Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTB THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 47)

Lợi nhuận từ hoạt động khác của công ty chủ yếu là từ thanh lí nhượng bán thiết bị, máy móc, hưởng chiết khấu từ nhà cung ứng, còn về chi phí khác chủ yếu là chi phí thanh lí, nhượng bán tài sản.

Năm 2007 lợi nhuận từ hoạt động khác là 110.163 ngàn đồng tăng 81.572 ngàn đồng tương ứng với 285,31%, nguyên nhân do doanh thu từ hoạt động khác của công ty là thanh lí, máy móc thiết bị tăng 174.348 ngàn đồng tương ứng với 619,16%, bên cạnh đó thì chi phí cho thanh lí nhượng bán cũng tăng 92.777 ngàn đồng tương ứng với 307,68% .

Năm 2008 lợi nhuân từ hoạt động khác là 199.260 ngàn đồng tăng 89.098 ngàn đồng tương ứng với 80,88% so với năm 2007, nguyên nhân là do công ty mua với số lượng lớn hàng, và cam kết trả tiền trước hạn nên được hưởng chiết khấu hàng hóa từ nhà cung ứng nên làm cho doanh thu từ hoạt động khác năm 2008 tăng 124.168 ngàn đồng tương ứng với 61,18% so với năm 2007, do đó tuy chi phí khác chủ yếu là xuất hàng chiết khấu bán cho khách hàng năm 2008 tăng 35.070 ngàn đồng tương ứng với 37,79%, nhưng do tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2008 tăng.

Tóm lại lợi nhuận từ hoạt động khác của công ty liên tục tăng qua năm, tuy không phải là lợi nhuận chính của công ty nhưng cũng góp phần đáng kể làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty khả quan hơn đặc biệt là năm 2008.

4.3.2. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận theo kỳ kế hoạch.

Bảng 10: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2008.

ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận kế hoạch

38.358 47.139 59.036

Lợi nhuận thực hiện

62.176 (35.800) (22.615) Chênh lệch TH/KH 23.818 (82.939) (81.651) % Hoàn thành kế hoạch 62,09 (175,95) (138,31)

Qua bảng phân tích trên ta thấy thực hiện lợi nhuận của công ty chưa thật sự tốt, chỉ có năm 2006 là vượt mức kế hoạch đề ra cụ thể:

Năm 2006 lợi nhuận thực hiện của công ty là 62.176 ngàn đồng vượt mức kế hoạch đề ra là 23.818 ngàn đồng tương ứng với 62,09%, nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 vượt mức kê hoạch đề ra, tuy chi phí có tăng nhưng không

đáng kể chủ yếu là do số lượng tiêu thụ tăng, tiếp đến là do nguyên liệu khan hiếm chủ yếu là nhập từ nước ngoài nên giá mua cũng tăng lên

Năm 2007 lợi nhuận thực hiện của công ty là âm 35.800 ngàn đồng giảm so với kế hoạch đề ra là 82.939 ngàn đồng tương ứng với 175,95%, nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, giá vốn hàng bán cùng với chi phí tăng so với kế hoạch đề ra, điều này làm cho lợi nhuận giảm so với kế hoạch.

Năm 2008 lợi nhuận thực hiện là âm 138,31 ngàn đồng giảm so với kế hoạch đề ra là 81.651 ngàn đồng tương ứng với 138,31%, nguyên nhân là do tình hình lạm phát gia tăng từ đầu năm 2008, giá cả nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật tăng làm cho giá mua các mặt hàng này cũng tăng theo, bên cạnh đó do khủng hoảng kinh tế thế giới giá cả hàng hóa giảm rất nhanh vì thế các mặt hàng công ty nhập trước đây phải bán với giá thấp, cùng với sự cạnh của các đối thủ làm số lượng tiêu thụ giảm góp phần làm cho doanh thu giảm mạnh vì thế lợi nhuận cũng giảm nhiều so với kế hoạch đề ra.

4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTB THÀNH PHỐ CẦN THƠ THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH.

4.4.1. Phân tích các chỉ tiêu về tình hình thanh toán.

Phân tích khả năng thanh toán qua 3 năm của công ty TNHH MTB Thành phố Cần Thơ, là cơ sở để đánh giá tình hình kinh doanh của công ty là tốt hay xấu, qua đó nhằm đưa các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty kịp thời và hợp lí nhất.

