V-Một Số ví dụ thực tiễn về đạo đứckinh doanh :

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (Trang 28 - 43)

Phần II THỰC TIỄN VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨCKINH DOANH

V-Một Số ví dụ thực tiễn về đạo đứckinh doanh :

Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________

_____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__

nhuận cho doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận mới là mục đích chính của doanh nghiệp. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp để khuyến khích doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh như trong các giải Sao Vàng Đất Việt, Bông Hồng Vàng… có thể đưa việc có thành tích trong đạo đức kinh doanh là một tiêu chuẩn để xét. Các cơ quan thông tin đại chúng có thể đăng bài tôn vinh những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này… Ngược lại, các cơ

quan quản lý cũng cần có biện pháp phạt những doanh nghiệp vi phạm đạo đức kinh doanh với mức phạt tương xứng. Không thể tiếp tục tình trạng doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm giờ 16 - 20h/ngày hàng tuần liền đến mức lao động ngất xỉu mà chỉ bị phạt vài triệu VND; Các doanh nghiệp vi phạm quy định bảo vệ môi trường như xả hóa chất ra sông làm cá chết hàng loạt,người dân không có nước sinh hoạt, etc. mà lại được cho phép tiếp tục hoạt động trong khi tìm biện pháp xử lý….

Cũng như văn hóa, đạo đức nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng là những phạm trù phức tạp, cần nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện và phát triển. Là một quốc gia đang phát triển, mới tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, những phạm trù như văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt nam. Được biết trong thời gian tới, chính phủ Việt Nam đang có chủ trương nâng cao trình độ nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về các vấn đề có liên quan đến hội nhập KTQT và toàn cầu hóa. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang khuyến cáo các trường Đại học và Cao đẳng cần đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với trình độ chung trên thế giới. Có được những yếu tố thuận lợi này và truyền thống đạo đức lâu đời của người Việt Nam, hy vọng là trong thời gian tới,

nhận thức của người VN về DDKD sẽ nhanh chóng được nâng cao, góp phần duy trì sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Việt Nam .

V-Một Số ví dụ thực tiễn về đạo đức kinh doanh :

Chuyện kể rằng, có một cậu bé tên Mạc Đỉnh Chi tuy nhà nghèo nhưng rất ham học. Nhà nghèo, cậu bé không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả trứng để có ánh sáng học bài. Chính lòng say mê ham học ấy, sau này cậu đã đỗ trạng nguyên, học vị cao nhất thời bấy giờ. Mạc Đỉnh Chi đã trở thành một tấm gương vượt khó học giỏi và câu chuyện đom đóm đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Thấu hiểu được tinh thần ham học, vượt khó của câu chuyện Đom Đóm, Dutch Lady Việt Nam phối hợp với báo Khăn Quàng Đỏ tổ chức chương trình khuyến học “Đèn Đom Đóm” với mong muốn thắp sáng ước mơ cho những mảnh đời trẻ thơ nhọc nhằn. Câu chuyện của chú đom đóm nhỏ bay đến mọi nơi của đất nước mang ánh sáng của tri thức đến hàng ngàn trẻ em nghèo hiếu học bắt đầu từ đây. Chỉ với một thao tác đơn giản cùng một tin nhắn, bạn đã có cơ hội giúp đỡ các mảnh đời nhỏ hiếu học được cắp sách đến trường. Với mong muốn mạng lại niềm vui cho các em, VHT Corp. cùng Dutch Lady thực hiện chương trình khuyến học “Đèn Đom Đóm”. Chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm của Dutch Lady được triển khai từ năm 2002. Để chung

Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________

_____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__

tay ủng hộ chương trình Đèn Đom Đóm, hãy soạn tin : DDD [Mã trường] gửi 8704

(15.000 VNĐ/tin).

Chương trình phát triển ngành sữa:

Dutch Lady Việt Nam triển khai “Chương trình Phát triển Ngành sữa”, nhằm hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa. Chương trình này hướng tới việc xây dựng mối quan hệ bền vững với người chăn nuôi bò sữa địa phương vì họ sẽ là những người cung cấp sữa tươi cho công ty.

