- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, có toàn quyền quyết định những
1999 2000 2001 2002 2003 1.DSBTriệu đồng19517 19554 29916 32331 3
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1.Kết luận
5.1.Kết luận
Qua khảo sát, phân tích về hoạt động kinh doanh của CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn, rút ra được một số kết luận sau :
Trong 5 năm (1999-2003), CTCP Dược & vật tư y tế Lạng Sơn luôn làm ăn có lãi, dần thích nghi với cơ chế quản lý mới, từng bước đi lên khẳng định mình trên thương trường.
Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt trong hoạt động. Nhân lực chuyên môn phù hợp với quy mô một doanh nghiệp nhỏ như công ty. Tuy nhiên công ty còn thiếu một số cán bộ có chuyên môn dược cao và khi mở rộng sản xuất công ty cần tuyển thêm lao động có chuyên môn thích hợp.
DSM và DSB của công ty có sự tăng trưởng tích cực (DSB 2003 tăng 173 %, DSM tăng 183 % so với 1999). Cơ cấu mặt hàng kinh doanh cũng ngày càng mở rộng.
NSLĐ có sự tăng trưởng hàng năm, năm 2003 tăng 148,5 % so với 1999.
Lương và thu nhập bình quân của CBCNV tăng năm sau cao hơn năm trước, thu nhập bình quân từ 698.000 năm 1999 tăng lên 1.014.000 năm 2003. Đồng thời với tăng mức độ đóng góp ngân sách Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Về hoạt động kinh doanh tài chính : Tổng TS và tổng vốn nhìn chung tăng. Tổng TS năm 2003 so với 1999 tăng 256,15 %. Khả năng thanh toán tổng quát của công ty có độ an toàn khá cao (>1), nhưng hệ số thanh toán nhanh còn thấp do lượng hàng tồn kho thường lớn. Lợi nhuận thu được hàng năm nói chung còn thấp và không có sự tăng trưởng rõ rệt (trung bình 118,4 triệu đồng), do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công ty cũng không có bước đột phá đáng kể trong kinh doanh.
Hoạt động chuyên môn rất được công ty chú trọng. Luôn đảm bảo thuốc cung ứng đạt tiêu chuẩn chất lượng, đầy đủ; mạng lưới bán hàng rộng khắp tỉnh; đội ngũ bán hàng có chuyên môn về dược, từ dược tá trở lên, chấp hành đầy đủ các quy chế chuyên môn, tận tình hướng dẫn khách hàng sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Về chiến lược kinh doanh : Công ty đã có định hướng kinh doanh đúng đắn cho mình trong thời gian tới, nhằm không ngừng mở rộng hoạt động của mình và nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh.
5.2.Kiến nghị
Đối với nhà nước
- Tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi bằng hệ thống pháp lý, chính sách, chế độ.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài. - Có chính sách hỗ trợ về vốn cho các DND mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ cho nghiên cứu sản xuất thuốc mới, nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương giữa các địa phương với nhau.
Đối với tỉnh Lạng Sơn
- Tỉnh uỷ, UBNN tỉnh, Sở y tế và các ban ngành hữu quan quan tâm chỉ đạo thường xuyên hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của công ty, cũng như việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác dược trong tỉnh; tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của thị trường dược phẩm trong tỉnh tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh.
- Tạo điều kiện đầu tư các nguồn lực cho công ty phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với công ty
- Công ty cần có biện pháp nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí lưu thông nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
- Chú trọng hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CCBNV, phát triển đội ngũ cán bộ có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cao. - Chú trọng hơn tới công tác marketing, quảng bá hình ảnh của công ty. Đẩy mạnh việc triển khai phát triển sản xuất và kinh doanh trang thiết bị vật tư y tế.