Các yếu tố thuộc về xã hộ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ (Trang 46 - 49)

Năm 2008, là một năm đặc biệt khó khăn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh - đầu tư xây dựng. Chi phí đầu vào không ngừng tăng cao, nhất là chi phí nhiên liệu. Tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế thế giới tiếp tục có tác động phức tạp, khó lường đến nền kinh tế đất nước nói chung và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nói riêng. Nên trong thời gian tới, nhất là năm 2009, sẽ còn nhiều khó khăn thử thách đối với hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cánh cửa vào WTO đã mở ra đối với Việt Nam cũng như nhiều lĩnh vực khác, Viễn thông công cộng Việt Nam đang ở trong tình trạng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các Doanh nghiệp nước ngoài. Hiện đầu vào của dịch vụ Viễn thông công cộng chủ yếu là điện, trong khi đó điện đã được Chính phủ cho tăng giá nên dịch vụ Viễn thông công cộng cũng bị ảnh hưởng, cùng với cuộc chạy đua giảm cước và khuyến mãi mạnh của các nhà khai thác Viễn thông công cộng, về thuê bao phát triển nhưng không còn mạnh như năm 2007 sẽ kéo theo lợi nhuận của công tác kinh doanh Viễn thông công cộng của Doanh nghiệp bị giảm. Nguyên nhân, của vấn đề này là lạm phát bắt buộc khách hàng phải giảm chi tiêu, trong đó có cả chi tiêu cho lĩnh vực Viễn thông công cộng.

d. Tình hình cnh tranh

Trên nền tảng của công nghệ CDMA, EVNTelecom đã đi tiên phong xây dựng phong cách di động cho điện thoại cốđịnh trên thị trường Viễn thông Việt Nam. E-Com ra đời ngay lập tức giải thoát khách hàng khỏi những phức tạp trong vấn đề dây dẫn khi lắp đặt điện thoại cốđịnh. Đối với dịch vụ này, người ta có thể sử dụng ngay sau khi đăng ký dịch vụ, bỏ qua khoảng thời gian không ngắn dành cho khâu lắp đặt mà điện thoại cố định có dây truyền thống bắt buộc phải thực hiện. Hơn nữa với E-Com chúng ta còn có thể dễ dàng mang theo khi phải chuyển nơi ở hoặc làm việc thay vì phải đổi sốđiện thoại hoặc lắp đặt lại hệ thống dây dẫn rất phức tạp và rắc rối như trước kia. Trên nền băng thông rộng của công nghệ CDMA EV-DO 1x, điện thoại cố định của EVNTelecom còn có thể nhắn tin và truy cập internet như một chiếc di động hiện đại vốn còn rất xa xỉ với thị trường nông thôn và lớp người có thu nhập bậc trung trở xuống. Chính vì điều này, E-Com hiện đã chiếm được thiện cảm của đông đảo người sử dụng

Ngoài ra, EVNTelecom còn có dịch vụ điện thoại cố định không dây đầu cuối di động E-Phone, hay còn gọi là điện thoại di động nội vùng. Loại điện thoại này có mẫu mã nhỏ gọn không khác gì các kiểu điện thoại di động đang lưu hành trên thị trường hiện nay, có sử dụng sim, vùng phủ sóng rộng và cho phép thuê bao di chuyển trong một phạm vi nhất định,... Nếu không để ý đầu số cốđịnh của nó, chắc hẳn rất nhiều người lầm tưởng E-Phone chính là một loại điện thoại di động 100%.

E-Mobile thì bị cạnh tranh quyết liệt bởi thiết bị đầu cuối đắt, khó thay thế,... Chính vì thế mà cho đến nay, 3 nhà CDMA có số lượng thuê bao chưa bằng 1 trong 3 nhà GSM là Viettel, MobiFone hay VinaPhone. Giống như E- Phone, trước đó VNPT đã có điện thoại vô tuyến nội vùng City phone ra đời từ năm 2002, tuy nhiên tốc độ phát triển chưa cao. Nhược điểm, của điện thoại này là mỗi chiếc máy phải gắn với một số thuê bao cố định, đổi số có nghĩa là phải đổi máy và chỉ có hiệu lực hoạt động khi thuê bao ở trong địa bàn Hà Nội. Hiểu được chướng ngại đó VNPT cũng đã có nhiều nỗ lực để cải thiện, hiện City phone đã có thể sử dụng được sim và có loại hình trả trước. Trong khi đó, theo thông tin từ Công ty Viễn thông Quân đội thì Viettel mobile cũng đã bắt đầu thử nghiệm dịch vụ điện thoại cố định không dây cho phép khách hàng sử dụng di động GSM lắp SIM với đầu số cốđịnh của Viettel.

