Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TVT (Trang 40)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

4.2. Phân tích chi phí

4.2.1. Phân tích chung về tình hình chi phí của công ty qua 3 năm.

Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí kỳ này so với kỳ khác, xác định mức tiết kiệm hay bội chi chi phí. Chi phí của doanh nghiệp theo chế độ báo cáo tài chính hiện hành bao gồm có 3 loại chi phí: chi phí từ hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác hay chi phí thất thường. Trong phân tích thường thì chỉ đi sâu vào phân tích chi phí từ hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung các khoản chi phí của doanh nghiệp không đều qua các năm, có năm tăng có năm giảm và nhất là chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

Qua bảng số liệu (Bảng 3.3) ta thấy tình hình tổng chi phí của Công ty giảm qua các năm. Cụ thể năm 2006 tổng chi phí là 2.233.569 ngàn đồng đến năm 2007 giảm xuống còn 1.857.872 ngàn đồng, giảm 375.697 ngàn đồng tương ứng 16,82%. Nguyên nhân là do các loại chi phí đều giảm chỉ có chi phí khác bằng tiền là tăng lên 52.417 ngàn đồng tương ứng 717,16% nhưng nó vẫn

Bảng 3.2: BẢNG CƠ CẤU DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ĐVT: Ngàn đồng (Nguồn: Phòng kế toán) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Số tiền

Doanh thu xây dựng 2.081.047 90,09 2.257.719 90,83 1.122.727 62,39 176.672 -1.134.992 Doanh thu tư vấn, thiết kế 228.934 9,91 227.932 9,17 676.741 37,61 - 1.002 448.809 Doanh thu thuần 2.309.981 100,00 2.485.651 100,00 1.799.468 100,00 175.670 - 686.183

Bảng 3.3: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHUNG CỦA CHI PHÍ

ĐVT: Ngàn đồng

Chi phí sản xuất kinh doanh

Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền Số tiền Số tiền Mức % Mức %

Chi phí nguyên liệu, vật liệu 1.511.533 1.220.226 858.822 -291.307 -19,27 -361.404 -29,62 Chi phí nhân công 642.005 572.532 862.159 -69.473 -10,82 289.627 50,59 Chi phí khấu hao TSCĐ 3.383 3.383 3.383 0 0 0 0 Chi phí dịch vụ mua ngoài 69.339 2.005 0 -67.334 -97,11 -2.005 -100 Chi phí khác bằng tiền 7.309 59.726 42.118 52.417 717,16 -17.608 -29,48 Tổng chi phí 2.233.569 1.857.872 1.766.482 -375.697 -16,82 -91.390 -4,92

không làm tổng chi phí tăng lên. Năm 2008 thì chi phí tiếp tục giảm so với năm 2007 là 91.390 ngàn đồng tương ứng 4,92%. Tuy có giảm nhưng mức giảm rất thấp, trong đó đặc biệt chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 100%, chi phí nhân công lại tăng lên 289.627 ngàn đồng tương ứng 50,59%.

4.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí.

Chi phí từ hoạt động kinh doanh của Công ty được tạo thành từ các khoản mục chi phí:

Giá vốn hàng bán.

Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Ta có: Chi phí HĐKD = GVHB + Chi phí QLDN. Gọi CP: là tổng chi phí hoạt động kinh doanh. * Chi phí năm 2007 so với năm 2006.

Tổng chi phí HĐKD năm 2006:

CP06 = 1.511.533 + 722.036 = 2.233.569 ngàn đồng. Tổng chi phí HĐKD năm 2007:

CP07 = 1.220.226 + 637.646 = 1.857.872 ngàn đồng.  Đối tượng phân tích là: CP = CP07 - CP06

= 1.857.872 - 2.233.569 = - 375.697 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí:

Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán:

1.220.226 - 1.511.533 = - 291.307 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp:

637.646 - 722.036 = - 84.390 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

(- 291.307) + (- 84.390) = - 375.697 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.

Vậy tổng chi phí năm 2007 so với năm 2006 giảm 375.697 ngàn đồng là do giá vốn hàng bán giảm 291.307 ngàn đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 84.390 ngàn đồng.

* Chi phí năm 2008 so với năm 2007.

CP07 = 1.220.226 + 637.646 = 1.857.872 ngàn đồng. Tổng chi phí HĐKD năm 2008:

CP08 = 858.822 + 907.660 = 1.766.482 ngàn đồng.  Đối tượng phân tích là: CP = CP08 - CP07

= 1.766.482 - 1.857.872 = - 91.390 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí:

Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán:

858.822 - 1.220.226 = - 361.404 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp:

907.660 - 637.646 = 270.014 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

(- 361.404) + 270.014 = - 91.390 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.

