. ở Đức, năm 1949 là 11 ha, năm 1985 là 15 ha. ở Hà Lan, năm 1950 là 7 ha, năm 1987 là 16 ha. Nh- vậy, ở các n-ớc t- bản Tây Âu và Mỹ, số l-ợng trang trại đều có xu h-ớng giảm, quy mô trang trại tăng lên.

ở Châu Á: Kinh tế trang trại trong nông nghiệp chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, dân số nên có những đặc điểm khác với những trang trại ở Tây Âu và Mỹ về nhiều mặt, đặc biệt là về số l-ợng và quy mô trang trại. ở Nhật Bản: Năm 1950, số trang trại là 6.176.000, năm 1993 là 3.691.000 trang trại. Số l-ơng trang trại giảm bình quân hàng năm la 1,2%. Diện tích trang trại bình quân năm 1950 là 0,8ha, năm 1993 là 1,38ha. Tốc độ tăng diện tích bình quân hàng năm là 1,3%. ở Đài Loan: năm 1955 số trang trại là 744.000, năm 1988 là 739.000 trang trại. Tốc độ trang trại giảm bình quân 0,02%. Diện tích trang trại năm 1955 là 1,12ha, năm 1988 là 1,21ha. Tốc độ tăng diện tích là 0,2%. Các n-ớc ở Đông Nam Á và một số n-ớc Châu Á khác đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa, trang trại biến động theo xu h-ớng tăng số

l-ợng trang trại và giảm diện tích bình quân của trang trại. Inđônêxia, năm

1963 có 12.273.000 trang trại, năm 1983 tăng lên 18.560.000 trang trại. Số l-ợng trang trại tăng bình quân hàng năm là 2,1%. Philippin, năm 1948 có

1.639.000 trang trại, năm 1980 tăng lên 3.420.000 trang trại. Số l-ợng trang trại tăng bình quân hàng năm là 2,3%. Diện tích trang trại bình quân năm 1948 là 3,4ha, năm 1980 là 2,62ha. Diện tích bình quân của trang trại giảm 0,97%. Malaixia, hiện nay có khoảng 600.000 trang trại gia đình với quy mô trung bình từ 2 đến 3ha. Ấn Độ, số l-ợng trang trại tăng bình quân hàng năm

là 2,5%, diện tích bình quân giảm 2,1% .

Nói tóm lại, lịch sử phát triển nền nông nghiệp nói chung và lịch sử phát triển kinh tế trang trại nói riêng đã hình thành từ rất sớm. Từ khi hình thành, kinh tế trang trại đã không ngừng phát triển bởi tính -u việt của nó về kinh tế, xã hội và môi tr-ờng. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung, kinh tế trang trại đang trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con ng-ời.

Qua nghiên cứu về sự phát triển kinh tế trang trại, ta thấy:

Trang trại có vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp hoá của các n-ớc. Kinh tế trang trại gắn liền quá trình công nghiệp hoá của các n-ớc từ thấp đến cao, chính công nghiệp hoá đặt ra yêu cầu khách quan để phát triển trang trại, cơ chế thị tr-ờng tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. Trong quá trình công nghiệp hoá, kinh tế trang trại giữ vị trí xung kích cung cấp nông sản hàng hoá cho xuất khẩu. Kinh tế trang trại có thể phát triển ở tất cả các khu vực khác nhau nh- đồng bằng, miền núi, ven biển. Trang trại mà chủ yếu là trang trại gia đình đã và vẫn là lực l-ợng chính sản xuất ra các loại nông sản hàng hoá. Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở các quy mô sản xuất khác nhau, cả quy mô sản xuất lớn nh- các n-ớc Châu Âu, Mỹ, quy mô sản xuất nhỏ nh- các n-ớc Châu á. Trong các giai đoạn ban đầu, kinh tế trang trại phát triển theo h-ớng kinh doanh tổng hợp bằng cách đa

dạng hoá sản phẩm, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị tr-ờng sẽ từng b-ớc đi vào chuyên môn hoá. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai. ở Châu Á, các n-ớc phát triển nh-: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan diện tích các trang trại nhỏ nh-ng hiệu quả sản xuất lại lớn. Vấn đề đào tạo, bồi d-ỡng kiến thức cho chủ trang trại là một trong những nhân tố giúp cho sự phát triển và thành công của kinh tế trang trại. Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau, nh-ng phổ biến nhất là trang trại gia đình, có nguồn gốc từ hộ gia đình vì nó phát huy thế mạnh vốn có của hộ gia đình.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TRANG TRẠI Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)