Những ưu tiên chiến lược cho việc phát triển trong tương lai

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩungành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015 (Trang 44 - 51)

5. Các lựa chọn chiến lược

5.2. Những ưu tiên chiến lược cho việc phát triển trong tương lai

kế phát triển sản phẩm, sản xuất phụ liệu và kiểm định chứng nhận sản phẩm. Những công đoạn này một mặt giúp gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh của giày dép Việt Nam, mặt khác giúp chủ động nguyên liệu trong sản xuất và tiết kiệm chi phí đồng thời chủ động về xuất xứ sản phẩm thông qua việc nội địa hóa sản phẩm ở mức độ cao.

Đối với việc gia tăng giá trị ở từng công đoạn của chuỗi, ngành nên tập trung vào sản xuất giày da cao cấp, giày thể thao chất lượng cao, giày thời trang và giày dép thân thiện với môi trường để tận dụng lợi thế tay nghề nhân công khéo léo, nguyên liệu vải, cao su và ngành công nghiệp thuộc da trong nước. Những phân loại sản phẩm này cũng nằm trong xu thế đi lên của thị trường toàn cầu.

Việc thâm nhập trực tiếp vào kênh phân phối toàn cầu còn nằm ngoài tầm với của ngành trong năm năm tới. Tuy nhiên có thể từng bước tiếp cận các kênh này thông qua hợp tác đối tác chiến lược với các đối tác lựa chọn.

5.2. Những ưu tiên chiến lược cho việc phát triển trong tương lai tương lai

Những ưu tiên mang tính chiến lược dưới đây đã được xác định nhờ việc phân tích vị trí của ngành và xu thế phát triển trong 3 đến 5 năm tới. Mỗi chiến lược ưu tiên đều kèm theo các sáng kiến, các tổ chức có trách nhiệm chính và đề xuất về nguồn lực thực hiện.

Hầu hết trách nhiệm thuộc về Bộ Công thương với đơn vị phụ trách xúc tiến thương mại, Cục xúc tiến thương mại và Hiệp hội Da giày Việt Nam.

Bên cạnh những ưu tiên chiến lược cho toàn ngành, từng nhóm nhà sản xuất xuất khẩu chủ đạo cũng cần có những ưu tiên chiến lược cụ thể. Đối với các cơ sở sản xuất 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh thì cần phải đảm bảo điều kiện đầu tư tốt, chi phí sản xuất thấp để giữ chân các doanh nghiệp này, trong khi đó đối với các doanh nghiệp vốn trong nước có năng lực xuất khẩu thì lại cần có những chính sách giúp tăng năng lực sản xuất nội tại một cách toàn diện và bền vững. Các doanh nghiệp loại nhỏ thì nên tập trung xây dựng thương hiệu trong nước trước và có thể tìm hiểu thị trường các nước Asean lân cận để từng bước thâm nhập vào các thị trường này. Các doanh nghiệp này có thể hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ DNVVN, chương phát triển thị trường trong nước (hội chợ, triển lãm trong nước). Các doan nghiệp này cần lựa chọn phân loại sản phẩm thị trường tăng trưởng đồng thời phù hợp với năng lực của nhà sản xuất.

Cần có sự đồng thuận rất lớn giữa các doanh nghiệp trong ngành để vừa phân chia thị trường, tránh cạnh tranh lẫn nhau (chia phần miếng bánh chứ không tranh phần) vừa giúp nhà nước phân chia hợp lý các nguồn lực hỗ trợ nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho tất cả các doanh nghiệp. Vai trò kết nối của hiệp hội mang tính tối cần thiết, có thể làm đầu mối tìm đối tác hợp tác mở trường đào tạo nghề giày, tập trung vào thiết kế, phát triển sản phẩm và quản trị kinh doanh ngành giày dép và sản phẩm da. Đối tác từ các trung tâm giày tiếng tăm ở EU Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha là các tiềm năng.

Biểu đồ 6 minh họa mối tương quan động thuận giữa các nhóm sản xuất ở Việt Nam với thị trường và với nhau

Biểu đồ 6: Tương quan các nhà sản xuất Việt Nam và “miếng bánh” thị trường

Bảng 10 dưới đây đưa ra các sáng kiến chiến lược, danh mục các đơn vị/ tổ chức có trách nhiệm và các nguồn lực chủ yếu cần thiết nhưng không xếp theo thứ tự ưu tiên. Trên thực tế, có một số sáng kiến khó nhận biết hơn các sáng kiến khác. Chúng tôi cho rằng, nếu những sáng kiến chủ yếu này không được thực hiện thì khó có thể đạt được mục tiêu về chiến lược xuất khẩu ngành.

TT nội địa DNVVN trong nước DN trong nước làm XK

DN đầu tư nước ngoài, liên doanh

TT các nước phát triển EU, Mỹ, Nhật, châu Đại Dương

Bảng 10: Các sáng kiến chiến lược Sáng kiến Các tổ chức có trách nhiệm thực hiện Nguồn lực tài chính Về phía nhà nước:

• Đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định thông qua các thủ tục hành chính, thuế, hải quan thông thoáng, minh bạch.

• Ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cung cấp nguyên phụ liệu tại chỗ:

o Chú trọng phân ngành thuộc da

o Khuyến khích xây dựng các khu công nghiệp tập trung, qui mô vừa và nhỏ có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để sản xuất nguyên phụ liệu tại chỗ

o Có chính sách ưu đãi (giảm thuế) cho các doanh nghiệp sản xuất phụ liệu.

• Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rõ ràng, ổn định.

• Xúc tiến việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường để giảm rủi ro bị kiện thương mại.

• Xúc tiến việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, tạo điều kiện cho giày dép xuất khẩu từ Việt Nam có được lợi thế về thuế quan và phi thương mại khác.

• Bảo đảm điều kiện xã hội và bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

• Đảm bảo nguồn cung ứng điện cho sản xuất ổn định.

Về phía ngành da giày:

• Xây dựng năng lực của Viện Nghiên cứu Da giày nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong ngành:

o Viện đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thiết kế mẫu mốt thời trang, ra mẫu chào hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tìm kiếm, mở rộng thị trường.

o Viện chủ động trong nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ. Kết quả nghiên cứu có thể được triển khai ở quy mô nhỏ hoặc sản xuất thử nghiệm. Viện hình thành các bộ phận sản xuất thử nghiệm: sản xuất giầy dép (các đơn

Các bộ KHĐT, Công Thương, LĐ TBXH

Lefaso, Viện Nghiên cứu Da giày và đơn vị chủ quản bộ Công Thương NSNN NSNN, tài trợ của tổ chức quốc tế (Mutrap) NSNN, tài trợ của tổ chức quốc tế (ILO) NSNN NSNN

hàng nhỏ, đặc chủng hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu), sản xuất các loại hàng mềm, thiết kế các mẫu giầy thời trang.

o Viện là nơi đào tạo các cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý chuyên ngành cũng như công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp trong ngành và là nơi cung cấp các tài liệu giảng dạy, thông tin tư vấn, dịch vụ KHKT của ngành.

o Viện được trang bị các thiết bị nghiên cứu, kiểm tra các loại nguyên phụ liệu, hoá chất của ngành đảm bảo đa vào sử dụng các loại nguyên liệu an toàn, đúng yêu cầu của khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.

• Đào tạo tay nghề lao động chất lượng cao để sẵn sàng tiếp nhận công nghệ, kiến thức cao cấp thông qua việc xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề da giày cao cấp, tạo điều kiện hợp tác giữa các trường, viện quốc tế, chuyên gia của các đối tác chính với các đơn vị trong nước.

• Cải thiện môi trường và giảm thiểu ô nhiễm trong lĩnh vực thuộc da:

o Xây dựng nhà xưởng và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động nhằm thực hiện tốt các yêu cầu về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

o Đầu tư các cơ sở xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) với các công nghệ hỗn hợp đặc biệt trong ngành thuộc da nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm chi phí chôn lấp. Việc đầu tư các cơ sở xử lý chất thải theo hướng tập trung cho từng cụm doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo vệ môi tr- ường, thực hiện theo phương thức BOT.

• Xây dựng cơ sở dữ liệu chung của ngành nhằm phục vụ công tác dự báo và chống sức ép thương mại, đặc biệt là dữ liệu về năng lực sản xuất và thương mại của các doanh nghiệp xuất khẩu chính.

• Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp giày, da và sản phẩm da thông qua vai trò của hiệp hội.

• Phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (bộ Công Thương) và các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức và hỗ trợ: Tài trợ của các tổ chức quốc tế NSNN Hội phí Hội phí, vốn phát triển kinh doanh của DN

o Các chương trình hợp tác đối tác quốc gia, quảng bá cấp ngành

o Các chương trình phát triển, kiểm nghiệm sản phẩm ở cấp độ quốc gia

o Các hội trợ, triển lãm quốc tế.

Về phía doanh nghiệp:

• Tích cực liên kết đối tác với các nhà SX châu Âu có thương hiệu riêng cho thị trường ngách để học tập kinh nghiệm phát triển sản phẩm, marketing, đào tạo nhân lực cao cấp để từng bước chủ động trực tiếp tiếp cận với thị trường EU và thị trường phát triển khác (Nhật, châu Đại Dương, Trung Đông) với các sản phẩm cho thị trường ngách, giá trị cao, bảo vệ môi trường, hợp thời trang.

• Chủ động lựa chọn phương thức sản xuất, thị trường ngách phù hợp với năng lực và định hướng của doanh nghiệp.

• Tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội Lefaso.

Doanh nghiệp

NSNN (hỗ trợ xúc tiến thương mại)

Vốn phát triển kinh doanh của DN

Phụ lục 1: Hồ sơ ngành da giày Việt Nam

(Nguồn: Hiệp hội Lefaso )

Bảng 11: Doanh thu xuất khẩu phân theo thị trường (đơn vị: triệu

USD) Nước 2,000 2,001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 EU 1,010 1,117 1,274 1,540 1,699 1,689 1,847 2,043 2,160 Mỹ 88 114 197 282 423 611 803 885 1,075 Nhật Bản 78 64 54 62 31 94 113 115 138 Canada 19 20 29 34 50 73 87 79 93 Úc 19 20 24 21 28 31 39 49 45 New Zealand 6 5 5 3 3 4 6 5 7 Các nước khác 247 236 264 607 434 538 696 818 1,249 Tổng 1,468 1,576 1,846 2,550 2,668 3,040 3,592 3,994 4,768

Bảng 12: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu (đơn vị: % tổng doanh thu)

Nhóm sản phẩm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 giày thể thao 61% 64% 76% 72% 69% 67% 73% 68% giày vải 11% 5% 5% 2% 3% 7% 6% 5% giày nữ, da 16% 18% 14% 19% 22% 19% 15% 20% sandal và loại khác 13% 14% 5% 6% 6% 6% 6% 7% Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Biểu đồ 7: Doanh nghiệp ngành da giày và năng lực sản xuất (triệu

đôi)

Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu

Số lượng lao động đến cuối năm 2007: 610,000 người (chưa kể lao động trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và tại các cơ sở sản xuất nhỏ)

Dự án Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩungành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015 (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w