Thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (Trang 102)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

5.1.Thuận lợi và khó khăn

5.1.1. Thuận lợi

- Ngành Dược Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển nhanh, với lượng tiêu thụ dược phẩm luôn tăng cao qua hàng năm.

- Chính Phủ, Bộ Y Tế ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ngành Dược trong nước phát triển, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh, công bằng.

- Ủy Ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long luôn tạo điều kiện cho công ty phát triển, đặc biệt là ưu đãi thuế suất và miễn giảm thuế cho công ty.

- Hệ thống nhà máy của công ty khá đồng bộ khi có thêm 2 nhà máy đi vào hoạt động là nhà máy capsule 2 (năm 2008), nhà máy thuốc kháng sinh (năm 2010), từ đó khối lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm, chủng loại sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, góp phần làm tăng nguồn doanh thu và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

- Mạng lưới phân phối bán hàng hoàn chỉnh, rộng khắp toàn quốc. Các kênh phân phối hàng dược phẩm, capsule khá đồng bộ, giúp cho hoạt động bán hàng của công ty được đẩy mạnh.

- Hệ thống máy móc, trang thiết bị của công ty khá hiện đại và đồng bộ, được trang bị đầy đủ ở khắp các khâu trong quá trình sản xuất, đảm bảo năng suất sản xuất đạt cao, sản phẩm làm ra đạt chất lượng, tiêu chuẩn.

- Hoạt động nghiên cứu R&D của công ty phát triển mạnh, giúp công ty cải tiến được nhiều phương pháp sản xuất, làm gia tăng khối lượng sản xuất, đồng thời giúp công ty có thêm nhiều sản phẩm mới cung ứng ra thị trường.

- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty khá dồi dào, không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của công ty.

5.1.2. Khó khăn

- Sự canh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty Dược trong nước với nhau, cũng như cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nước ngoài.

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

89

- Tình hình cạnh tranh trên thị trường cung ứng thuốc diễn ra chưa lành mạnh, nhất là cạnh tranh về giá thuốc.

- 90% nguyên liệu của công ty phải nhập khẩu từ đối tác nước ngoài nên tình trang phụ thuộc nguyên liệu còn lớn.

- Vốn kinh doanh của công ty hiện nay còn thiếu, nên không đủ dự trữ nguyên, nhiên, vật liệu, phụ liệu bao bì, phụ tùng thay thế kịp thời.

- Tình trạng biến động giá cả nguyên vật liệu làm cho chi phí sản xuất của công ty tăng cao, làm ảnh hưởng đến hoạt đông sản xuất kinh doanh.

- Các sản phẩm dược phẩm của công ty chưa có sự khác biệt nhiều so với các công ty trong ngành, nên mức độ canh tranh chưa cao.

Bảng 35: MA TRẬN SWOT

Ma trận SWOT

Cơ hội (O)

1. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao.

2. Ngành công nghiệp Dược phẩm đang phát triển nhanh.

3. Nhà Nước ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ngành Dược phát triển.

4. Lượng tiêu thụ Dược phẩm tăng cao.

5. Thị trường thuốc Việt Nam mới chỉ chiếm 50% tổng số thuốc được tiêu thụ.

Đe dọa (T)

1. Cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội địa tăng.

2. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa và nước ngoài tăng.

3. Nguồn nguyên liệu hóa dược cho sản xuất thuốc trong nước chưa được đầu tư phát triển. 4. Quản lý giá thuốc chưa chặt chẽ.

Điểm mạnh (S) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hệ thống sản xuất khá hiện đại và đồng bộ.

2. Hoạt động marketing tốt. 3. Kênh phân phối rộng khắp toàn quốc.

4. Sản phẩm đa dạng, đạt chất lượng, tiêu chuẩn.

5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D mạnh.

Chiến lƣợc SO

S1,S2,S3,S4 + O4,O5 => thực hiện chiến lược phát triển thị trường, đưa các sản phẩm của công ty vào thị trường mới.

S2,S3,S4 + O1,O2,O3,O4 => Thâm nhập thị trường, tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm tại thị trường hiện có.

Chiến lƣợc ST

S1,S2,S3,S5+ T1,T2 => thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, đẩy mạnh hoạt động R&D, phát triển các sản phẩm mới mang tính chiến lược, có sức cạnh tranh cao.

Điểm yếu (W)

1. Sản phẩm chưa có sự khác biệt nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành

2. Nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu.

3. Vốn thiếu để tăng khả năng dự trữ nguyên liệu.

4. Thị trường xuất khẩu còn ít. 5. Trình độ nhân sự còn thấp so với 1 số công ty Dược trong nước và nước ngoài.

Chiến lƣợc WO

W1 + O4,O5 => chiến lược phát triển sản phẩm và đa dạng hóa đồng tâm.