Chương trình được khởi sự vào tháng 9 năm 1995 với tổng số tiền đầu tư ban đầu là 6,6 triệu USD, hoạt động trong vòng 10 năm. Do sự thành công của chương trình nên công ty đã quyết định tiếp tục mở rộng tài trợ cho chương trình kể từ năm 2006.

Hệ thống thu mua sữa

Mục tiêu quan trọng nhất củaChương trình Phát triển Ngành sữa là cải thiện cơ sở hạ tầng của hệ thống thu mua sữa. Do người nông dân chăn nuôi bò sữa hiện diện khắp các vùng nông thôn nên Công ty đã xây dựng mạng lưới gồm 39 Điểm Thu Mua để họ có thể bán sữa trực tiếp cho công ty. Những điểm thu mua này nằm được đặt tại các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Thêm vào đó, công ty đã thành lập 3 Trung tâm Làm lạnh với tổng số tiền đầu tư là 1,7 triệu USD, sữa thu mua từ nông dân được làm lạnh tại đây trước khi được vận chuyển về nhà máy chế biến của Dutch Lady Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 2.300 hộ chăn nuôi bò sữa tham gia vào Chương trình Phát triển Ngành sữa và dự kiến vào cuối năm 2006, họ cung cấp khỏang 90 tấn sữa tươi mỗi ngày với sản lượng sữa không ngừng nâng cao.

Quản lý chất lượng.

Sữa tươi xuyên suốt hệ thống từ nông trại về nhà máy là chìa khóa cho sự thành công của Chương trình Phát triển Ngành sữa. Muốn như vậy, không chỉ những người nông dân cần được truyền đạt về quy trình khai thác và vận chuyển sữa hợp vệ sinh; mà đội ngũ nhân viên của Chương trình Phát triển Ngành sữa cũng cần được tập huấn cách tốt nhất để duy trì chất lượng sữa trong toàn bộ hệ thống thu mua sữa. Cơ sở hạ tầng và tổ chức của hệ thống thu mua sữa được hỗ trợ và củng cố bởi hệ thống quản lý ISO. Hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng này là đem lại lợi ích cho người nông dân nhờ việc sản xuất ra sữa với chất lượng cao nhất từ đó gia tăng nguồn thu từ sữa; và lợi ích cho Dutch Lady Việt Nam thông qua việc mua được sữa chất lượng cao.

Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________

_____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__

Minh bạch - được áp dụng nhằm khuyến khích nông dân sản xuất sữa với chất lượng cao. Nông dân có thể nhận giá sữa cao hơn giá sữa chuẩn tùy thuộc vào chất lượng sữa cao hơn mà họ giao bán. Dutch Lady Việt Nam là công ty đầu tiên áp dụng phương thức trả tiền sữa cho phần chất lượng vượt chuẩn này.

Dịch vụ hỗ trợ nông dân :

Dutch Lady Việt Nam có đội ngũ nhân viên khuyến nông lành nghề, cung cấp các dịch vụ miễn phí cho nông dân như gieo tinh nhân tạo và dịch vụ thú y. Nông dân chỉ phải trả tiền thuốc thú y với giá thấp. Đội ngũ nhân viên khuyến nông được huấn luyện chuyên môn về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Dutch Lady Việt Nam cũng tài trợ những khóa huấn luyện cho nhân viên khuyến nông về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp tại Hà Lan.

Tập huấn nông dân .

Việc tập huấn nông dân dựa theo phương pháp học qua thực hành và quan sát. Mục tiêu chính của tập huấn là giúp nông dân tăng khả năng hiểu biết về lợi ích chung của việc đạt được chất lượng sữa cao hơn, và nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người nông dân để cải thiện chất lượng sữa. Cả người bán sữa và Dutch Lady Việt Nam không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng.

Chương trình tập huấn không chỉ tập trung vào việc huấn luyện nông dân sản xuất ra sữa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao mà còn tập trung vào các chủ đề khác như chăm sóc thú y, vệ sinh, kỹ thuật vắt sữa, cách chọn giống, và chăm sóc bò trong thời kỳ mang thai và khi đẻ…Nông dân được mời tham gia tập huấn tại trung tâm huấn luyện và trại bò kiểu mẫu của Dutch Lady Việt Nam. Họ được cung cấp miễn phí các phương tiện học tập.

