Hiện nay ở Tuyên Quang, chăn nuôi trâu bò ở nông hộ đang tồn tại chủ yếu ở 2 hình thức: chăn nuôi hoàn toàn dựa vào thức ăn sẵn có trong tự nhiên và chăn nuôi bán chăn thả có bổ sung thêm thức ăn. Để xác định phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé không, chúng tôi đã điều tra tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi trâu bò mẹ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7.
Phƣơng thức nuôi trâu, bò mẹ
Số bê, nghé kiểm tra (con)
Số bê, nghé
tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%)
Chăn thả hoàn toàn
dựa vào tự nhiên 390 91 23,33
Nuôi bán chăn thả
có bổ sung thức ăn 516 101 19,57
Tính chung 906 192 21,19
Bảng 3.7 cho thấy:
Kiểm tra 390 bê, nghé nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn dựa vào tự nhiên, có 91 bê nghé bị tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 23,33%. Trong 516 bê, nghé nuôi theo phương thức nuôi bán chăn thả có bổ sung thức ăn có 101 bê nghé tiêu chảy, tỷ lệ tiêu chảy là 19,57%.
Như vậy, tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phương thức chăn thả trâu, bò mẹ hoàn toàn dựa vào tự nhiên cao hơn rõ rệt so với nuôi trâu, bò theo phương thức bán chăn thả có bổ sung thêm thức ăn.
Chúng tôi đã tìm hiểu và thấy: tập quán chăn nuôi trâu, bò chủ yếu của nhiều người dân miền núi là chăn thả hoàn toàn dựa vào thức ăn sẵn có trong tự nhiên, việc chăm sóc quản lý và vệ sinh kém, chất lượng thức ăn nước uống cho trâu, bò mẹ không đảm bảo. Điều kiện chăn nuôi như vậy làm cho trâu, bò mẹ nhiều khi không đủ thức ăn, nước uống sạch, từ đó bê nghé không đủ sữa bú, sức đề kháng giảm và dễ mắc bệnh.
Môi trường bên ngoài là nơi tồn tại rất nhiều mầm bệnh, đặc biệt là các vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá. Sự xâm nhập của các mầm
thành bệnh. Mầm bệnh nhiễm vào thức ăn, nước uống, vào cơ thể và gây bệnh, làm cho bê nghé bị tiêu chảy.
Có thể cho rằng, đây chính là những nguyên nhân giải thích một cách tương đối, phương thức chăn nuôi trâu bò mẹ có ảnh hưởng đến tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy.
Từ kết quả trên chúng tôi thấy, người chăn nuôi trâu bò sinh sản hiện nay, ngoài việc tận dụng thức ăn sẵn có ở tự nhiên nên bổ sung thêm thức ăn cho trâu bò mẹ, để có đủ sữa cho bê nghé bú, góp phần tăng cường sức đề kháng, kết hợp nuôi thả với một phần nuôi nhốt tại chuồng để giảm thời gian trâu, bò mẹ và bê, nghé tiếp xúc với các loại mầm bệnh ở trên bãi chăn thả, từ đó hạn chế được bệnh cho bê nghé.