Bảng 11: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 06/07 Chênh lệch 07/08 1. Tài sản lưu động 1.597.848 3.240.980 2.242.909 1.643.132 (998.071) 2. Nợ ngắn hạn 16.927 1.563.577 538.152 1.546.650 (1.025.425) 3. Tiền và các chứng khoán ngắn hạn 1.493.534 1.526.294 575.696 32.760 (950.598) 4. Tỷ số lưu động (1)/(2) (lần) 94,40 2,07 4,17 (92,32) 2,09

5. Tỷ số thanh toán nhanh

(3)/(2) (lần) 88,23 0,98 1,07 (87,26) 0,09

Nguồn: Phòng kế toán công ty MTB Thành Phố Cần Thơ

Hình 4: Biễu đồ biểu hiện tỷ số thanh toán của công ty qua 3 năm.

0.00 50.00 100.00

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

S ố l ầ n tỷ số lưu động tỷ số thnanh toán nhanh

 Hệ số thanh toán ngắn hạn (tỷ số lưu động).

Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Hệ số này cao thì khả năng thanh toán nợ càng tốt, tuy nhiên nếu cao quá sẽ không tốt vì phán ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn, hoặc có thể do hang tồn kho nhiều,.. tài sản ngắn hạn dư thừa không tạo thêm doanh thu, do đó vốn sử dụng không hiệu quả.

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất tốt, năm 2006 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo chi trả bằng 94,40 đồng tài sản, năm 2007 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo chi trả bằng 2,07 đồng tài sản, giảm 92,32 lần so với năm 2006 sang năm 2008 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo chi trả bằng 4,17 đồng tài sản, tăng 2,09 lần so với năm 2007. Tuy nhiên nếu xét về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất cao, nhất là năm 2006, nguyên nhân do công ty đã thanh toán hết phần nợ phải trả khách hàng cuối năm công ty không chiếm dụng vốn của khách hàng, việc không chiếm dụng vốn được các khoản phải trả cho người bán cũng là một thiệt thòi cho công ty tuy nhiên do chính sách mới của đơn vị cung ứng là thanh toán ngay tiền hàng vào cuối năm.

 Hệ số thanh toán nhanh (tỷ số thanh toán nhanh). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, nếu tỷ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng tốt, thông thường chỉ tiêu này từ 0,5 đến 1 thì có thể đảm bảo khả năng thanh toán nợ, nếu d ưới 0,5 thì công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán những khoản nợ lúc cần thiết.

Năm 2006 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo chi trả bằng 88,23 đồng tài sản, năm 2007 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo chi trả bằng 0,98 tài sản, có giảm 87,26 lần so với năm 2006, sang năm 2008 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bảng 1,07 đồng tài sản tăng 0,09 lần so với năm 2007. ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2006 là rất cao điều này không tốt bởi vì nó cho ta thấy rằng công ty đang giữ qua nhiều tiền điều này dẫn đến là gây ứ động vốn và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty là không cao, sang năm 2007 và 2008 hệ số này rất tốt cho thấy khả năng thanh toán của công ty là rất tốt, tạo niềm tin cho nhà cung ứng.

4.4.2. Phân tích các tỷ số về quản trị tài sản.

Bảng 12: CÁC TỶ SỐ VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN.

ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh lệch 06/07

Chênh lệch 07/08

1. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 16.776.513 20.976.752 17.533.378 4.200.239 (3.443374) 2. Vốn lưu động 1.580.921 1.677.403 1.704.757 96.482 27.354 3. Tài sản cố định 312.020 266.552 273.170 (45.468) 6.618 4. Tổng tài sản 1.909.868 3.507.532 2.516.079 1.597.664 (991.453) 5. Giá vốn hàng bán 16.544.034 20.628.918 16.949.526 4.084.884 (3.679.392) 6. Hàng tồn kho bình quân 69.986 787.207 1.510.586 717.221 723.379 7. Khoản phải thu bình

quân 7.397 60.815 68.966 53.418 8.151

8. Doanh thu bình

quân/ngày 46.601 58.269 48.704 11.667 (9.565)