Dutch Lady Việt Nam đề cao tình trạng vệ sinh của sữa tươi và cách sản xuất sữa tại

trại bò. Để kiểm soát việc sản xuất sữa tại trại và để khuyến khích nông dân sản xuất sữa tươi trong điều kiện vệ sinh tốt, Dutch Lady Việt Nam áp dụng tiền thưởng vệ sinh sữa thêm vào cho giá sữa. Điều này cho phép người nông dân chăn nuôi bò sữa nhận được khoản tiền trả thêm vào tiền bán sữa, với điều kiện là họ quan tâm để các dụng cụ dùng trong vắt sữa luôn sạch sẽ và có kỹ thuật nuôi bò sữa phù hợp.

Lợi ích cho người chăn nuôi bò sữa :

Chương trình Phát triển Ngành sữa cung cấp một chương trình tập huấn kỹ thuật hữu hiệu cho cả những người chăn nuôi với quy mô nhỏ và quy mô lớn hơn. Họ học được các kỹ thuật mới trong chăn nuôi bò sữa và cải thiện chất lượng sữa. Nông dân cảm thấy an tâm hơn vì rủi ro từ chăn nuôi bò sữa đã giảm xuống. Họ có thể yêu cầu hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên kỹ thuật của công ty bất cứ khi nào họ gặp khó khăn.

Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________

_____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__

+ Lợi ích kinh tế: nông dân bán sữa không qua trung gian, họ nhận được giá sữa thỏa đáng khi bán sữa trực tiếp cho công ty. Thêm vào đó, công ty đã khởi tạo một thị trường tiêu thụ sữa tươi cho người nông dân.

Chương trình Phát triển Ngành sữa đã thiết lập một thị trường tiêu thụ sữa ổn định cho người chăn nuôi bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, mà trước đây bị chi phối bởi giới mua bán trung gian. Nhờ mạng luới hỗ trợ dịch vụ rộng khắp và các khóa tập huấn do chương trình tổ chức, nông dân sản xuất sữa vượt tiêu chuẩn chất lượng sữa yêu cầu. Kết quả là nông dân nhận được giá sữa cao nhất trên toàn quốc hiện nay.

Đóng góp nhỏ bé mang đến niềm vui lớn lao!

Trong chuyến hành trình mang niềm vui và hy vọng đến cho các em học sinh ngèo hiếu học, chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm không chỉ là một họat động của riêng Dutch Lady Việt Nam (DLV) mà còn đặc biệt nhận được sự ủng hộ và chia sẻ từ nhiều đơn vị và các cá nhân khác. Chị Nguyễn Thị Bích Thảo - khách hàng may mắn trúng giải nhất trong chương trình khuyến mãi “Cào và trúng hàng triệu giải thưởng” đã trích một phần tiền ủng hộ cho quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm với tâm sự

“Thông qua quỹ khuyến học Đèn Đom Đóm, tôi muốn được chia sẻ may mắn với các em và giúp một phần sức để các em tiếp tục học tập”. Các đối tác của DLV như công ty quảng cáo Mindshare, Leo Burnett, công ty liên doanh bao bì United, báo Khăn Quàng Đỏ… đã gửi tặng máy in, đồng phục học sinh, sách báo và cả tiền mặt như một sự chung tay khuyến khích tinh thần ham học vượt khó của các em.

Tinh thần chia sẻ của chương trình được thể hiện rõ nét bằng sự nhiệt tình của 120 nhân viên công ty, các đối tác kinh doanh, các nhà báo khi tham gia sơn, dọn trường Đèn Đom Đóm tại Dak Nhau, Bình Phước. Đặc biệt, các nhà phân phối và anh em bán hàng – những người đã luôn đồng hành cùng chương trình từ lễ trao học bổng hằng năm đến dự án xây trường Đèn Đom Đóm không đơn thuần thực hiện chương trình như một trách nhiệm đối với công ty mà còn bằng tất cả lòng tự nguyện và muốn chia sẻ với những em nhỏ ngay trên quê hương mình. Tháng 4/2007, nhà phân phối Hạnh Đức tại tỉnh Dak Lak đã chủ động hỗ trợ thêm 2 phần học bổng cho em Nguyễn Thị Hồng Sen, học sinh lớp 8A3 và em Yến Nhi học sinh lớp 6A6 trường trung học Nguyễn Trường Tộ, tỉnh Dak Lak để khuyến khích tinh thần vượt khó và tạo điều kiện giúp các em tiếp tục học tập.