Như vy, với E-Com, EVNTelecom đã là người khởi xướng một phong cách điện thoại cốđịnh hoàn toàn mới, không dây và di động hóa cả về hình thức và các tiện ích được các nhà kinh doanh Viễn thông công cộng hào hứng theo đuổi. Không chỉ là cạnh tranh giữa các mạng điện thoại, sự chạy đua về hình thức cũng như các tiện ích giữa điện thoại cốđịnh và điện thoại di động còn đang diễn ra ngay trong nội bộ mỗi mạng điện thoại. Xu hướng này hứa hẹn một tương lai mới cho điện thoại cố định, những cải tiến không ngừng về chất lượng và mẫu mã sẽ giúp điện thoại cốđịnh ngày càng được ưu chuộng.

Trong 2 năm 2006-2007, thị trường thông tin di động có sự góp mặt thêm của 2 nhà cung cấp dịch vụ CDMA là HT Mobile và EVNTelecom. Tuy nhiên, ngoài việc có được một sự khởi đầu ấn tượng với chiến dịch khuyến mại gọi, nhắn tin miễn phí, HT Mobile chưa tạo được ấn tượng gì lớn sau vài tháng khai

trương dịch vụ. Với EVNTelecom, mạng Viễn thông chỉ khẳng định vị trí ở dịch vụđiện thoại cốđịnh không dây (E-Com).

Tuy nhiên, điểm nổi bật trong giai đoạn này là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa 2 mạng dẫn đầu thị trường là MobiFone và Viettel Mobile. Với Viettel Mobile, mạng này vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng đáng kể và lợi thế cước rẻ. cũng như hình ảnh thương hiệu, MobiFone đã vượt Viettel về phát triển thuê bao thực (là thuê bao phát triển mới trừđi thuê bao rời mạng).

Đầu năm 2008, thị trường thông tin di động Việt Nam lại trở nên nóng bỏng hơn với việc cả 3 mạng GSM là MobiFone, VinaPhone và Viettel đều đã được giảm cước ngang bằng với nhau và giá cước đã ở mức phù hợp với túi tiền của hầu hết mọi người dân, sự khác biệt lớn nhất giữa các mạng di động sẽ là vấn đề chất lượng dịch vụ và thương hiệu. Đây sẽ là nhân tố quyết định trong việc thu hút khách hàng mới, cũng như giữ chân các khách hàng cũ. Trong khi cuộc cạnh tranh giữa các mạng GSM đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới với thế mạnh rơi vào mạng có chất lượng dịch vụ tốt thì các mạng CDMA lại đang loay hoay tìm đường đi. HT Mobile đã chính thức khai tử mạng CDMA để chuyển sang công nghệ GSM, EVNTelecom vẫn chưa tìm được cách phát triển dịch vụ di động E-Mobile, còn S-Fone sau rất nhiều nỗ lực vẫn chưa thể trở thành một mạng di động có khả năng cạnh tranh với các mạng GSM và thị phần trên thị trường vẫn ở mức cực kỳ khiêm tốn.

CHƯƠNG 5

MT S GII PHÁP NHM NÂNG CAO HIU QU

HOT ĐỘNG KINH DOANH LOI HÌNH VIN THÔNG

CÔNG CNG CA DOANH NGHIP

5.1. CƠ SỞĐỀ XUT GII PHÁP

5.1.1. Phân tích yếu t bên trong 5.1.1.1. Các đim mnh (S) 5.1.1.1. Các đim mnh (S)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh loại hình Viễn thông công cộng của Điện lực Thành phố Cần Thơ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)