IV. Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, tổ chức ngoài khối :
b. Những thành tựu hợp tác ASEAN+3 trong những năm vừa qua :
Về chính trị, các hội nghị thường đỉnh của ASEAN + 3 đã giúp các nhà lãnh đạo trong khu vực có cơ hội gặp gỡ nhau thường xuyên và trao đội các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Từ đó giúp họ hiểu biết nhau nhiều hơn., tiến tới việc hình thành những lập trường chung về các vấn đề quốc tế. Thêm nữa là lòng tin giữa các quốc gia Đông Á được xây dựng và củng cố.
Về an ninh, Hợp tác ASEAN+3 được tập trung vào các vấn đề an ninh phi truyền thống (chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia,…). Tháng 6/2003 ở Hà Nội lần đầu tiên Cuộc tham khảo của các quan chức cao cấp ASEAN+3 về Tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC+3). Tiếp đó vào ngày 10/1/2004 tại Băng Cốc hội nghị cấp bộ về tội phạm xuyên quốc gia ASEAN+3, các bộ trưởng ASEAN+3 đã thông qua kế hoạcch hướng dẫn để đối phó với tội phạm xuyên quốc gia trong 8 lĩnh vực bao gồm : chủ nghĩa khũng bố , vận chuyển ma túy bất hợp pháp, buôn bán người, cướp biển buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm tin học.
Về tài chính tiền tệ, Sáng kiến Chieng Mai được coi là thành tựu nổi bật nhất của hợp tác ASEAN + 3. Đến cuối tháng 6/2006 đã có 16 hiệp định hoán đổi song phương BSA được ký kết giữa các nước Đông Á với tổng số tiền hơn 75 tỷ USD. Sáng kiến Chieng Mai đã cung cấp cơ sở pháp lý cho hợp tác tài chính tiền tệ giữa các nước ASEAN + 3 từ đó giúp các nước trong khu vực giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài đặc biệt là từ Mỹ và Liên minh Châu Âu.
Về kinh tế thương mại, hợp tác ASEAN + 3 đã thúc đẩy buôn bán nội khối trong khu vực tăng lên nhanh chóng. Năm 2003, thương mại nội khối ASEAN + 3 đạt mức 54% cao hơn hẳn 24% của ASEAN và 25,8% của Đông Bắc Á,cao hơn mức 46% của NAFTA. Tỷ trọng của ASEAN+3 trong trao đổi thương mại của từng nước thành viên cũng rất cao cao nhất là Lào (71,5%) và thấp nhất là Trung Quốc (32,4%). Nhờ vào buôn bán nội khối các nước ASEAN+3 cũng đã giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài (Tây Âu, Mỹ).
Nhờ vào sự tăng trưởng của các nước ASEAN+3 và liên kết ngày càng chặt chẽ trong khu vực đã làm cho khu vực ASEAN+3 trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.
Về du lịch, du lịch của các nước ASEAN+3 đã có những bước phát triển nhanh chóng. Năm 2006, các nước ASEAN+3 đã đón nhận 89,3 triệu du khách du khách đến từ trong và ngoài khu vực ( tăng 6,8% so với năm 2005 ), trong đó du lịch nội khối chiếm 58% tổng số khách du lịch tới các nước trong khu vực. Cũng trong năm 2006, 8,26 triệu du khách từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tới du lịch tại các nước ASEAN, và ngược lại có khoảng 4,4 triệu du khách từ ASEAN đã tới thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hợp tác ASEAN+3 không những đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình ổn định, thắt chặt các mối liên kết trong khu vực, mà còn góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển của các quốc gia trong khu vực này trong suốt hơn một thập kỉ qua
c.ASEAN+3 đã và đang thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa ASEAN và các nước Đông Bắc Á :
i. Thúc đẩy hợp tác ASEAN-Trung Quốc :
Quan hệ ASEAN- Trung quốc được chính thức thiết lập từ năm 1991. Năm 1993 trung Quốc được công nhận là đối tác tham khảo của ASEAN, đến năm 1996 trung quốc trở thành đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN. Tuy nhiên quan hệ này cho tới khi ASEAN+3 ra đời vẫn chưa thực sự phát triển
Với sự thành lập của ASEAN+3, quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã trở thành một trong 3 tiến trình ASEAN+1. Tháng 12/1997 hội nghị thượng đỉnh ASEAN- Trung Quốc đã được thể chế hóa. Như vậy từ cuối năm 1997, tính chất của quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã thay đổi
Hằng năm, các nhà lãnh đạo 2 bên gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN+1, tại các hội nghị này các nhà lãnh đạo có dịp hiểu hơn quan điểm của nhau về nhiều vấn đế quốc tế ( chủ nghĩa khủng bố, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, vấn đề Đài Loan ) từ đó giúp tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa 2 bên.
