Phần III: Những vấn đề đặt ra nhằm hoàn thiện công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ (Trang 46 - 49)

tiền tệ ở Việt Nam

1.Một số kiến nghị về điều hành CSTT những tháng cuối năm 2010

- Tỷ giá linh hoạt, đảm bảo cân bằng

Với dự báo nửa cuối năm 2010, diễn biến tiền tệ thế giới vẫn phức tạp ( nhất là các đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam), dự báo về cán cân thanh toán của Việt Nam ( nhất là cán cân thương mại vẫn thâm hụt đáng kể) thì NHNN sẽ thực hiện điều

hành các CSTT theo khuynh hướng linh hoạt hơn, đảm bảo thị trường không bị đình đốn trong khi vẫn khuyến khích xuất khẩu và không làm tăng quá mức gánh nặng nợ lên các doanh nghiệp vay vốn ngoại tệ

Điều hành theo khuynh hướng khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải cân nhắc việc sử dụng ngoại tệ, qua đó hỗ trợ kiểm soát nhập siêu

NHNN nên điều chỉnh tỷ giá sát với kỳ vọng tỷ giá của thị trường và tiếp tục quy định trần lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, lợi ích của việc nắm giữ USD đã giảm, do vậy, tâm lý găm giữ ngoại tệ đã phần nào được giải tỏa, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ ra thị trường ( hiện nay ngoại tệ trong dân vẫn còn nhiều), qua đó giúp các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với ngoại tệ, tăng cường tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối. Trước những diễn biến mới trên thế giới, trong quá trình hồi phục còn tiềm ẩn nhiều rủi ro điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam phải kịp thời tránh tình trạng bị động gây ra các cú sốc cho nền kinh tế để giải quyết những bất cập trên thị trường, nhằm kích thích nguồn cung ngoại tệ phục vụ cho xuất khẩu và cải thiện nguồn dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, việc này sẽ tạo áp lực kép lên tình hình lạm phát nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời. Việt Nam trong những năm gần đây luôn ở trong tình trạng nhập siêu, vì thế việc giảm giá của đồng Việt Nam mặc dù tốt cho xuất khẩu nhưng lại ảnh hưởng tớ hoạt động nhập khẩu

- Bảo đảm tính thanh khoản cho các ngân hàng

NHNN tiếp tục kế hoạch hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD: Một mặt, NHNN chỉ đạo các NHTM chỉ sử dụng vốn liên ngân hàng để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản, tiếp tục hỗ trợ vốn cho thị trường liên ngân hàng ở mức hợp lý khi thừa thanh khoản. Mặt khác, NHNN cũng tăng cường hỗ trợ cho các TCTD thông qua nghiệp vụ thị trường mở,hạn mức tái cấp vốn…

NHNN đã phát đi thông điệp và nhấn mạnh rằng năm tới sẽ tập trung điều hành cung ứng tiền mặt một cách chặt chẽ cùng với việc kiềm soát chặt tăng trưởng tín dụng đó là định hướng CSTT phù hợp trong điều kiện chỉ số CPI đang có chiều hướng đi lên. Hướng dòng vốn cho khu vực sản xuất thực, giảm bớt đầu cơ quá mức. Khi dòng vốn ngân hàng đảm bảo tập trung vốn cho sản xuất sẽ có sự chuyển dịch vốn theo ngành, lĩnh vực, địa bàn, kỳ hạn và khách hàng cho vay, hạn chế cho vay các nhu cầu phi sản xuất. Đặc biệt khi dòng vốn được định hướng đúng đắn, tình trạng bong bóng ( chứng khoán, nhà đất,…vàng) sẽ giảm và qua đó sẽ không gây áp lực lên khu vực ngân hàng, lãi suất sẽ ổn định. Chính phủ cần giảm bớt tình trạng đầu cơ thái quá trong nền kinh tế ( như sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính quá mức trên TTCK, tiền tệ, các loại kinh doanh quá mạo hiểm không cần thiết cho khu vực sản xuất vật chất,..) Khi Chính phủ kiên quyết giảm thiểu tình trạng đầu cơ quá mức thì chắc chắn tình trạng dễ tổn thương của nền kinh tế nói chung và khu vực tài chính ngân hàng nói riêng sẽ giảm. Khi đó thị trường tiền tệ và ngoại hối ( mà cụ thể là lãi suất và tỷ giá) sẽ ổn định

- Tiếp tục nâng cao quản trị rủi ro tại các NHTM so với vốn ngày càng tăng

Theo định hướng của NHNN, đến năm 2010, các NHTMCP Việt Nam phải đạt 3.000 tỷ VND vốn điều lẹ. Cùng với mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa thêm công cụ mới vào hoạt động trong thời gian qua, các NHTM đang lớn lên nhưng vấn đề quản lý rủi ro lãi suất). Trên phương diện quản lý ( cả vĩ mô và vi mô), định hướng cho năm 2010, các NHTM này cần chứng tỏ rằng NHTM vốn càng lớn, quy mô càng lớn thì vấn đề về quản trị, quản lý cũng được nâng cao và mạnh tương ứng. Khi các vấn đề về quản lý ở các NHTM (khu vực vi mô) này tốt, chắc chắn CSTT của NHNN ( vĩ mô) sẽ hiệu quả hơn nhiều

- Cải cách luật phù hợp với tình hình mới về tiền tệ và ngân hàng

Các luật ngân hàng rõ ràng cũng đang cần được cải cách phù hợp với tình hình mới khi thị trường tài chính Việt Nam đã phát triển, hội nhập sâu rộng hơn cuối những năm 1990 rất nhiều. Trong đó, có vấn đề đáng quan tâm như: có hay không có “lãi suất cơ bản”; NHTM được kinh doanh/ cho vay chứng khoán, kinh doanh/ cho vay

bất động sản hay vàng… đang được xã hội mong đợi một định hướng rõ ràng. Khi định hướng luật rõ ràng, dễ dự đoán, thị trường tiền tệ sẽ ổn định

2.

Một phần của tài liệu Chính sách tiền tệ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w