Chiến lược chiêu thị cổ động Khái niệm về chiêu thị cổ động :

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VIỆT THẮNG (VICOTEX) (Trang 33 - 34)

- Phân loại sắp xếp hàng hóa: Là quá trình giải quyết sự khác biệt giữa sản xuất và tiêu dùng về loại hàng hóa và giảm sự tìm kiếm, nghiên cứu không cần thiết Phân

3.1.7.4. Chiến lược chiêu thị cổ động Khái niệm về chiêu thị cổ động :

Khái niệm về chiêu thị cổ động:

- Là một công cụ quan trọng và có hiệu quả trong hoạt động marketing.

- Là các nỗ lực của doanh nghiệp nhằm thiết lập kênh thông tin và thuyêt phục khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ của họ.

- Các hoạt động chiêu thị cổ động vừa khoa học và là nghệ thuật. Nó đòi hởi sự sáng tạo, linh hoạt, khéo léo trong quá trình thực hiện nhằm đạt những mục tiêu vạch ra với chi phí thấp nhất.

Mục đích của chiêu thị cổ động:

- Mục đích của cổ động là để cho cung và cầu gặp nhau để người bán thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người mua và kích thích mua nhiều hơn. Chiêu thị cổ động làm cho bán dễ dàng hơn, không chỉ hỗ trợ mà còn tăng cường các chiến lược sản phẩm, giá cả và phân phối.

- Chiêu thị cổ động không những làm cho hàng hóa bán được nhiều hơn, nhanh hơn mà nó còn làm cho thế lực, uy tín của doanh nghiệp được củng cố.

Nội dung chủ yếu của hoạt động chiêu thị cổ động:

- Quảng cáo: Là một múi nhọn của chiêu thị cổ động, mục đích của quảng cáo là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin tưởng của người tiêu thụ về sản phẩm của doanh nghiệp và làm tăng lòng ham muốn mua hàng của họ. Chi cho quảng cáo thường tốn chi phí khá lớn, nhưng lại được bù bằng tiền của những người mua hàng bị chinh phục.

- Bán hàng cá nhân: Là hình thức sử dụng nhân viên bán hàng để thông tin thuyết phục khách hàng tiềm năng mua những sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của Marketing. Quản trị chiến lược bàn hàng càng tốt thì khả năng thành công của doanh nghiệp càng lớn.

- Khuyến mãi: Là hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp nhằm kích thích khách hàng mua hàng và làm tăng doanh số bán hàng trong ngắn hạn bằng cách giành những lợi ích nhất định cho khách hàng.

- Tuyên truyền (publicity): Là việc sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng truyền thông về doanh nghiệp hoặc về sản phẩm.

- Quan hệ công chúng: Là việc điều hành những chương trình hành động nhằm tranh thủ sự hiểu biết và chấp thuận của công chúng giành cho sản phẩm bằng cách sử dụng hàng loạt các kỹ thuật truyền thông để giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau.

Các hình thức của quan hệ công chúng như: Hội nghị khách hàng, hội thảo, tặng quà, tài trợ cho các hoạt động văn nghệ thể thao…

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT VIỆT THẮNG (VICOTEX) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w