Tại Hội nghị thương đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 3 tổ chức ở Singapore tháng 11/2000, hai bên đã ra tuyên bố chung về ứng xử của các bên có liên quan tại biển Đông góp phần củng cố môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực.
Về lĩnh vực an ninh, tuy đây từ lâu đã là lĩnh vực nhạy cảm trong Hợp tác ASEAN-Trung Quốc nhưng từ năm 1997 ASEAN và Trung Quốc đã quyết định hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Tháng 11/2000, hai bên đã ký “Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống” ( chống buôn bán ma túy, buôn lậu người, cướp biển, chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm điều khiển học)
Tại hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 7 tổ chức tại Bali tháng 11/2003 hai bên đã ra tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược ASEAN- Trung Quốc. Tiếp đó tại hội nghị Việng Chăn tháng 11/2004, hai bên đã thông qua chương trình hành động nhằm thực hiện nội dung của bản Tuêyn bố trên.
Trong hợp tác kinh tế, hoạt động quan trọng nhất của hợp tác ASEAN- Truung Quốc là triển khai cvà xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Tại hội nghị thượng đỉnh Viêng Chăn tháng 11/2004, đề thực hiện hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc (11/2002) hai bên đã ký hiệp định về mậu dịch hàng hóa và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định khung. Theo đó lập kế hoạch cắt giảm thuế qua với 8 danh mục hàng nông sản ( trước cuối năm 2003 ). Trung Quốc và 6 nước thành viên cũ của ASEAN sẽ bắt đầu giảm thuế quan với các sản phẩm hiện đang áp dụng mức thuế theo Quy chế tối huệ quốc trên 15% xuống còn 10% vào ngày 1/1//2004 và xuống 5% vào ngày 1/1/2005 và đạt mức 0% vào ngày 1/1/2006. Những sản phẩm đang chịu mức thuế quan từ 5-15% theo Quy chế Tối huệ quốc sẽ giảm xuống 5% vào ngày 1/1/2004 và xuống 0% vào ngày 1/1/2005.
Dưới tác động của việc cắt giảm thuế theo chương trình thu hoạch sớm và Chương trình cắt giảm bình thướng thương mại hai chiều giữa ASEAN-Trung Quốc tăng rõ rệt. Tới tháng 7/2004 tổng giá trị các sản phẩm trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc theo chương trình thu hoạch sớm đạt 1,11 tỷ USD, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2003,trong đó ASEAN xuất sang Trung Quốc 0,8 tỷ tăng 49,8% trong cùng thời gian trên. Kim ngạch thương mại 2 chiều cũng tăng lên đáng kể
Tổng kim ngạch thương mại Trung
Quốc-ASEAN 8.4 ……… 130,7 160.8 202.5
(đơn vị : tỷ USD )
Bảng tổng kim ngạch thương mại ASEAN-Trung quốc qua các năm
Trong lĩnh vực nộng nghiệp và rừng 2 bên đã ký bản ghi nhớ về hợp tác nộng nghiệp tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung quốc tại Phnom Pênh ngày 2/11/2002, theo đó trung quốc cam kết mở lớp đào tạo cán bộ cho các nước ASEAN.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải hợp tác ASEAN-Trung Quốc được triển khai trên cơ sở bản ghi nhớ về công tác giao thông vận tải ASEAN-Trung Quốc ký tại Viêng chăn 27/11/2004. Thực hiện bản ghi nhớ trên, Trung Quốc đã tích cực hỗ trợ cho các dự án phát triển hạ tầng cơ sở ở ASEAN.
Về đầu tư, nguồn FDI của Trung Quốc vào ASEAN ngày càng tăng. Năm 2004 FDI của Trung Quốc vào ASEANtăng 283,86% so với năm 2003, chiếm 10,3 % tổng FDI của Trung Quốc. Năm 2006, FDI của Trung Quốc ở ASEAN đạt 1,3tỷ USD. Trong khi đó đầu tư của ASEAN vào các nước Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng, đến hết năm 2007 thì ASEAN đã đầu tư vào Trung Quốc 47tỷ USD, trong đó Singapore, Malaysia và Thái Lan là 3 nước ASEAN đầu tư nhiều nhất vào Trung Quốc.
ii. Thúc đẩy hợp tác ASEAN-Nhật Bản :
Năm 1973 ASEAN và Nhật Bản đã thiết lập các quan hệ ko chính thức. Đến tháng 3/1977 các mối quan hệ này được chính thức hóa với việc thiết lập diễn đàn ASEAN-Nhật Bản họp định kỳ 18-24 mỗi tháng
Với sự ra đời của hợp tác ASEAN+3, quan hệ ASEAN-Nhật Bản ngày càng có điều kiện phát triển hơn nữa, cũng giống như Trung Quốc cho tới trước năm 2002 quan hệ ASEAN-Nhật Bản không có bước phát triển đột phá nào.
Tình hình thay đổi từ đầu năm 2002, Ngày 5/11/2002 tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản họp ở Phnom Pênh hai bên đã ra tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP). Mục đích của AJCEP là cung cấp thị trường lớn hơn cho kinh tế ASEAN và Nhật Bản đem sự ổn định và thịnh vượng cho ASEAN và Nhật Bản.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản họp ngày 8/10/2003 tại Bali, hai bên đã ký “Khuôn khổ quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các nước Đông Nam Á và Nhật Bản”. Trong khuôn khổ AJCEP Nhật Bản cam kết áp dụng quy chế tối huệ quốc cho các nước thành viên ASEAN chưa phải là thành viên các nước WTO. Theo dự kiến AJCEP ( bao gồm các yếu tố của 1 khu mậu
dịch tự do ) sẽ được hoàn thành vào năm 2012, trong đó cho phép các nước thành viên mới có thêm thời hạn 5 năm thực thi các nghĩa vụ của mình.
Ngày 12/12/2003 Hội nghị thương đỉnh ASEAN-Nhật Bản tồ chức tại Tokyo nhân kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ASEAN và Nhật đã ra “Tuyên bố Tokyo về quan hệ đối tác năng động và bền vững ASEAN-Nhật Bản trong thế kỷ 21”. Theo đó hai bên chủ trương hợp tác không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong lĩnh vực hợp tác chính trị an ninh, không chỉ hợp tác song phương mà còn hợp tác trong các tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế .
ASEAN và nhật bản đã đề ra 7 chiến lược hành động chung bao gồm :
- Đẩy mạnh quan hệ đối tác kinh tế toàn diện và hợp tác về tài chính và tiền tê
- Củng cố nền tảng cho phát triển kinh tế và sự thịnh vượng - Tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác về chính trị và an ninh
- Tạo thuận lợi thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân các nước và phát triển nguồn nhân lực.
- Tăng cường hợp tác về văn hóa và các quan hệ cộng cộng - Làm sâu sắc hơn hợp tác Đông Á vì một cộng đồng Đông Á - Hợp tác để giải quyết các vần đề mang tính toàn cầu.
Trên cơ sở các văn kiện được thông qua từ năm 2002, hợp tác ASEAN-Nhật đã không ngừng phát triển :
Về chính trị, cả hai bê ncó quan điểm chung về nhiều vấn đế quốc tế đáng quan tâm như vấn đế hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Về lĩnh vực an ninh, ASEAN và Nhật đã xúc tiến các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực về an ninh phi truyền thống. Ngày 30/10/2004, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản họp tại Viêng Chăn, hai bên đã ra tuyên bố chung về về hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố ASEAN-Nhật Bản
Về lĩnh vực kinh tế, ASEAN và Nhật Bản tập trung vào việc hiện thực hóa AJCEP. Nhờ việc triển khai AJCEP quan hệ thương mại giữa hai bên tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2005, tổng kim ngạch thương mại giữa hai bên đã tăng từ 143,3 tỷ USD năm 2004 lên 154,6 tỷ USDnăm 2005. Nhật Bản tiếp tục là nguồn cung cấp FDI lớn thứ 3 cho ASEAN.