Vậy tổng chi phí năm 2008 so với năm 2007 giảm 91.390 ngàn đồng là do giá vốn hàng bán giảm 361.404 ngàn đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 270.014 ngàn đồng.

Phân tích sự tác động của từng chỉ tiêu:

Bảng 3.5: CÁC KHOẢN MỤC TẠO THÀNH CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

ĐVT: Ngàn đồng

Chỉ tiêu

Năm

2006 2007 2008

Giá trị % Giá trị % Giá trị % GVHB 1.511.533 67,67 1.220.226 65,68 858.822 48,62 CPQLDN 722.036 32,33 637.646 34,32 907.660 51,38 Tổng chi phí 2.233.569 100,00 1.857.872 100,00 1.766.482 100,00

Giá vốn hàng bán:

Ta thấy giá vốn hàng bán biến động theo chiều hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2007 giảm 291.307 ngàn đồng tức giảm 19,27% so với năm 2006. Đến năm 2008 là 858.822 ngàn đồng giảm 361.404 ngàn đồng tức giảm 29,62% so với năm 2007. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh, nó chiếm từ 65 - 68%, thể hiện sự chi phối trực tiếp của giá vốn hàng bán trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty. Riêng năm 2008 thì giá vốn hàng bán lại giảm đáng kể chỉ còn 48,62%.

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 giảm 84.390 ngàn đồng tức giảm 11,69% so với năm 2006. Năm 2008 thì chi phí này lại tăng lên 270.014 ngàn đồng tức tăng 42,35%.

Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng, giá vốn hàng bán giảm mạnh. Đây là điều cần quan tâm, doanh nghiệp cần có biện pháp kiểm soát hợp lí các chi phí.

4.3. Phân tích lợi nhuận.

4.3.1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm. Để có thể biết được một doanh nghiệp có hiệu quả tốt hay xấu người ta thường nhìn vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đó thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây được coi là chỉ tiêu tài chính tổng hợp nhất để phản ánh hiệu quả hoạt động của một Công ty.

Bảng 3.6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM CỦA CÔNG TY

ĐVT: Ngàn đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Số tiền Số tiền Mức % Mức %

Lợi

nhuận 76.412 627.779 32.986 551.367 721,57 -594.793 -94,75

Lợi nhuận Công ty được hình thành chủ yếu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Nhìn chung lợi nhuận của Công ty biến động không đều. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 76.412 ngàn đồng. Năm 2007 đạt 627.779 ngàn đồng tức tăng 551.367 ngàn đồng tương ứng 721,57%, tỷ lệ tăng rất cao. Nguyên nhân là do Công ty hoàn thành được nhiều công trình xây dựng bàn giao cho chủ đầu tư và hoạt động tư vấn, thiết kế, giám sát cũng tăng lên. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 32.986 ngàn đồng tức giảm 94,75% tỷ lệ giảm cũng rất cao. Nguyên nhân là do số công trình xây dựng mà Công ty nhận được giảm đi, nhiều hợp đồng chưa được thanh lý trong năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.

4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty được tạo thành từ các nhân tố doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau:

Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Doanh thu thuần – GVHB – Chi phí QLDN. Gọi L: là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

* Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2006:

L06 = 2.309.981 – 1.511.533 – 722.036 = 76.412 ngàn đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007:

L07 = 2.485.651 – 1.220.226 – 637.646 = 627.779 ngàn đồng.  Đối tượng phân tích là: L = L07 – L06

= 627.779 - 76.412 = 551.367 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu thuần:

2.485.651 - 2.309.981 = 175.670 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán:

1.220.226 - 1.511.533 = - 291.307 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp:

Các nhân tố ảnh hưởng đều làm cho lợi nhuận tăng lên. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

175.670 + 291.307 + 84.390 = 551.367 ngàn đồng.

Đúng bằng đối tượng phân tích.

Vậy lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng 551.367 ngàn đồng là do doanh thu thuần tăng 175.670 ngàn đồng, giá vốn hàng bán giảm 291.307 ngàn đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 84.390 ngàn đồng.

* Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007:

L07 = 2.485.651 – 1.220.226 – 637.646 = 627.779 ngàn đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008:

L08 = 1.799.468 – 858.822 – 907.660 = 32.986 ngàn đồng.  Đối tượng phân tích là: L = L08 – L07

= 32.986 - 627.779 = - 594.793 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu thuần:

1.799.468 - 2.485.651 = - 686.183 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán:

858.822 - 1.220.226 = - 361.404 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp:

907.660 - 637.646 = 270.014 ngàn đồng. Nhân tố làm tăng lợi nhuận:

Giá vốn hàng bán: 361.404 ngàn đồng. Nhân tố làm giảm lợi nhuận:

Doanh thu thuần: - 686.183 ngàn đồng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: - 270.014 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

(- 686.183) + 361.404 + (- 270.014) = - 594.793 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.

