xã của huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ:
Bảng 7.CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÌNH QUÂN TÍNH TRÊN 1 CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007
ĐVT: 1.000đ/công
Các yếu tố chi phí Lượng Chi phí Cơ cấu (%)
I. Chi phí vật chất 648,01 88,56
- Chi phí khấu hao vườn 69,76 9,53
- Chi phí phân bón 398,29 54,40
- Chi phí thuốc 52,89 7,23
- Chi phí nhiên liệu 127,07 17,40
II. Chi phí lao động (ngày) 83,76 11,45
- Chi phí lao động thuê 0,43 83,76 11,45
- Chi phí lao động nhà 14,22
Tổng 731,76 100,00
(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)
Để thấy rõ được các khoản chi phí trong sản xuất của nông hộ, ta dựa vào cơ
cấu chi phí trên 1 công diện tích đất mà nông hộ trồng dâu Hạ Châu như sau:
9.5% 54.4% 7.2% 17.4% 11.4% cp KH vườn cp phân bón cp thuốc cp nhiên liệu cp lđ thuê
Hình 3.CƠ CẤU CHI PHÍ/CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU
Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008
Từ bảng và hình trên cho ta tiến hành phân tích chi tiết từng khoản mục chi phí bình quân/công diện tích đất trồng dâu Hạ Châu:
- Chi phí nông hộ tốn nhiều nhất để đầu tư cho việc trồng dâu Hạ Châu là chi phí phân bón, chiếm tỷ trọng khá lớn (54,4%). Theo bảng trên thì bình quân họ phải chi bình quân khoảng gần 400.000 đồng/công/năm cho việc bón phân. Trong vài năm gần đây, giá phân bón càng lúc càng tăng (theo khảo sát thì giá phân bón bình quân của năm này sẽ tăng khoảng một nữa so với năm trước đó. Riêng những tháng đầu năm 2008, theo khảo sát thì giá phân bón tăng đột biến gấp 02, gấp 03 lần so với năm 2007. Theo thông tin từ nông dân, phân DAP ở
thời điểm phỏng vấn có giá hơn 1.000.000 đồng/bao, tăng gấp 3 lần so với năm 2007. Giá phân tăng, gây khó khăn lớn đến quá trình sản xuất của nông dân. Vì không thể nói sản xuất đạt hiệu quả mà không chăm sóc, bón phân để cây trồng cho trái đạt chất lượng.
- Chi phí mà nông hộ phải tốn kế tiếp là chi phí nhiên liệu (chiếm 17,4%). Tốn nhiều chi phí nhiên liệu là do điều kiện sinh học của cây dâu phải thường xuyên tưới nước vào mùa khô (từ 02 - 03 tháng). Trong khi đó, cùng với giá phân bón, xăng dầu những năm gần đây cũng không nằm ngoài quy luật tăng giá của thị trường.
- Khoản chi phí phải hao tốn thứ ba là chi phí lao động thuê (chiếm 11,45%). Chi phí này cao thứ ba trong tổng cơ cấu chi phí của nông hộ trồng dâu Hạ Châu vì số lao động thuê trong nông nghiệp ởđịa phương hiện nay rất ít. Lý do là lao động nếu không tham gia sản xuất nông nghiệp của gia đình thì họ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp, hoặc tham gia xuất khẩu lao động mà không đi làm thuê trong nông nghiệp. Cho nên giá thuê mướn nhân công lao
động tương đối cao (khoảng từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/người/ngày, chưa kể ăn uống).
- Kếđến là chi phí khấu hao vườn cây lâu năm (chiếm 9,53%), chi phí thuốc (7,23%). Hai loại chi phí này không chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chi phí là vì:
+ Về chi phí khấu hao vườn cây lâu năm (chi phí này được tính theo phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hữu hình theo quy định của Bộ Tài chính;
được tính bằng phương pháp đường thẳng với công thức là nguyên giá chia cho thời gian sử dụng, trong đó, nguyên giá gồm chi phí giống và các chi phí (chi phí chăm sóc, chi phí lao động…), liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm
trái), thời gian sử dụng được tham khảo quy định về thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình là vườn cây lâu năm của Bộ Tài chính): giống thường hộ nông dân tự có, từ bà con, hoặc nếu mua từ hàng xóm thì với giá rẻ. Trong khi đó, chi phí chăm sóc trong giai đoạn cây con, chưa cho trái là không đáng kể. Bên cạnh đó, dâu Hạ Châu là loại cây lâu năm, tuổi thọ rất cao, có thể lên đến 40-50 năm. Chính vì những lý do đó nên chi phí khấu hao vườn cây lâu năm/công/năm là rất ít.
+ Về chi phí thuốc: do dâu Hạ Châu sống khỏe, ít bệnh. Đồng thời giá bình quân 1 chai thuốc nông dân sử dụng cho dâu Hạ Châu là tương đối không cao (dao động từ 30.000 đồng/chai đến 50.000 đồng/chai tùy theo thể tích). Cho nên, chi phí thuốc cũng tương đối ít.
Bảng 8.NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN TRÊN 1 CÔNG ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007
Lao động Ngày công/công/năm Cơ cấu (%)
Lao động thuê 0,43 2,94
Lao động nhà 14,22 97,06
Tổng 14,65 100,00
(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)
Qua bảng trên cho thấy, bình quân trong một năm nông hộ tốn khoảng 15 ngày công lao động/công cho việc chăm sóc, thu hoạch dâu Hạ Châu. Trong đó, ngày công lao động nhà chiếm đến 97,06%, lao động thuê chỉ chiếm tỷ lệ 2,94%. Có nguyên nhân này là do đa số người dân luôn muốn lấy công làm lời để giảm chi phí, tăng thêm thu nhập. Đa số cho rằng, lao động gia đình chăm sóc sẽ tốt hơn, chu đáo hơn lao động thuê; và lao động của chính gia đình thì sẽ có kinh nghiệm hơn lao động thuê, cho nên việc chăm sóc, thu hoạch cũng dễ dàng, nhanh chóng lại không tốn chi phí thuê mướn.