Tại hội nghị Tham khảo lần thứ 13 giữa các bộ trưởng kinh tế ASEAN và Bộ trưởng kinh tế, mậu dịch và công nghiệp Nhật Bản họp tại Kuala Lumpur 23/8/2006, Nhật Bản đã đề xuất dự án chung “Sáng kiến không khí đầu tư chung ASEAN”, theo đó sẽ thúc đẩy đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực có thể tạo nên mạng lưới khu vực. SÁng kiến đó đã nhận được sự ủng hộ từ các nước ASEAN.
Trong lĩnh vực phát triển, hợp tác ASEAN-Nhật Bản diễn ra rất sôi đông. Trong hơn một thập kỷ vừa qua nhật bản đã dành cho ASEAN hơn 24 tỷ USD, chiếm 30% tổng số ODA song phương của Nhật và trong những năm tới ASEAN vẫn tiếp tục là ưu tiên của Nhật. Nhật Bản đã ủng hộ 70 triệu USD thông qua Quỹ phát triển ASEAN và Các quỹ hợp tác ASEAN-Nhật Bản để hỗ trợ cho tiến trình hộ nhập ASEAN. Nhật Bản còn viện trợ 135 triệu USD để chống dịch cúm gia cầm ở Châu Á.
Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, tại hội nghị Cebu, chính phủ nhật đã đưa ra sáng kiến giao lựu thanh niên trên quy mô lớn với kinh phí đến 315 triệu USD, theo đó mỗi đó mỗi năm sẽ có 6000 thanh niên từ ASEAN tới thăm Nhật Bản. Nhật Bản còn đề xuất về “Con tàu thanh niên Đông Nam Á”.
iii. Thúc đẩy Hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc :
Năm 1989 ASEAN và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ chính thức. Vào tháng 7/1991 Hàn Quốc trở thành đối tác đầy đủ của ASEAN
Dưới tác động trực tiếp của Hợp tác ASEAN+3 các quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Hàn Quốc cũng đang phát triển mạnh mẽ
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ ASEAN không chính thức lần thứ 4 vào cuối năm 2000 ở Singapore. Hai bên đã xác định công nghê thông tin đào tạo nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa viện trợ y tế và phát triển hạ lưu Mêkông là các lĩnh vực ưu tiên hợp tác.
ASEAN và Hàn Quốc đã quyết định thành lập quỹ đặc biệt ASEAN-Hàn Quốc (SCF) và Quỹ các dự án hướng tới tương lai (FOCPF) để tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa hai bên
Hợp tác ASEAN-Hàn Quốc đã có bước phát triển đột phá vào năm 2004. Tại Hội nghị thượng đỉnh Viêng Chăn ngày 30/10/2004, ASEAN và Hàn Quốc đã ký “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện”. Theo đó hai bân đã đề ra phương hường và các biện pháp hợp tác cụ thể trong lĩnh vực chính trị, an ninh kinh tế và phát triển.
Thực hiện tuyên bố chung đó trong những năm vừa qua ASEAN và Hàn Quốc đã xúc tiến hàng loạt hoạt động hợp tác.
Về chính trị, ASEAN và Hàn Quốc thường xuyên gặp gỡ nhau tại các hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Từ đó hai bên đã đi đến nhất trí quan điểm trong nnhiều vấn đề quốc tế đặc biệt là vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Trong lĩnh vực an ninh, thông qua hội nghị cấp bộ ASEAN+3 về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC+3) và hội nghị các quan chức cao cấp về tội phạm xuyên quốc gia ASEAN+3cũng như trong khuôn khổ ARF. Hội nghị các quan chức cấp cao đầu tiên về tội phạm xuyên quốc gia giữa ASEAN-Hàn Quốc đã được tổ chức tại Bali vào tháng 6/2006. Năm 2007, Chương trình chuyển giao tri thức về tội phạm ma túy đã được khởi động ở Lào và năm 2009 chương trình được mở rộng cho các nước thành viên ASEAN.
Trong lĩnh vực kinh tế, tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 giữa ASEAN-Hàn Quốc tại Kuala Lumpur ngày 13/12/2005, hai bên đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Hàn Quốc. Theo đó hai bên đã đề ra mục tiêu thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc và các biện pháp để hiện thực hoá mục tiêu trên.
Các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN-Hàn Quốc trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy quan hệ thượng mại và đầu tư giữa hai bên. Vốn đầu tư trực