Vòng quay hàng tồn kho

(5)/(6) (vòng) 236 26 11 (210) (15)

Kỳ thu tiền bình quân

(7)/(8) (ngày) 0,16 1,04 1,42 0,88 0,37 Vòng quay tổng tài sản (1)/(4) (vòng) 0,009 0,006 0,007 (0,003) 0,001 Vòng quay vốn lưu động (1)/(2) (vòng) 11 13 10 2 (3) Vòng quay tài sản cố định (1)/(3) (vòng) 54 79 64 25 (15)

Hình 5: Biễu đồ biễu diền các tỷ số quản trị tài sản của công ty qua 3 năm. 0 50 100 150 200 250

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vòng quay hàng tồn kho Kỳ thu tiền bình quân Vòng quay tổng tài sản Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn cố định

 Vòng quay hàng tồn kho.

Nhằm đo lường mức luân chuyển hàng tồn kho dưới hình thức tồn kho trong một năm của doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho cho thấy doanh nghiệp đ ã bán hàng trong kho nhanh hay chậm.

Từ bảng số liệu thấy cụ thể 2006 vòng quay hàng tồn kho của công ty là 236 vòng, năm 2007 là 26 vòng giảm 210 vòng so với năm 2006, sang năm 2008 là 11 vòng giảm 15 vòng so với năm 2007, vòng quay hàng tồn kho của công ty qua 3 năm điều giảm, qua đó ta thấy tình tiêu thụ hàng hóa của công ty chưa tốt, lượng hàng tồn kho công ty nhiều, chứng tỏ hiệu quả quản lí hàng tồn kho của công ty chưa cao vì vậy công ty cần xem xét để có hướng giải quyết tốt hơn.

 Kỳ thu tiền bình quân (DSO).

Tỷ số này đo lường khả năng thu hồi các khoản phải thu của công ty là nhanh hay chậm, từ bảng phân tích ta thấy kỳ thu tiền bình quân qua các năm rất nhỏ, tuy có tăng qua các năm nhưng rất thấp, chứng tỏ kế hoạch thu tiền của công ty là khá tốt

 Hiệu quả sử dụng tổng số vốn.

Qua bảng phân tích ta thấy, vòng quay tổng số vốn năm 2006 công ty là 0,009 vòng ,năm 2007 là 0,006 vòng giảm 0,003 vòng so với năm 2006,sang năm 2008 vòng quay tổng số vốn của công ty là 0,007 vòng tăng 0,001 vòng so với năm 2007. Cụ thể năm 2006 một đồng vốn đem lại cho công ty 0,009 đồng doanh thu, năm

2007 đem lại cho công ty 0,006 đồng doanh thu và đem lại cho công ty 0,007 đồng doanh thu năm 2008. Qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty là rất thấp, qua đó công ty cần có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn.

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Qua bảng phân tích ta thấy, vòng quay vốn lưu động năm 2006 công ty là 11 vòng, năm 2007 là 13 vòng tăng 2 vòng so với năm 2006, sang năm 2008 vòng quay vốn lưu động của công ty là 10 vòng giảm 3 vòng so với năm 2007.Tức một đồng vốn lưu động năm 2006 đem về cho công ty 11 đồng doanh thu, năm 2007 là 13 đồng doanh thu và đem về cho công ty 10 đồng năm 2008, qua đó ta thấy việc quản lí vốn của công ty là khá tốt.

 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng phân tích ta thấy, vòng quay vốn cố định năm 2006 công ty là 54 vòng, năm 2007 là 79 vòng tăng 25 vòng so với năm 2006, sang năm 2008 vòng quay vốn cố định của công ty là 64 vòng giảm 15 vòng so với năm 2007. Cụ thể năm 2006 một đồng vốn cố định đem về cho công ty 54 đồng doanh thu, năm 2006 là 79 đồng doanh thu và đem về cho công ty 64 đồng doanh thu năm 2008. tuy một đồng vốn cố định đem về doanh thu cho công ty là cao nhưng qua 3 năm hệ số này liên tục giảm vì vậy công ty cần quản lí chặt chẽ nguồn vốn này hơn.

4.4.3. Phân tích các chỉ tiêu sinh lợi.

 Suất sinh lợi của tài sản (ROA).

