Giải ngân ODA cho NN&PTNT theo các nhà tài trợ

Một phần của tài liệu 221203 (Trang 67 - 71)

Tổng nguồn vốn ODA giải ngân trong nông nghiệp và phát triển nông thôn của các nhà tài trợ song phương khá lớn với những dự án có quy mô vốn nhỏ, chiếm 51% số vốn được giải ngân. Trong khi đó các nhà tài trợ đa phương đứng thứ hai với 39% và tiếp theo là các tổ chức phi Chính Phủ với 10%.

Biểu đồ 1.4: ODA cho NN&PTNT phân theo nhà tài trợ (1993- 2005)

Các nhà tài trợ tuỳ theo chức năng hoạt động của mình mà chú trọng vào từng lĩnh vực khác nhau. Các tổ chức ADB, WB thì đầu tư vào tín dụng nông thôn, phát triển kinh tế tư nhân; UNDP thì quan tâm đến các vấn đề phát triển như xoá đói giảm nghèo, vấn đề giới; WHO viện trợ cho các chương trình y tế… WB và ADB là hai nhà tài trợ lớn nhất, cũng là hai nhà tài trợ có tỷ lệ giải ngân cao nhất, ADB cung cấp khoảng 27.5%; WB là 26.7%. Bình quân giai đoạn 1993-2004, ADB đã cung cấp cho Việt Nam khoảng 200 triệu USD, trong đó chủ yếu là vốn vay ưu đãi (ADF) và có một phần nhỏ vốn vay thông thường (OCR) với tỷ lệ đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn là 31%. Đây là tỷ lệ khá cao so với các lĩnh vực khác (giao thông vận tải 25%, năng lượng 12%…). WB, ADB là những tổ chức lớn và việc tổ chức quản lý sử dụng ODA khá chặt chẽ và có hiệu quả. Trong khi đó, quỹ tiền tệ quốc tế lại chủ yếu hỗ trợ khoản vay để thúc đẩy tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (PRGF) hiện đã giải ngân được 159 triệu USD. Một số dự án mà các tổ chức chức này đã thực hiện: dự án giao thông nông thôn 1 do WB tài trợ thực hiện trên địa bàn 15 tỉnh với tổng giá trị 60.9 triệu USD, nhằm củng cố và xây dựng trục đường giao thông (cầu, đường đô thị, xây dựng đường từ huyện tới

trung tâm xã); dự án giao thông nông thôn 2 có số vốn 145.3 triệu, trong đó WB cho vay 1032.9 triệu USD, Anh viện trợ 26.2 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam, đây là sự tiếp nối của dự án giao thông nông thôn 1, thực hiện tại 38 tỉnh; dự án xây dựng và cải tạo đường tỉnh do ADB tài trợ với 33.21 triệu USD.

Bảng 1.21: Năm nhà tài trợ lớn cho NN&PTNT giai đoạn 1993- 2004

Đơn vị: triệu USD

Nhà tài trợ WB ADB Nhật Bản Thuỵ Điển Pháp

Giải ngân 194.2 200 145.3 90.25 136.8

Nguồn: Báo cáo Hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam - UNDP

Các nhà tài trợ song phương cung cấp nguồn vốn ODA nhỏ hơn, hầu hết vốn cho cơ sở hạ tầng lớn nông thôn và hoạt động định hướng sản xuất là vốn vay. Chẳng hạn, hai vốn vay của OECF đã giải ngân cho cơ sở hạ tầng nông thôn tổng hợp chiếm 47.6% nguồn viện trợ của Nhật Bản. Tương tự, 16.2% ODA của Đức và 96.2% ODA của Pháp cho các dự án là dạng vốn vay. Theo so sánh, tất cả ODA do tám tổ chức nhỏ hơn trong mười tổ chức song

phương hàng đầu (Australia, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Canada, Thuỵ Sỹ, Phần Lan) là dưới dạng viện trợ.

Nhật Bản là nhà tài trợ hàng đầu với lượng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn khá lớn. Vốn này tập trung chủ yếu vào xoá đói giảm nghèo, thuỷ lợi, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường,… như dự án cầu nông thôn 1, 2, 3 do Nhật tài trợ có số vốn 112.48 triệu USD được triển khai tại tất cả các vùng trong cả nước, trong đó số vốn tập trung cho vùng Đông Nam Bộ là nhiều nhất 32.5 triệu USD, tiếp đến là khu vực miền núi phía Bắc với 21.69 triệu USD; dự án phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện đời sống nông thôn của JBIC (1996-2002) - 243.16 triệu USD; xây dựng cầu cho nông thôn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ của JICA(2001-2013)- 33 triệu; xây dựng cầu khu vực miền Trung (2003)- 31.25 triệu; mạng viễn thông nông thôn Thanh Hoá (2003-2006) – 18.3 triệu USD; xây dựng hệ thống thông tin 10 tỉnh miền Trung (2000-2006)- 83.79 triệu USD.

Trong khi đó, Thuỵ Điển từ năm 1969 đến nay đã cung cấp khoảng hơn 2.5 tỷ USD viện trợ không hoàn lại. Trong 5 năm 2001-2005, Thuỵ Điển đã đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn 57.54 triệu USD nhằm phát

triển y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, cung cấp năng lượng, tài nguyên thiên và môi trường. Một số dự án của Thuỵ Điển: xoá đói giảm nghèo ơrGio Linh, Vĩnh Linh- Quảng Trị (2003-2008)- 11.57 triệu USD; năng lượng nông thôn (2002-2005)- 9.43 triệu USD; cải tạo phân phối điện miền Trung (1998- 2005) – 13.09 triệu USD.

Một phần của tài liệu 221203 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w