5. Nội dung và kết quả đạt được
6.2.1 Đối với Nhà nước
Trong thời gian qua, ngành thuỷ sản nước ta phát triển rất nhanh đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh, những nhà máy thi nhau mọc lên thì phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển một cách ồ ạt vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năg đã và đang gây nhiều hệ quả không tốt. Tuy nhiên, một bất cập đáng lo ngại là những năm qua sự liên kết giữa Doanh nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu chưa chặt chẽ. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ mặt hàng thuỷ sản nước ta đang gặp những khó khăn về vấn đề an toàn vệ sinh, dư lượng kháng sinh trong sản phẩm. Sau đây là những kiến nghị đối với Nhà
nước để khắc phục tình trạng phát triển nóng của ngành thuỷ sản trong giai đoạn hiện nay.
- Quy hoạch các vùng nguyên liệu phù hợp với hoàn cảnh tự nhiên và điều kiện kinh tế của địa phương. Liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và các Doanh nghiệp. Tổ chức các lớp huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi. Từ đó, có thể kiểm soát được nguồn cung để đảm bảo về mặt số lượng, đồng thời có thể kiểm soát được chất lượng của nguồn nguyên liệu. Tránh tình trạng các vùng nguyên liệu phát triển tự phát, manh mún khó kiểm soát làm nguồn nguyên liệu trên thị trường không ổn định có lúc cung lại vượt cầu và ngược lại. Hệ quả của nó là tình trạng thiếu hoặc dư thừa cục bộ nguyên liệu, giá cả vô chừng, làm cho Doanh nghiệp lẫn người nuôi điều gặp khó khăn.
- Quản lý chặt chẽ đối với các hộ nuôi thuỷ sản. Bắt buộc người nuôi chấp hànnghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường, không sử dụng các chất cấm trong quá trình nuôi để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu.
- Xử lý thật nghiêm và phạt năng đối với Doanh nghiệp xuất khẩu cố tình vi pham các quy định về dư lượng chất kháng sinh khi xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản ra nước ngoài. Một mặt để đảm bảo cho sức khoẻ cho người tiêu dùng, mặt khác đảm bảo uy tín cho mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam.