Có triết lý khách hàng

Một phần của tài liệu Chính sách Marketing mix, công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển thành công (Trang 33)

Người ta có thể dựa vào triết lý khách hàng để đánh giá hiệu quả của các chính sách marketing – mix. Ngày nay, doanh nghiệp phải coi “khách hàng là thượng đế” do đó mọi hoạt động của doanh nghiệp phải hướng vào khách hàng. Việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng là mục tiêu luôn luôn tồn tại trong chiến lược của doanh nghiệp. Vì vậy, tiêu chí để đo lường, đánh giá chính sách marketing – mix quan trọng nhất chính là triết lý khách hàng hay sự thoả mãn khách hàng của doanh nghiệp. Để đánh giá được chính sách marketing mà doanh nghiệp sử dụng có hiệu qủa hay không doanh nghiệp cần phải dựa vào các chỉ tiêu trong triết lý khách hàng như:

- Khách hàng có thực sự được thoả mãn khi mua sản phẩm của doanh nghiệp không?

- Tại sao khách hàng lại quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp? - Sản phẩm của doanh nghiệp có điểm gì nổi bật hơn so với đối thủ cạnh

tranh?

Như vậy, triết lý khách hàng chính là tiêu thức để doanh nghiệp tự soi mình sau khi thực hiện các chính sách mà doanh nghiệp đã áp dụng để có những sự điều chỉnh thích hợp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay không những chú trọng vào các vấn đề mang tính chiến lược mà ban giám đốc còn đi sâu vào các vấn đề cụ thể, nhất là lực lượng bán hàng- họ chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là những người cũng góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp vì họ có thể giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng và thu hút những khách hàng mới.

1.3.2.2. Sự sắp xếp, phối hợp với nhau của các chính sách trong marketing – mix.

Một chính sách marketing – mix được coi là hiệu qủa khi nó thực hiện hiệu quả mục tiêu của doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó thì các chính sách này phải được điều chỉnh, sắp xếp theo 1 trình tự được ban giám đốc công ty vạch ra và phải đảm bảo bốn chính sách trong marketing được vận hành cùng lúc để có được chính sách hoàn chỉnh, có hiệu qủa. Tuỳ từng thời điểm khác nhau mà công ty có những mục tiêu khác nhau, do vậy trong từng thời điểm công ty có thể coi trọng biến số nào đó hơn nhưng nhất thiết các biến số khác vẫn phải được sử dụng đồng thời và có thể với tỷ lệ nhỏ hơn biến số được coi trọng. Một chính sách marketing – mix hoàn thiện khi cả bốn chính sách trong marketing – mix đều được vận hành và cùng thực hiện một mục tiêu nhất định nào đó của công ty. Giả sử như mục tiêu hiện tại của doanh nghiệp là nhằm thu hút khách hàng tiềm năng và tìm cách giữ khách hàng trung thành của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải xây dựng các chính sách dựa theo mục tiêu đó và sắp xếp chúng 1 cách tuần tự để thực hiện chính

sách marketing – mix hiệu quả. Khi đó, các quyết định về sản phẩm sẽ được đưa lên hàng đầu như: chất lượng của sản phẩm phải được bảo đảm, bao bì phải được cải thiện để gây được ấn tượng đối với khách hàng. Sau đó, đến các quyết định về giá để tạo ra 1 mức giá phù hợp với khả năng thanh toán, với tâm lý mua hàng của khách hàng. Các quyết định về phân phối và xúc tiến ít được chú trọng hơn nhưng cũng phải thể hiện được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

1.3.2.3. Có định hướng chiến lược.

Như đã nói, chính sách là những quyết định cụ thể để thực hiện chiến lược. Do đó, để đánh giá chính sách đó có hiệu quả hay không thì người ta có thể sử dụng định hướng chiến lược để đánh giá. Cho dù chính sách marketing – mix có được xây dựng hay đến mấy, hợp lý đến mấy mà không theo định hướng chiến lược của doanh nghiệp thì chính sách đó cũng không giúp ích gì cho doanh nghiệp do đó nó không được coi là chính sách có hiệu qủa.

Chiến lược của doanh nghiệp được lựa chọn dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, không phù hợp với chiến lược tức là không phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và như thế là chính sách đó xây dựng lên không phải để cho doanh nghiệp vì nó không dựa vào thực trạng của doanh nghiệp để xây dựng lên.

Đây là chỉ tiêu đánh giá cần được chú trọng ngay từ đầu- khi mà chính sách bắt đầu được xây dựng để tránh những tổn thất không đáng có. Nói như vậy, không có nghĩa là doanh nghiệp nào cũng làm được, không phải vì họ không chú trọng mà nhiều khi do hạn chế về kiến thức mà chỉ tiêu này bị bỏ qua, cũng có khi do có quá nhiều vấn đề cùng xảy ra khiến họ bị sao lãng đi... Do đó, để tránh những trường hợp đó xảy ra các doanh nghiệp hiện nay cần chú trọng khâu tuyển dụng nhân viên hơn, khi doanh nghiệp có những nhân viên có kiến thức rộng, có kinh nghiệm tốt cộng với sự nhiệt tình thì doanh nghiệp không có lý gì lại không thể thành công.