W4 + O1,O2,O3 => chiến lược phát triển thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Chiến lƣợc WT

W2,W3 + T1,T2,T3 => chiến lược kết hợp về phía sau, bảo đảm nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định.

W5 + T1,T2 => Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên.

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

91

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH

5.2.1. Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển tại thị trƣờng nội địa, gia tăng xuất khẩu vào thị trƣờng nƣớc ngoài thị trƣờng nội địa, gia tăng xuất khẩu vào thị trƣờng nƣớc ngoài

Trong những năm tới, nền kinh tế của đất nước ta tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định, ngành công nghiệp Dược tiếp tục phát triển mạnh, lượng tiêu thụ Dược phẩm tăng cao do nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng. Cùng với đó, chính phủ đang phát động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, khuyến khích người dân tiêu dùng và sử dụng hàng hóa mang thương hiệu Việt. Vì vậy, đây thực sự là những điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển.

Với những điều kiện thuận lợi như trên, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và sức sản xuất, gia tăng quy mô sản xuất để khai thác tối đa tiềm năng phát triển của thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần:

- Tiến hành đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm có tính cạnh tranh và nhu cầu thị trường cao như nhà máy thuốc tiêm nhỏ mắt, nhà máy Vikimco 2. Bên cạnh đó, công ty cần đẩy nhanh tiến độ 2 dự án quan trọng là Trung tâm liên hợp Dược Phẩm Cửu Long, trung tâm nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm nhằm nâng cao quy mô hoạt động và tạo ra bước đột phá cho sự phát triển của công ty.

- Tranh thủ các nguồn vốn vay, vốn tự có để đảm bảo vốn đầu tư cho các dự án, tìm kiếm nhà thầu đủ năng lực, công nghệ, tài chính để đảm bảo các dự án, nhà máy hoàn thành đúng tiến độ, nhanh chóng đưa vào phục vụ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và tăng nguồn thu cho công ty.

- Hợp tác với các phía đối tác nước ngoài trong việc ký kết, chuyển giao, mua các loại máy móc hiện đại, phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất của công ty.

- Nghiên cứu, cải tiến của các máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, đưa hệ thống sản xuất ngày càng hiện đại, nâng cao hiệu suất hoạt động của các nhà máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty cần có chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng sử dụng các công nghệ sản xuất mới.

Thị trường nội địa với 86 triệu dân là thị trường đầy tiềm năng. Vì thế, công ty nên duy trì và mở rộng thêm các chi nhánh, đại lý trên toàn quốc, không chỉ tập trung phân phối cho vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ mà nên khai thác các thị trường mới tại miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Để đẩy mạnh phát triển tại các thị trường trong nước, công ty cần: - Nghiên cứu, tìm hiểu và thâm nhập vào các thị trường mới.

- Nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh sản xuất các loại sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu lớn, nghiên cứu, phát triển các loại sản phẩm mới với giá thành rẻ, thay thế được hàng nhập khẩu.

- Hoàn chỉnh hệ thống kênh phân phối, tiếp tục thiết lập các kênh phân phối tại các thị trường mới.

- Đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng cường quảng bá và đẩy mạnh xúc tiến bán hàng:

+ Tham gia các Hội Chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm

+ Tham gia các hiệp hội, ngành hàng để tìm cơ hội hợp tác đầu tư, phát hành các catalog, tài liệu khoa học để giới thiệu sản phẩm và cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng.

+ Xây dựng trang web công ty phong phú, đa dạng về nội dung, cung cấp đủ các thông tin về công ty, về chủng loại sản phẩm, giới thiệu, quảng cáo các loại sản phẩm mới.

Hiện tại, công ty đang xuất khẩu vào 2 thị trường chính là Lào và Campuchia. Tuy nhiên, số lượng xuất khẩu còn nhỏ, giá trị thấp. Vì vậy, trong những năm tới, để tăng hoạt động xuất khẩu, công ty cần:

- Tìm hiểu thông tin về thị trường nước ngoài 1 cách cụ thể hơn, qua đó xác định được lượng cầu, khả năng đáp ứng dược phẩm của thị trường nước ngoài, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu.

- Chủ động hợp tác, tìm kiếm đối tác tại các thị trường nước ngoài. - Tìm hiểu các thị trường tiềm năng khác.

- Sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu chất lượng, giá thành rẻ nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

93

5.2.2. Đẩy mạnh nâng cao chất lƣợng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với khách hàng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm. Khi chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn, người tiêu dùng sẽ tín nhiệm, từ đó thương hiệu và uy tín và công ty được nâng cao, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp sau:

- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng, đầu tư, nâng cấp phòng kiểm tra chất lượng và phòng đảm bảo chất lượng. - Đầu tư, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị, máy móc sản xuất hiện đại, có độ chính xác cao đảm bảo thành phẩm ít bị lỗi, có mẫu mã đẹp, đạt tiêu chuẩn.