Mỗi một đóng góp, dù nhỏ bé, dù bằng công sức hay bằng hiện vật cho chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm đều mang một ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với các em học sinh nghèo hiếu học mà đó còn là cách mỗi cá nhân thể hiện sự quan tâm chia sẻ của mình đối với cộng đồng.

Để đáp ứng nhu cầu về sân chơi bổ ích cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện và góp phần thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, vừa qua Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với nhãn hàng Cô Gái Hà Lan của công ty

Nhóm 1 _Đề Tài _ Nhóm 1 _Đề Tài _ _____________________________

_____________________________ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__ Văn Hóa Đạo Đức Kinh Doanh Toàn Cầu__

Friesland Campina Việt Nam, chính thức phát động cuộc thi mang tên “Cùng Cô Gái Hà Lan xây sân chơi kỳ diệu” dành cho các em học sinh tiểu học (từ lớp 1 – lớp 5) trên phạm vi cả nước .

Chơi và học là điều kiện cần và đủ để trẻ phát triển toàn diện. Các em học sinh tiểu học đa phần có mặt ở trường từ sáng tới chiều. Vì vậy, trường học sẽ phải là nơi có những sân chơi phù hợp giúp cho các em cân bằng giữa hai yếu tố: học hành và vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, vui chơi còn là một cách học hỏi thú vị và trẻ sẽ học tốt hơn khi chúng được vui chơi. Đây không chỉ là nhu cầu mà còn là ước mơ của rất nhiều trẻ em .

Xuất phát từ nhu cầu có thực đó và với mong muốn hiện thực hoá ước mơ của các em, chương trình “Cùng Cô Gái Hà Lan xây sân chơi kỳ diệu” sẽ là một một sân chơi lớn cho các em học sinh tiểu học trên cả nước, kéo dài liên tục trong 2 tháng từ ngày 01/03/2011 đến hết ngày 30/04/2011. Cuộc thi sẽ hướng các em đến những suy nghĩ tự do, bay bổng, khuyến khích trí tưởng tượng, tài sáng tạo với hình thức thi vẽ tranh (hoặc miêu tả) về sân chơi mơ ước của mình. Phần thưởng đặc biệt dành cho các tác phẩm đoạt giải là 6 sân chơi trị giá 400 triệu/sân chơi, được hiện thực hóa từ tranh vẽ (hoặc miêu tả) của chính các em, do nhãn hàng Cô Gái Hà Lan xây dựng tại chính ngôi trường mà các em đang theo học. Các bé có tác phẩm đạt giải sẽ được vinh danh là “nhà thiết kế tài ba tí hon”

Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng vụ Tiểu Họccho biết thêm: “Theo tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Bộ GD-ĐT, các trường tiểu học phải có sân chơi, sân tập thể dục và cây bóng mát (khu đất làm sân chơi, bãi tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường). Nên cuộc thi chính là cơ hội lớn đối với những trường còn chưa có sân chơi và cũng góp phần thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực. Chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh, các thầy cô tích cực hỗ trợ, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các em tham gia vào cuộc thi này.” Bà Nguyễn Phạm Thị Diễm Hương, Trưởng phòng tiếp thị tiêu dùng của nhãn hàng Cô Gái Hà Lan cho biết: “Hoạt động vui chơi góp phần phát triển trí lực, thể lực cho học sinh và ở mỗi bậc học, các em có nhu cầu về sân chơi khác nhau. Ở bậc tiểu học, các em càng cần có sân chơi hơn vì các em đang ở độ tuổi hiếu động, thích tìm tòi

Một phần của tài liệu ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐẠO ĐỨC KINH DOANH (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w