Thật vậy, mỗi chính sách cấu thành nên chính sách marketing – mix đều phải được dựa trên 1 chiến lược chung lâu dài của doanh nghiệp. Nhưng trong mỗi chính sách đó cũng phải dựa trên những chiến lược của riêng biến số đó. Ví dụ như chính sách sản phẩm khi xây dựng không chỉ dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên chiến lược dài hạn doanh nghiệp lựa chọn mà còn phải dựa trên chiến lược sản phẩm mà khi xây dựng chiến lược chung doanh nghiệp đã hoạch định cho biến số sản phẩm này.

Ngoài ra, khi xây dựng các chính sách này doanh nghiệp cần phải đưa ra được phương hướng để thực hiện các quyết định trong chính sách đó. Với những quyết định đúng đắn mà phương hướng, chương trình thực hiện sai- quá dài, quá ngắn, không kịp thời, không khả thi,... thì cũng được coi là chính sách đó, quyết định đó không hiệu quả. Đây là tiêu chí đánh giá chính sách marketing – mix rất hiệu quả. Nó đi vào từng chi tiết cụ thể trong chính sách, trong từng quyết định về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến. Đối với các doanh nghiệp hiện nay, để có 1 chiến lược lâu dài đúng đắn đã là 1 vấn đề khó vì kiến thực về marketing thực sự chưa nhiều để họ có thể vận dụng, vậy mà khi có thể lựa chọn được 1 chiến lược lâu dài cho mình họ còn phải đưa ra được những chiến lược tác nghiệp cho mỗi chính sách marketing. Đây quả là 1 thách thức lớn cho các doanh nghiệp muốn thành công trên thương trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH MARKETING – MIX CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG

2.1. KHÁI QUÁT TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG:

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển Thành Công:

Tên Công ty: Công ty TNHH Đầu tư TM và phát triển Thành Công Trụ sở Công ty: P107 C9 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội

Mặt hàng truyền thống và chủ yếu của công ty hiện nay là:

+ Sản phẩm văn phòng phẩm: bút máy, bút bi, bút dạ, vở viết, dung cụ học tập, File cặp đựng hồ so các loại,...

+ Sản phẩm từ nhựa: Chai, lọ các loại đựng nước, thực phẩm,.... + Sản phẩm từ kim loại: giá kệ, tủ, bàn ghế.. ..

Sản phẩm vở ôly là 1 trong 10 sản phẩm văn phòng phẩm tiêu biểu được bình chọn là sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất.

Hiện nay, công ty đang tiếp tục triển khai nhiều biện pháp để tìm kiếm thị trường, đầu tư có hiệu quả và nâng cao uy tín của công ty với khách hàng trong và ngoài nước.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển Thành Công:

2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển Thành Công:

• Chức năng của công ty:

Tổ chức sản xuất các đồ văn phòng phẩm để phục vụ cho học sinh, sinh viên và văn phòng các cơ quan với các mặt hàng chủ yếu là: bút máy, mực viết, các loại giấy than,...

• Nhiệm vụ của công ty:

+ Công ty phải tiến hành kinh doanh đúng pháp luật, đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, công ty có nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ cho nhà nước.

+ Công ty phải xây dựng được uy tín trên thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh trong nước và hướng tới phát triển ra thị trường quốc tế.

2.1.2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty:

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc

----

Đại diện lãnh đạo

KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG THỊ TRƯỜNG PHÂN XƯỞNG BAN BẢO VỆ PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG TC - HC

PHÂN XƯỞNG NHỰA PHÂN XƯỞNG VPP PHÂN XƯỞNG KIM LOẠI PHÂN XƯỞNG GIẤY VỞ I

Bộ phận ép nhựa Bộ phận thổi chai Bộ phận thành phẩm Bộ phận ép nhựa Bộ phận mạ điện Bộ phận đột dập PHÒNG TÀI VỤ Ghi chú Sơ đồ tổ chức công ty

Sơ đồ tổ chức QLCL theo ISO 9001-2006

Sơ đồ tổ chức của công ty hiện nay rất gọn nhẹ và khoa học. Được thể hiện ở BH 2.1.

BH 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển Thành Công.

2.1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty.

* Giám đốc Công ty: là người đại diện pháp nhân cho công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động, kết quả sản xuất của công ty. Là người điều hành cao nhất, ra mọi quyết định về tất cả công việc mà phó giám đốc và các phòng ban trình lên. Uỷ quyền cho hai phó giám đốc một số quyền hạn nhất định về các nhiệm vụ thường xuyên hoặc đột xuất trong công ty.

* Phó giám đốc Công ty: Thừa lệnh giám đốc trực tiếp điều hành và quản lý hai phòng là phòng kỹ thuật và phòng kế hoạch. Ngoài ra, còn theo

dõi hoạt động sản xuất của các phân xưởng và các phòng ban khác trong công ty.

*Phòng tài vụ:

- Chức năng: là đơn vị tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành công tác tài chính trong doanh nghiệp, phản ánh mọi hoạt động kinh tế thông qua việc tổng hợp, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức các nghiệp vụ quản lý, thu chi tiền, đảm bảo thúc đẩy hoạt động của đồng tiền đạt hiệu quả và phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước.

