BẢNG 7: CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 –

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy sản Âu Vững (Trang 28 - 29)

GIAI ĐOẠN 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % CP nhân viên 426,9 497,8 537,7 70,9 16,61 39,9 8,02 CP vật liệu bao bì 1,2 7,2 18,0 6 500 10,8 150 CP dụng cụ đồ dùng 1,7 10,2 25,5 8,5 500 15,3 150 CP bảo hành sản phẩm 48,45 145,35 334,3 96,9 200 188,95 130 CP dịch vụ mua ngoài 1.317,3 6.374,2 15.215.3 5.056,9 383,88 8.841,1 138,70 CP bằng tiền khác 12,57 75,52 150,8 62,95 500,8 75,28 99,68 Tổng CP 1.838,1 7.110,3 16.281,6 5272,2 286,8 9171,3 129

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Qua bảng trên ta thấy chi phí bán hàng của công ty tăng rất mạnh qua từng năm, cụ thể năm 2009 chi phí bán hàng của công ty tăng thêm 5272,2 triệu đồng tương đương với 286,8%. Tuy nhiên đến năm 2010 thì tốc độ tăng của chi phí bán hàng chậm lại so với năm 2009, tăng 9171,3 triệu đồng tương đương với 129%.

Năm 2009, chi phí bán hàng tăng rất mạnh là do chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí bán hàng tăng đột biến trong năm 2009. Năm 2009, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 5.056,9 triệu đồng tăng 383,88% so với năm 2008, nguyên nhân của sự tăng chi phí đột biến là do công ty liên kết với nhiều đối tác mới đồng thời mở rộng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu,. Đến năm 2010, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng ở mức 138,7% tương đương với tăng 8.841,1 triệu đồng. Chi phí này có xu hướng ngày càng tăng và càng chiếm tỷ

trọng lớn trong chi phí bán hàng, điều này chứng tỏ công ty hợp tác rất tốt với các nhà cung cấp, dịch vụ bên ngoài, với các công ty thương mại.

Chi phí nhân viên bán hàng, chi phi bảo hành sản phẩm và chi phí bằng tiền khác cũng tăng lên theo từng năm. Mức lương của nhân viên bán hàng ngày càng được tăng lên nhưng tốc độ tăng hơi chậm và không đồng đều, năm 2009 tăng 16,61% so với năm 2008, năm 2010 tăng 8,02%. Chi phí bảo hành cũng tăng lên do công ty ngày càng chú trọng dịch vụ sau bán hàng và để củng cố thương hiệu cho mình. Năm 2009 chi phí bảo hành sản phẩm tăng 96,9 triệu đồng tương đương 200% so với năm 2008. Năm 2010 chi phí này tăng nhưng không mạnh như năm 2009 chỉ tăng 130% tương đương tăng 188,95 triệu đồng.

Như vậy, tuy năm 2009, chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty tăng rất cao, song nhờ những chính sách tiết kiệm chi phí, chi phí bán hàng đã giảm, góp phần vào tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nhiều giải pháp tiết kiệm, sử dụng chi phí bán hàng, chi phí bằng tiền khác hợp lý, góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chế biến thủy sản Âu Vững (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w