- Nguyên vật liệu đầu vào cần được kiểm tra cẩn thận trước khi đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất

- Xây dựng các quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm khoa học, hiện đại để sản phẩm đầu ra đạt các tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế.

- Các bao bì sử dụng được đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn. - Hạn chế sản xuất các hàng bị lỗi, kiểm định hàng trước khi bán, bảo đảm hàng hóa đến tay người tiêu dùng tốt nhất.

- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, thay thế được các hàng nhập khẩu, làm tăng tính cạnh tranh và tạo ra sản phẩm chủ lực của công ty.

5.2.3. Bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất

Do ngành sản xuất nguyên liệu dược phẩm trong nước còn kém phát triển, chưa sản xuất được nhiều nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của ngành Dược, nên công ty phải tiến hành nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, nên hầu như không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Vì vậy, việc đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất là rất quan trọng, nếu nguồn cung nguyên liệu thiếu hoặc không có, sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Vì vậy, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, công ty cần:

- Chủ động, hợp tác, ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu từ các đối tác cung ứng, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu luôn ổn định, không có tình trạng khan hiếm và thiếu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.

- Đảm bảo giá cả nhập khẩu nguyên liệu ổn định bằng cách ký kết các hợp đồng giao nguyên liệu ngay từ đầu năm để tránh biến động tăng giá trong năm.

- Phát triển, xây dựng nông trường trồng dược liệu để chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

- Tăng cường khả năng dự trữ nguyên liệu cho sản xuất.

5.2.4. Phát triển chiến lƣợc R&D

Hiện tại, ngành Dược Việt Nam chỉ mới sản xuất được 1/2 số dược phẩm, phần còn lại phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu và từ nguồn thuốc do nước ngoài sản xuất tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phát triển và chế tạo các loại dược phẩm mới, có chất lượng tương đương hàng nhập ngoại là vấn đề rất quan trọng, tạo nên nguồn sản phẩm mới cho công ty, góp phần tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đáp ứng nhu cầu cho nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2009, việc nghiên cứu và phát triển R&D đã mang lại cho công ty nhiều lợi ích thiết thực như xây dựng hoàn thiện và phát triển công nghệ dập thẳng, từ đó rút ngắn quy trình sản xuất thuốc viên truyền thống, giảm được hao phí lao động, hạ giá thành sản phẩm, chuyển giao cho nhà máy dược phẩm 23 quy trình sản xuất sản phẩm quy mô công nghiệp, sản xuất thành công 38 sản phẩm mới, cải tiến 10 sản phẩm cũ. Hoạt động nghiên cứu và phát triển đã giúp công ty ngày càng hiện đại hóa sản xuất và gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Để hoạt động nghiên cứu và phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới, công ty cần:

- Tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, có ít nhà sản xuất trong nước sản xuất được, có khả năng thay thế được các sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

- Tăng chi phí đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là công trình Trung tâm Nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm.

- Mua sắm trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

95

- Tiếp nhận các nguồn nhân lực có trình độ cao vào làm việc trong phòng R&D, tiếp tục đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực phòng R&D.

5.2.5. Xây dựng nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định quan trọng, then chốt quyết định sự thành công của công ty. Với đội ngũ nhân viên là 843 người, trong đó có 1,19% sau đại học, 19,09% trình độ đại học và 37,72% trình độ cao đẳng, trung cấp, chất lượng nguồn nhân lực của công ty hiện nay tương đối cao so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, để đáp ứng sự phát triển của công ty trong những năm tiếp theo, việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên là cực kỳ quan trọng, là yếu tố quyết định cho sự thành công của công ty. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh các biện pháp sau:

- Tuyển dụng những nhân viên mới có tay nghề, trình độ chuyên môn, có khả năng đáp ứng tốt

- Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng chuyên môn cho các nhân viên bán hàng.

- Quy hoạch, đề cử các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, khả năng làm việc tốt đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ, làm lực lượng nòng cốt cho công ty trong những năm tiếp theo.

- Xây dựng đội ngũ R&D có trình độ cao, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật tốt.

- Thực hiện việc lương, thưởng hợp lý, có chính sách đãi ngộ người lao động, bảo đảm họ được tham gia đầy đủ các dịch vụ xã hội như Bảo Hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội.

- Duy trì các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động du lịch để nhân viên làm việc có hiệu quả hơn.

- Phát động phong trào thi đua, góp phần làm tăng hiệu quả làm việc của

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (Trang 102)