- Nhiệm vụ - quyền hạn: tổ chức, hướng dẫn, theo dõi hạch toán, kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị và của công ty theo đúng pháp lệnh thống kê của nhà nước. Tổng hợp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tổng hợp phục vụ cho công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất, ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn vốn, dải ngân các loại vốn phục vụ cho việc cung cấp vật tư, nguyên vật liêu cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán thống kê cho nhân viên thống kê các phân xưởng.

* Phòng tổ chức hành chính:

- Chức năng: là đơn vị tham mưu giúp giám đốc trong quản lý và điều hành những công việc như: xây dựng và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, thực hiện chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, công tác lao động tiền lương - nhân sự - tuyển dụng - đào tạo, thực hiện mọi hoạt động về pháp chế, văn thư lưu trữ, hành chính quản trụ, y tế, xây dựng cơ bản.

- Nhiệm vu - quyền hạn:

+ Bộ phận tổ chức lao dộng: căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, đề xuất mô hình, tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của các đơn vị và bố trí nhân sự trên cơ sở gọn nhẹ có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty...

+ Bộ phận hành chính: nghiên cứu đề xuất kiến nghị với giám đốc biện pháp giúp các đơn vị thực hiện đúng các chế độ, nguyên tắc, thủ tục hành chính. Quản lý lưu trữ các văn bản, tài liệu, con dấu của công ty...

+ Bộ phận xây dựng cơ bản: quản lý toàn bộ hồ sơ nhà đất, nhà ở và các công trình công cộng tại công ty và khu tập thể, trực tiếp điều hành quản lý sửa chữa thường xuyên nhà xưởng, nhà làm việc của công ty.

+ Bộ phận y tế: theo dõi sức khoẻ và quản lý hồ sơ sức khoẻ của cán bộ công nhân, xác lập hồ sơ theo dõi ngày nghỉ ốm của cán bộ công nhân viên, khám và cấp thuốc những bệnh thông thường, theo dõi thực hiện mua BHYT cho cán bộ công nhân viên trong công ty đúng đối tượng và đúng thời hạn.

* Phòng kế hoạch:

- Chức năng: là đơn vị tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều hành sản xuất của công ty.

- Nhiệm vụ - quyền hạn: phối hợp với các phòng liên quan xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, năm và dài hạn. Xây dựng kế hoạch giá thành hàng năm và giá thành cho từng sản phẩm. Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh giá bán sản phẩm phù hợp với thị trường trong từng thời điểm...

* Phòng kỹ thuật:

- Chức năng: là đơn vị tham mưu giúp việc cho giám đốc quản lý và điều hành công tác kỹ thuật và đầu tư (công nghệ, chất lượng sản phẩm, thiết bị khuôn mẫu,...).

- Nhiệm vụ - quyền hạn:

+ Kỹ thuật: thực hiện các quy phạm quản lý kỹ thuật của ngành và nhà nước, xây dựng quản lý quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quản lý các trang thiết bị về đo lường. Kiểm tra hướng dẫn các phân xưởng sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, mẫu mã, quy trình kỹ thuật của công ty hoặc hợp đồng với khách hàng, giải quyết kịp thời các phát sinh về kỹ thuật...

+ Đầu tư: thu thập, phân tích các thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trường... Nghiên cứu đề xuất sử dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, tư vấn

giúp giám đốc trong lĩnh vực đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, liên doanh liên kết đối với các đối tượng trong và ngoài nước.

* Phòng thị trường:

- Chức năng: là đơn vị tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty.

- Nhiệm vụ - quyền hạn: Chịu trách nhiệm trước giám đốc đối với các chỉ tiêu, kế hoạch được giao về doanh thu bán các sản phẩm của công ty và các sản phẩm tự khai thác. Lập kế hoạch điều tra nghiên cứu thị trường, đề xuất các hình thức khuyến mại và quảng cáo... nghiên nứu tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm (đại lý, đại diện,...) và các hình thức tiếp thị, phản ánh kịp thời nhu cầu thị trường để ban giám đốc và các phòng ban chức năng điều chỉnh sản xuất cho phù hợp và hiệu quả. Giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước, theo sự uỷ quyền của giám đốc được phép đàm phán, ký tắt các văn bản thoả thuận với khách hàng trong giao dịch kinh doanh. Thực hiện các hợp đồng tiêu thụ, được phép mở rộng kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm sau khi có phương án trình giám đốc phê duyệt, quản lý cửa hàng dịch vụ và kho thành phẩm, tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị hàng tháng, quí, năm theo quy định chung của nhà nước.

* Ban bảo vệ:

- Chức năng: là đơn vị tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác bảo vệ an ninh kinh tế, nội dung kỷ luật lao dộng của công ty, công tác quân sự, phòng cháy chữa cháy...

- Nhiệm vu - quyền hạn: xây dựng nội quy bảo vệ công ty, quy định phòng

Một phần của tài liệu Chính sách Marketing mix, công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển thành công (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w