Vậy lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 giảm 594.793 ngàn đồng là do doanh thu thuần giảm 686.183 ngàn đồng, giá vốn hàng bán giảm 361.404 ngàn

đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 270.014 ngàn đồng.

Qua phân tích ta thấy tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty biến động thất thường qua các năm cụ thể: trong năm 2006 lợi nhuận đạt 76.412 ngàn đồng, năm 2007 đạt 627.779 ngàn đồng tăng 551.367 ngàn đồng tương ứng 721,57% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng này là do doanh thu thuần năm 2007 đạt 2.485.651 ngàn đồng tăng so với năm 2006 là 175.670 ngàn đồng. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán lại giảm 291.307 ngàn đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 84.390 ngàn đồng. Do đó, Công ty đạt được mức lợi nhuận rất cao. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 32.986 ngàn đồng giảm 94,57% so với năm 2007, giảm 56,83% so với năm 2006 sự sụt giảm rất lớn. Sở dĩ như vậy là do doanh thu thuần giảm 27,61%, giá vốn hàng bán cũng giảm 29,62%, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 42,35%, tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ giảm doanh thu nên làm cho lợi nhuận giảm rất nhiều so với những năm trước.

Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị doanh thu thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó. Nó được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Khi doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được, với tài sản, với nguồn vốn bỏ ra…thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

4.4. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. doanh.

Trong phần phân tích trên chúng ta đã biết được tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả, mà cần phải

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu khả năng sinh lời, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.

4.4.1. Các tỷ số khả năng thanh toán.

Tài chính của công ty tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan đ ược phản ánh qua khả năng thanh toán của công ty đó.

Bảng 3.7: CÁC CHỈ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 Tài sản lưu động Ngàn đồng 1.652.852 2.191.747 2.130.437 Nợ ngắn hạn Ngàn đồng 95.584 88.501 31.150 Giá trị hàng tồn kho Ngàn đồng 9.121 752.902 1.114.510 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 17,29 24,77 68,39 Hệ số thanh toán nhanh Lần 17,20 16,26 32,61

(Nguồn: Phòng kế toán )

4.4.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn.

Các chỉ số tài chính có thể nhận định tốt về khả năng trả nợ của công t y. Hệ số thanh toán ngắn hạn là một chỉ số hữu ích. Nó bằng tài sản lưu động chia cho tổng nợ ngắn hạn. Nó cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản lưu động bảo đảm chi trả.

Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp được xem là có nhiều khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 muốn ám chỉ rằng doanh nghiệp sẽ không đủ sức để trả nợ.

Qua bảng trên ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất tốt, tức là khả năng sử dụng tài sản lưu động để chuyển đổi thành tiền mặt để chi trả cho các khoản nợ này là rất tốt. Cụ thể năm 2006 hệ số này là 17,29 tức 1 đồng nợ

2007 hệ số này tăng lên 24,77 hay tăng 7,48 đồng. Năm 2008 hệ số này tiếp tục tăng lên là 68,39 đồng tức tăng 43,62 đồng so với năm 2007, trong khi đó hệ số thanh toán ngắn hạn của toàn ngành xây dựng năm 2008 là 1,26. Như vậy hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty lớn hơn rất nhiều so với cả ngành xây dựng. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty luôn được đảm bảo.

4.4.1.2. Hệ số thanh toán nhanh.

Nếu muốn đo lường khả năng thanh khoản tốt hơn của các tài sản lưu động, ta có thể dùng hệ số thanh toán nhanh bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho chia cho tổng nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của các vốn lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không dựa vào việc bán các loại hàng hóa, cung cấp dịch vụ và vật tư.

Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số thanh toán nhanh của Công ty không đều qua các năm nhưng đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn bằng tiền và các khoản khác tương đương tiền khả quan. Cụ thể, năm 2006 hệ số này là 17,20 (lần) tức là một đồng nợ ngắn hạn của công ty được bảo đảm bằng 17,20 đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, tức là tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho. Đến năm 2007 hệ số này giảm xuống còn 16,26 (lần) tức giảm 0,94 (lần). Nhưng đến năm 2008 hệ số này lại tăng lên và đạt 32,61 (lần) tăng 16,35 (lần) so với năm 2007.

Nhìn chung các hệ số thanh toán của Công ty là rất cao, nhất là hệ số thanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TVT (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)