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lí và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2006 suất sinh lợi của tài sản là 3,4%, sang năm 2007 suất sinh lợi của tài sản là 1,5% giảm 1,9% so với năm 2006 tức cứ 100 đồng tài sản đem về cho công ty 3,4 đồng lợi nhuận năm 2006 và cứ 100 đồng tài sản đem về cho công ty 1,5 đồng lợi nhuận năm 2007 giảm 1,9 đồng so với năm 2006, nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận không bằng tốc độ tăng của tài sản, sang năm 2008 suất sinh lợi của công ty là 5,1% tăng 3,6% so với năm 2007, tức 100 đồng tài sản đem về cho công ty 5,1 đồng lợi nhuận tăng 3,6 đồng so với năm 2007.

Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI.

ĐVT: Ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

06/07

Chênh lệch 07/08

1. Lợi nhuận sau thuế 65.415 54.289 128.164 (11.126) 73.875

2. Doanh thu thuần 16.776.513 20.976.752 17.533.378 4.200.239 (3.443.374)

3. Vốn chủ sở hữu 1.892.941 1.943.955 1.977.927 51.014 33.972

4. Tổng tài sản 1.909.868 3.507.532 2.516.079 1.597.664 (991.453) Suất sinh lợi của tài sản

(ROA) (%) 3,4 1,5 5,1 (1,9) 3,6

Suất sinh lợi của vốn

chủ sở hữu (ROE) (%) 3,5 2,8 6,5 (0,7) 3,7

Suất sinh lợi của doanh

thu(ROS) (%) 0,4 0,3 0,7 (0,1) 0,4

Nguồn: Phòng kế toán công ty MTB Thành Phố Cần Thơ

Hình 6: Biễu đồ biễu diễn các tỷ số sinh lợi của công ty qua 3 năm 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

(%)

suất sinh lợi của tài sản

suất sinh lợi vốn chủ sở hữu

suất sinh lợi của doanh thu

 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE).

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích ta thấy phần lớn vốn kinh doanh của công ty là vốn tự có chứ không phải đi vay để hoạt động kinh doanh vì vậy khả năng thanh toán của công ty là rất cao và rủi ro tài chính là rất thấp, Năm 2006 suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu của công ty là 3,5% , năm 2007 là 2,8% giảm 0,7% so với năm 2006, tức cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 3,5 đồng lợi nhuận năm 2006 và 2,8 đồng lợi nhuận năm 2007 giảm 0,7

đồng so với năm 2006, là do vốn chủ sở hữu công ty tăng 51.014 ngàn đồng so với năm 2006, trong khi đó lợi nhuận giảm 11.126 ngàn đồng. Sang năm 2008 suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là 6,5% tăng 3,7% so với năm 2007, tức 100 đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 6,5 đồng lợi nhuận tăng 3,7 đồng so với năm 2007.

 Suất sinh lợi của doanh thu (ROS).

Tỷ suất sinh lợi của doanh thu thể hiện cứ 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, năm 2006 tỷ suất sinh lợi của doanh thu đạt 0.4%, sang năm 2007 là 0,3% giảm 0,1% so với năm 2006, tức cứ 100 đồng doanh thu đem lại cho công ty 0,4 đồng lợi nhuận năm 2006 và 0,3 đồng năm 2007 giảm 0,1 đồng so với năm 2006, nguyên nhân do do tốc độ giảm của lợi nhuận cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, bên cạnh đó do doanh thu có tăng nhưng do chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn nên làm lợi nhuận giảm đáng kể. Sang năm 2008 tỷ suất sinh lợi của doanh thu đạt 0,7% tăng 0.4% so với năm 2007, tức 100 đồng doanh thu đem lại cho công ty 0,7 đồng lợi nhuận tăng 0,4 đồng so với năm 2007, nguyên nhân do doanh thu năm 2008 giảm nhưng do bù đáp bởi nguồn thu nhập khác tăng nên làm lợi nhuận sau thuế tăng lên.

4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.5.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay, làm thế nào để tăng doanh số công ty luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản lí, vì vậy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu giúp cho chúng ta có chiến lược thích hợp hơn trong việc gia tăng doanh thu góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTB THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 47)